“Con muốn trở thành cô giáo dạy Toán. Con muốn được dạy học cho nhiều bạn nhỏ giống như con”, khoảnh khắc Lộc Thu Hoài, cô học sinh lớp 4, bật tiếng với ánh mắt rưng rưng khi lần đầu tiên được nhìn thấy góc học tập của em sáng đèn.
“Con muốn trở thành cô giáo dạy Toán. Con muốn được dạy học cho nhiều bạn nhỏ giống như con”, khoảnh khắc Lộc Thu Hoài, cô học sinh lớp 4, bật tiếng với ánh mắt rưng rưng khi lần đầu tiên được nhìn thấy góc học tập của em sáng đèn.
Trước đó, khi dẫn đoàn FPT về thăm nhà, ánh mắt Hoài ánh lên sự háo hức nhưng có một điều mọi người trong đoàn đều biết, cô bé khá rụt rè và ít nói.
Trước đó, khi dẫn đoàn FPT về thăm nhà, ánh mắt Hoài ánh lên sự háo hức nhưng có một điều mọi người trong đoàn đều biết, cô bé khá rụt rè và ít nói.
Khi được hỏi “Con có vui khi các cô chú tới thăm và tặng quà không?”, cô bé chỉ thì thầm: “Con vui một chút thôi. Vì nhà con nghèo nên mới được tặng quà”. Câu trả lời khiến mỗi thành viên trong đoàn, những người chứng kiến hoàn cảnh nhà cô bé, không khỏi ngậm ngùi.
Khi được hỏi “Con có vui khi các cô chú tới thăm và tặng quà không?”, cô bé chỉ thì thầm: “Con vui một chút thôi. Vì nhà con nghèo nên mới được tặng quà”. Câu trả lời khiến mỗi thành viên trong đoàn, những người chứng kiến hoàn cảnh nhà cô bé, không khỏi ngậm ngùi.
Căn nhà dựng sơ sài trên nền đất bằng những thanh tre, nứa đan vào nhau. Nền nhà bằng đất và mấp mô khiến chữ viết của cô bé lớp 4 nghệch ngoạc là chuyện không tránh khỏi. “Mỗi lần học, mẹ trải chiếu ra nền, con giẫm giẫm, lăn qua lăn lại cho phẳng rồi viết bài. Thỉnh thoảng con học trên giường”, Thu Hoài hồn nhiên kể lại.
Căn nhà dựng sơ sài trên nền đất bằng những thanh tre, nứa đan vào nhau. Nền nhà bằng đất và mấp mô khiến chữ viết của cô bé lớp 4 nghệch ngoạc là chuyện không tránh khỏi. “Mỗi lần học, mẹ trải chiếu ra nền, con giẫm giẫm, lăn qua lăn lại cho phẳng rồi viết bài. Thỉnh thoảng con học trên giường”, Thu Hoài hồn nhiên kể lại.
Thu Hoài còn có một người em là Lộc Thu Vấn, học lớp 1. Cả hai đều mong muốn trở thành cô giáo dạy Toán. Hỏi lý do, cô em Thu Vấn nhanh miệng: “Nền nhà xấu lắm, viết chữ xấu thì không dạy Tiếng Việt được”.
Thu Hoài còn có một người em là Lộc Thu Vấn, học lớp 1. Cả hai đều mong muốn trở thành cô giáo dạy Toán. Hỏi lý do, cô em Thu Vấn nhanh miệng: “Nền nhà xấu lắm, viết chữ xấu thì không dạy Tiếng Việt được”.
Thấy hai cô con gái vui vẻ khi có góc học tập mới, bà mẹ trẻ Lộc Thị Hè hạnh phúc: “Cái bàn học có lẽ là thứ đồ dùng tiện nghi nhất trong nhà. Lần đầu tiên tôi thấy hai đứa nhỏ hạnh phúc như thế”.
