Chiều 22/2, FPT Software phối hợp cùng Bộ Y tế tổ chức hội thảo "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong ngành Y tế" tại khách sạn InterContinental Hà Nội Landmark (tòa nhà Keangnam, Cầu Giấy, Hà Nội) với sự tham gia của hơn 300 khách mời là những người quan tâm đến y tế và công nghệ trên cả nước.
Đại diện Bộ Y tế có Cục phó CNTT - ông Phạm Xuân Viết. Diễn giả của chương trình là các giáo sư, bác sĩ hàng đầu tại các trường đại học, bệnh viện lớn trong nước và quốc tế như: GS.TS. Hồ Tú Bảo (Giáo sư Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản (JAIST), GĐ Phòng thí nghiệm Khoa học dữ liệu của Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán (VIASM) và Viện John von Neumann (JVN); GS. Nguyễn Tiến Dũng (ĐH Toulouse Pháp); PGS.TS. Đinh Văn Hân (Chủ nhiệm Khoa Labo nghiên cứu ứng dụng trong điều trị Bỏng - Viện Bỏng Quốc gia); PGS.TS Phạm Hoàng Khâm (Chủ nhiệm khoa Da liễu Bệnh viện 103).
Đại diện FPT có anh Phạm Minh Tuấn, CEO FPT Software; anh Nguyễn Đỗ Trung Chánh, FPT Japan và anh Lý Đức Đoàn, FPT IS.
Chiều 22/2, FPT Software phối hợp cùng Bộ Y tế tổ chức hội thảo "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong ngành Y tế" tại khách sạn InterContinental Hà Nội Landmark (tòa nhà Keangnam, Cầu Giấy, Hà Nội) với sự tham gia của hơn 300 khách mời là những người quan tâm đến y tế và công nghệ trên cả nước.
Đại diện Bộ Y tế có Cục phó CNTT - ông Phạm Xuân Viết. Diễn giả của chương trình là các giáo sư, bác sĩ hàng đầu tại các trường đại học, bệnh viện lớn trong nước và quốc tế như: GS.TS. Hồ Tú Bảo (Giáo sư Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản (JAIST), GĐ Phòng thí nghiệm Khoa học dữ liệu của Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán (VIASM) và Viện John von Neumann (JVN); GS. Nguyễn Tiến Dũng (ĐH Toulouse Pháp); PGS.TS. Đinh Văn Hân (Chủ nhiệm Khoa Labo nghiên cứu ứng dụng trong điều trị Bỏng - Viện Bỏng Quốc gia); PGS.TS Phạm Hoàng Khâm (Chủ nhiệm khoa Da liễu Bệnh viện 103).
Đại diện FPT có anh Phạm Minh Tuấn, CEO FPT Software; anh Nguyễn Đỗ Trung Chánh, FPT Japan và anh Lý Đức Đoàn, FPT IS.
Mở đầu hội thảo, Cục phó CNTT Bộ Y tế - ông Phạm Xuân Viết chia sẻ về vai trò quan trọng của AI đối với sự phát triển của ngành Y tế Việt Nam. "Hiện nay, nhiều phần mềm, hệ thống có hợp phần chính là AI đã được ứng dụng thực tiễn có hiệu quả trong y tế. Cách đây 20 năm các nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo đã có nhưng phần lớn chỉ mang tính lý thuyết. Đến nay, AI trong y tế đã khác, ngay tại Việt Nam đã có một hệ thống AI cho chẩn đoán ung thư đã được vận hành trên thực tế và được các chuyên gia về y tế đánh giá cao", ông Viết cho biết.
Ông Viết nhận định, sự tăng trưởng rất nhanh của thị trường AI trong lĩnh vực y tế với dẫn chứng 40%. Bên cạnh đó, ông Viết còn đánh giá cao những đóng góp của FPT trong suốt 20 năm qua trong việc phát triển ngành Y tế Việt Nam không chỉ trong lĩnh vực quản lý mà còn cả trong lĩnh vực chuyên môn.
"Chúng tôi kỳ vọng FPT với tư cách là công ty hàng đầu về CNTT của Việt Nam phải đóng vai trò tiên phong trong việc ứng dụng CNTT trong y tế nói chung và ứng dụng công nghệ AI trong khám chữa bệnh nói riêng", ông Viết chia sẻ.
Mở đầu hội thảo, Cục phó CNTT Bộ Y tế - ông Phạm Xuân Viết chia sẻ về vai trò quan trọng của AI đối với sự phát triển của ngành Y tế Việt Nam. "Hiện nay, nhiều phần mềm, hệ thống có hợp phần chính là AI đã được ứng dụng thực tiễn có hiệu quả trong y tế. Cách đây 20 năm các nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo đã có nhưng phần lớn chỉ mang tính lý thuyết. Đến nay, AI trong y tế đã khác, ngay tại Việt Nam đã có một hệ thống AI cho chẩn đoán ung thư đã được vận hành trên thực tế và được các chuyên gia về y tế đánh giá cao", ông Viết cho biết.
Ông Viết nhận định, sự tăng trưởng rất nhanh của thị trường AI trong lĩnh vực y tế với dẫn chứng 40%. Bên cạnh đó, ông Viết còn đánh giá cao những đóng góp của FPT trong suốt 20 năm qua trong việc phát triển ngành Y tế Việt Nam không chỉ trong lĩnh vực quản lý mà còn cả trong lĩnh vực chuyên môn.
"Chúng tôi kỳ vọng FPT với tư cách là công ty hàng đầu về CNTT của Việt Nam phải đóng vai trò tiên phong trong việc ứng dụng CNTT trong y tế nói chung và ứng dụng công nghệ AI trong khám chữa bệnh nói riêng", ông Viết chia sẻ.
Tiếp đó, GS. Nguyễn Tiến Dũng, Đại học Toulouse, Pháp trình bày tổng quan về ứng dụng AI trên thế giới. Giáo sư Dũng cho hay: "Thị trường AI trên thế giới tăng trưởng 36%/năm, 2017 chỉ riêng những sản phẩm AI đạt 16 tỷ USD, năm 2025 lên đến gần 200 tỷ USD".
Ông Dũng khẳng định AI là một cuộc chạy đua lớn, các tập đoàn lớn đều cần chiến lược về AI để không bị lạc hậu, đào thải. Ông Dũng cũng cho rằng Y tế là ngành có nhiều ứng dụng AI nhất. Ông dẫn chứng: "Năm 2018 thị trường AI trong y tế đạt hơn 2 tỷ USD, 2025 đạt trên 36 tỷ USD chiếm 20% toàn bộ thị trường AI".
Giáo sư Dũng nêu ra những ứng dụng sâu rộng của AI trong y tế gồm: Sổ y tế điện tử bao gồm cả bện án điện tử; theo dõi chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp hàng ngày; Khám chữa bệnh điện tử; Phòng bệnh và phát hiện bệnh từ sớm như bệnh tim nạch, bệnh ung thư; Chẩn đoán bệnh dựa trên phân tích hình ảnh y tế; Điều trị; Y tá ảo; Nghiên cứu tìm thuốc mới (nhờ có AI thời gian tìm ra thuốc mới bằng ¼ so với trước đây); Đào tạo bác sĩ (trình độ bác sĩ sẽ tốt lên).
Đặc biệt, vị Giáo sư này còn cho biết AI sẽ làm giảm chi phí khám chữa bệnh đến 50% và tăng hiệu quả khám chữa bệnh 40%. Ông đưa ra dẫn chứng bằng những nghiên cứu của các nhà khoa học gần đây: "10 năm tới AI sẽ làm cho Mỹ tiết kiệm mỗi năm 150 tỷ USD, cả thế giới tiết kiệm khoảng 500 tỷ USD vào 2026".
Tiếp đó, GS. Nguyễn Tiến Dũng, Đại học Toulouse, Pháp trình bày tổng quan về ứng dụng AI trên thế giới. Giáo sư Dũng cho hay: "Thị trường AI trên thế giới tăng trưởng 36%/năm, 2017 chỉ riêng những sản phẩm AI đạt 16 tỷ USD, năm 2025 lên đến gần 200 tỷ USD".