Ở nhà, hai chị em đã biết nấu cơm và luộc rau giúp bố mẹ. Bố làm thợ xây nhưng cũng không được bao nhiêu. Bình thường, hai chị em tự đưa nhau đi học và ở lại bán trú đến chiều về. Cô chị tuy lớp 4 nhưng còn bé hơn các em lớp 2. Sáng ra cũng chỉ có nắm cơm trắng gói cho hai con đi học, bà mẹ trẻ không khỏi thương xót khi nhắc đến.
Thấy hai cô con gái vui vẻ khi có góc học tập mới, bà mẹ trẻ Lộc Thị Hè hạnh phúc: “Cái bàn học có lẽ là thứ đồ dùng tiện nghi nhất trong nhà. Lần đầu tiên tôi thấy hai đứa nhỏ hạnh phúc như thế”.
Ở nhà, hai chị em đã biết nấu cơm và luộc rau giúp bố mẹ. Bố làm thợ xây nhưng cũng không được bao nhiêu. Bình thường, hai chị em tự đưa nhau đi học và ở lại bán trú đến chiều về. Cô chị tuy lớp 4 nhưng còn bé hơn các em lớp 2. Sáng ra cũng chỉ có nắm cơm trắng gói cho hai con đi học, bà mẹ trẻ không khỏi thương xót khi nhắc đến.
Anh Hoàng Trung Kiên, Phó TGĐ FPT Telecom, chia sẻ: "Chứng kiến hoàn cảnh các em nơi đây khiến tôi nhớ về đứa con gái của mình. Mong rằng một chút quà của đoàn có thể mang đến cho Thu Hoài và Thu Vấn những động lực mới để tiếp tục cố gắng trong tương lai".
Anh Trần Phú, thầy giáo trẻ của ĐH FPT, chia sẻ: “Tận mắt chứng kiến nghị lực mạnh mẽ của các con trên đây, bản thân tôi tự thấy trách nhiệm lớn lao. Nếu FPT mở thêm cơ sở trên Tây Bắc, tôi nguyện là người tiên phong cống hiến”.
Anh Hoàng Trung Kiên, Phó TGĐ FPT Telecom, chia sẻ: "Chứng kiến hoàn cảnh các em nơi đây khiến tôi nhớ về đứa con gái của mình. Mong rằng một chút quà của đoàn có thể mang đến cho Thu Hoài và Thu Vấn những động lực mới để tiếp tục cố gắng trong tương lai".
Anh Trần Phú, thầy giáo trẻ của ĐH FPT, chia sẻ: “Tận mắt chứng kiến nghị lực mạnh mẽ của các con trên đây, bản thân tôi tự thấy trách nhiệm lớn lao. Nếu FPT mở thêm cơ sở trên Tây Bắc, tôi nguyện là người tiên phong cống hiến”.
Tiếp đó, cả đoàn di chuyển qua nhà em Vàng Văn Tiến, học sinh trường Tiểu học B Minh Tân. Tính tình nhút nhát nên Tiến khó giao lưu với mọi người. Mẹ Tiến là Giàng Thị Hồng, người phụ nữ lực điền nuôi 6 người con, trong đó có 3 đứa cháu là con của em chồng.
Tiếp đó, cả đoàn di chuyển qua nhà em Vàng Văn Tiến, học sinh trường Tiểu học B Minh Tân. Tính tình nhút nhát nên Tiến khó giao lưu với mọi người. Mẹ Tiến là Giàng Thị Hồng, người phụ nữ lực điền nuôi 6 người con, trong đó có 3 đứa cháu là con của em chồng.
Trước khi có chiếc bàn học mới, Tiến và các em trong nhà dùng chung chiếc bàn nhựa này, hoặc trải chiếu dưới đất để học bài. "Có bàn rồi, bọn trẻ sẽ viết chữ đẹp hơn", chị Hồng bày tỏ.
Trước khi có chiếc bàn học mới, Tiến và các em trong nhà dùng chung chiếc bàn nhựa này, hoặc trải chiếu dưới đất để học bài. "Có bàn rồi, bọn trẻ sẽ viết chữ đẹp hơn", chị Hồng bày tỏ.