Ông Dũng khẳng định AI là một cuộc chạy đua lớn, các tập đoàn lớn đều cần chiến lược về AI để không bị lạc hậu, đào thải. Ông Dũng cũng cho rằng Y tế là ngành có nhiều ứng dụng AI nhất. Ông dẫn chứng: "Năm 2018 thị trường AI trong y tế đạt hơn 2 tỷ USD, 2025 đạt trên 36 tỷ USD chiếm 20% toàn bộ thị trường AI".
Giáo sư Dũng nêu ra những ứng dụng sâu rộng của AI trong y tế gồm: Sổ y tế điện tử bao gồm cả bện án điện tử; theo dõi chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp hàng ngày; Khám chữa bệnh điện tử; Phòng bệnh và phát hiện bệnh từ sớm như bệnh tim nạch, bệnh ung thư; Chẩn đoán bệnh dựa trên phân tích hình ảnh y tế; Điều trị; Y tá ảo; Nghiên cứu tìm thuốc mới (nhờ có AI thời gian tìm ra thuốc mới bằng ¼ so với trước đây); Đào tạo bác sĩ (trình độ bác sĩ sẽ tốt lên).
Đặc biệt, vị Giáo sư này còn cho biết AI sẽ làm giảm chi phí khám chữa bệnh đến 50% và tăng hiệu quả khám chữa bệnh 40%. Ông đưa ra dẫn chứng bằng những nghiên cứu của các nhà khoa học gần đây: "10 năm tới AI sẽ làm cho Mỹ tiết kiệm mỗi năm 150 tỷ USD, cả thế giới tiết kiệm khoảng 500 tỷ USD vào 2026".
Thực tế, tại Việt Nam, các bệnh viện hàng đầu trong nước đều đang có nhu cầu rất lớn trong việc ứng dụng AI vào việc khám, chữa bệnh. Chia sẻ tại hội thảo, PGS.TS. Đinh Văn Hân (Chủ nhiệm Khoa Labo nghiên cứu ứng dụng trong điều trị Bỏng - Viện Bỏng Quốc gia) đã chỉ ra những nhu cầu cấp thiết của việc ứng dụng AI trong y khoa ở Việt Nam.
Theo ông Hân, AI sẽ rút ngắn thời gian đào tạo bác sĩ ở Việt Nam. Trung bình một bác sĩ để có thể làm việc tốt thì cần ít nhất 6 năm học đại học, thêm 5 năm chuyên khoa. Ra trường rồi cũng chưa thể làm giỏi ngay được mà cần phải tích lũy kinh nghiệm dần qua năm tháng. Nhưng nếu tiếp cận sớm với công nghệ, đặc biệt là AI thì các bác sĩ sẽ sớm thuần thục và có tay nghề cao. "Người nào sử dụng tốt công nghệ sẽ trở thành bác sĩ giỏi ngay lập tức", ông Hân khẳng định.
Bác sĩ Hân còn cho biết thêm rằng AI với khả năng xử lý hình ảnh tối ưu sẽ hỗ trợ được trong việc chẩn đoán và điều trị bênh. Bởi quan sát là điều không thể thiếu của bác sĩ khi thăm khám cho người bệnh.
Bên cạnh đó, AI còn tăng năng suất khám chữa bệnh của bác sĩ; giảm những sai sót lâm sàng và tăng chất lượng của các công trình nghiên cứu về y học.
Thực tế, tại Việt Nam, các bệnh viện hàng đầu trong nước đều đang có nhu cầu rất lớn trong việc ứng dụng AI vào việc khám, chữa bệnh. Chia sẻ tại hội thảo, PGS.TS. Đinh Văn Hân (Chủ nhiệm Khoa Labo nghiên cứu ứng dụng trong điều trị Bỏng - Viện Bỏng Quốc gia) đã chỉ ra những nhu cầu cấp thiết của việc ứng dụng AI trong y khoa ở Việt Nam.
Theo ông Hân, AI sẽ rút ngắn thời gian đào tạo bác sĩ ở Việt Nam. Trung bình một bác sĩ để có thể làm việc tốt thì cần ít nhất 6 năm học đại học, thêm 5 năm chuyên khoa. Ra trường rồi cũng chưa thể làm giỏi ngay được mà cần phải tích lũy kinh nghiệm dần qua năm tháng. Nhưng nếu tiếp cận sớm với công nghệ, đặc biệt là AI thì các bác sĩ sẽ sớm thuần thục và có tay nghề cao. "Người nào sử dụng tốt công nghệ sẽ trở thành bác sĩ giỏi ngay lập tức", ông Hân khẳng định.
Bác sĩ Hân còn cho biết thêm rằng AI với khả năng xử lý hình ảnh tối ưu sẽ hỗ trợ được trong việc chẩn đoán và điều trị bênh. Bởi quan sát là điều không thể thiếu của bác sĩ khi thăm khám cho người bệnh.
Bên cạnh đó, AI còn tăng năng suất khám chữa bệnh của bác sĩ; giảm những sai sót lâm sàng và tăng chất lượng của các công trình nghiên cứu về y học.
Trong khi đó, GS.TS. Hồ Tú Bảo, Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản đã chia sẻ về chủ đề Xây dựng và khai thác bệnh án điện tử ở thế giới và Việt Nam với AI. Đây là những thành phần cốt lõi của hạ tầng số ngành y tế trong thời chuyển đổi số.
Đồng thời, GS.TS Hồ Tú Bảo cũng giới thiệu kết quả xây dựng một số công nghệ nền về AI để khai thác bệnh án điện tử ở Việt Nam như: dùng nhận dạng tiếng nói để tạo bệnh án điện tử, nghiên cứu về sử dụng thuốc ở Việt Nam, gợi ý phác đồ điều trị cho bệnh nhân...
"Bệnh án điện tử là nguồn tài nguyên quý báu cho khám chữa bệnh nghiên cứu y học. AI là công cụ cơ bản cho phép khai thác bệnh án điện tử", Giáo sư Bảo khẳng định.
Theo GS.TS Hồ Tú Bảo, việc ứng dụng AI để khai thác dữ liệu bệnh án điện tử sẽ tạo ra một cuộc tiến hóa trong ngành y.
Giáo sư Bảo cũng chia sẻ một số dự án mà ông cùng các cộng sự đang triển khai về ứng dụng AI trong ngành y như: Rút ngắn thời gian khám bệnh; Hỗ trợ bác sĩ kê đơn thuốc (tránh sai sót trong chỉ định, chống chỉ định thuốc); dự đoán hiệu ứng phụ khi dùng thuốc; tương tác thuốc khi kê đơn;
Trong khi đó, GS.TS. Hồ Tú Bảo, Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản đã chia sẻ về chủ đề Xây dựng và khai thác bệnh án điện tử ở thế giới và Việt Nam với AI. Đây là những thành phần cốt lõi của hạ tầng số ngành y tế trong thời chuyển đổi số.
Đồng thời, GS.TS Hồ Tú Bảo cũng giới thiệu kết quả xây dựng một số công nghệ nền về AI để khai thác bệnh án điện tử ở Việt Nam như: dùng nhận dạng tiếng nói để tạo bệnh án điện tử, nghiên cứu về sử dụng thuốc ở Việt Nam, gợi ý phác đồ điều trị cho bệnh nhân...
"Bệnh án điện tử là nguồn tài nguyên quý báu cho khám chữa bệnh nghiên cứu y học. AI là công cụ cơ bản cho phép khai thác bệnh án điện tử", Giáo sư Bảo khẳng định.
Theo GS.TS Hồ Tú Bảo, việc ứng dụng AI để khai thác dữ liệu bệnh án điện tử sẽ tạo ra một cuộc tiến hóa trong ngành y.
Giáo sư Bảo cũng chia sẻ một số dự án mà ông cùng các cộng sự đang triển khai về ứng dụng AI trong ngành y như: Rút ngắn thời gian khám bệnh; Hỗ trợ bác sĩ kê đơn thuốc (tránh sai sót trong chỉ định, chống chỉ định thuốc); dự đoán hiệu ứng phụ khi dùng thuốc; tương tác thuốc khi kê đơn;
PGS.TS Phạm Hoàng Khâm, Chủ nhiệm khoa Da liễu bệnh viện 103 chia sẻ những ứng dụng của AI trong hỗ trợ chẩn đoán và điều trị vết thương, bệnh da liễu và thẩm mỹ da.