Hai gia đình mà đoàn áo cam tới thăm chỉ là hai trong rất nhiều hoàn cảnh đặc biệt tại vùng đất biên giới của tổ quốc. "Các em ngây thơ, vất vả nhưng thật dẻo dai. Rất cần nhiều tấm lòng để san sẻ và lan tỏa yêu thương", Hà Văn Hiệp, giáo viên ĐH FPT, nói.
Sự kiện Người FPT vì cộng đồng 2019 mang chủ đề "Hướng về biên giới". Chương trình gồm nhiều hành động thiết thực của CBNV FPT tại 25 tỉnh thành biên giới trên toàn quốc, nhằm thể hiện tinh thần, trách nhiệm với xã hội và tri ân anh hùng đã chiến đấu trong cuộc chiến bảo vệ biên giới xảy ra cách đây tròn 40 năm.
Bên cạnh các sự kiện thường niên như hiến máu nhân đạo, mở gian hàng từ thiện… FPT hưởng ứng chủ đề năm nay bằng hoạt động trao 1.000 góc học tập cho trẻ em nghèo và 5.000 lá cờ cho các hộ dân tại 25 tỉnh biên giới, trong thời gian từ 13/3 đến 30/3. Đặc biệt, điểm nhấn của toàn bộ sự kiện là hành trình thăm lại huyện Vị Xuyên (Hà Giang), một trong những mặt trận ác liệt nhất của hai cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới các năm 1979 và 1984.
Từ năm 2010, FPT chọn ngày 13/3 là "Ngày FPT vì cộng đồng" để mỗi cán bộ, nhân viên tham gia đóng góp một phần nhỏ bé cho xã hội bằng những hành động cụ thể. Trong 9 năm qua, FPT đã chọn các chủ đề ý nghĩa cho ngày 13/3 như: "Chia sẻ nỗi đau, mang lại nụ cười"; "Tặng nụ cười - Trao hạnh phúc"; "Chung tay góp sách, chắp cánh ước mơ"; "Tôi tử tế"…
Hai gia đình mà đoàn áo cam tới thăm chỉ là hai trong rất nhiều hoàn cảnh đặc biệt tại vùng đất biên giới của tổ quốc. "Các em ngây thơ, vất vả nhưng thật dẻo dai. Rất cần nhiều tấm lòng để san sẻ và lan tỏa yêu thương", Hà Văn Hiệp, giáo viên ĐH FPT, nói.
Sự kiện Người FPT vì cộng đồng 2019 mang chủ đề "Hướng về biên giới". Chương trình gồm nhiều hành động thiết thực của CBNV FPT tại 25 tỉnh thành biên giới trên toàn quốc, nhằm thể hiện tinh thần, trách nhiệm với xã hội và tri ân anh hùng đã chiến đấu trong cuộc chiến bảo vệ biên giới xảy ra cách đây tròn 40 năm.
Bên cạnh các sự kiện thường niên như hiến máu nhân đạo, mở gian hàng từ thiện… FPT hưởng ứng chủ đề năm nay bằng hoạt động trao 1.000 góc học tập cho trẻ em nghèo và 5.000 lá cờ cho các hộ dân tại 25 tỉnh biên giới, trong thời gian từ 13/3 đến 30/3. Đặc biệt, điểm nhấn của toàn bộ sự kiện là hành trình thăm lại huyện Vị Xuyên (Hà Giang), một trong những mặt trận ác liệt nhất của hai cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới các năm 1979 và 1984.
Từ năm 2010, FPT chọn ngày 13/3 là "Ngày FPT vì cộng đồng" để mỗi cán bộ, nhân viên tham gia đóng góp một phần nhỏ bé cho xã hội bằng những hành động cụ thể. Trong 9 năm qua, FPT đã chọn các chủ đề ý nghĩa cho ngày 13/3 như: "Chia sẻ nỗi đau, mang lại nụ cười"; "Tặng nụ cười - Trao hạnh phúc"; "Chung tay góp sách, chắp cánh ước mơ"; "Tôi tử tế"…
Hà Trần
Ảnh: Trâm Nguyễn
Ý kiến
()