"Chỉ cần dựa vào hình ảnh tổn tương da đã sơ bộ chẩn đoán và tư vấn điều trị tương đối chính xác với vết thương, nhiều bệnh về da thường gặp. như: bệnh trứng cá; rám má; bệnh bạch biến; thủy đậu; chăm sóc da. AI sẽ giúp chúng tôi làm rất tốt những công việc này", bác sĩ Khâm cho hay.
PGS.TS Phạm Hoàng Khâm, Chủ nhiệm khoa Da liễu bệnh viện 103 chia sẻ những ứng dụng của AI trong hỗ trợ chẩn đoán và điều trị vết thương, bệnh da liễu và thẩm mỹ da.
"Chỉ cần dựa vào hình ảnh tổn tương da đã sơ bộ chẩn đoán và tư vấn điều trị tương đối chính xác với vết thương, nhiều bệnh về da thường gặp. như: bệnh trứng cá; rám má; bệnh bạch biến; thủy đậu; chăm sóc da. AI sẽ giúp chúng tôi làm rất tốt những công việc này", bác sĩ Khâm cho hay.
Trước những nhu cầu rất lớn về ứng dụng công nghệ trong y tế ở Việt Nam, FPT đã đồng hành cùng Bộ Y tế thực hiện một số dự án liên quan đến chuyển đổi số ở một số bệnh viện lớn như Bạch Mai; Chợ Rẫy.
Anh Lý Đức Đoàn, FPT IS, người tham gia triển khai các dự án về phần mềm quản lý cho các bệnh viện trong nước đã trình bày về những thế mạnh sẵn có của ngành Y tế Việt Nam trong công cuộc ứng dụng AI vào việc khám, chữa bệnh.
Anh Đoàn cho biết ngành Y tế Việt Nam đang có một nguồn dữ liệu vô cùng lớn nhưng chưa được sử dụng. Nguồn dữ liệu đến từ sự quản lý của Nhà nước, 11.500 trạm y tế xã; 1.300 bệnh viện và hơn 20.000 phòng khám tư.
Khi khối dữ liệu khổng lồ này được chuẩn hóa và số hóa và có sự liên kết, chia sẻ giữa các cấp với nhau thì sẽ mang đến tiềm năng dữ liệu y tế trong AI rất lớn như: Triển khai y tế từ xa; Chăm sóc tại nhà; Máy trả lời tự động; trợ lý y tế ảo... Từ đó giúp giảm chi phí khám chữa bệnh, thời gian di chuyển và tăng chất lượng cuộc sống.
Trước những nhu cầu rất lớn về ứng dụng công nghệ trong y tế ở Việt Nam, FPT đã đồng hành cùng Bộ Y tế thực hiện một số dự án liên quan đến chuyển đổi số ở một số bệnh viện lớn như Bạch Mai; Chợ Rẫy.
Anh Lý Đức Đoàn, FPT IS, người tham gia triển khai các dự án về phần mềm quản lý cho các bệnh viện trong nước đã trình bày về những thế mạnh sẵn có của ngành Y tế Việt Nam trong công cuộc ứng dụng AI vào việc khám, chữa bệnh.
Anh Đoàn cho biết ngành Y tế Việt Nam đang có một nguồn dữ liệu vô cùng lớn nhưng chưa được sử dụng. Nguồn dữ liệu đến từ sự quản lý của Nhà nước, 11.500 trạm y tế xã; 1.300 bệnh viện và hơn 20.000 phòng khám tư.
Khi khối dữ liệu khổng lồ này được chuẩn hóa và số hóa và có sự liên kết, chia sẻ giữa các cấp với nhau thì sẽ mang đến tiềm năng dữ liệu y tế trong AI rất lớn như: Triển khai y tế từ xa; Chăm sóc tại nhà; Máy trả lời tự động; trợ lý y tế ảo... Từ đó giúp giảm chi phí khám chữa bệnh, thời gian di chuyển và tăng chất lượng cuộc sống.
Cuối chương trình, các diễn giả tham gia buổi tọa đàm dưới sự chủ trì của CEO FPT Software Phạm Minh Tuấn (ngoài cùng bên phải).
Theo đó, các diễn giả tiếp tục thảo luận, chia sẻ về những cơ hội, thách thức trong việc ứng dụng AI vào Y tế tại Việt Nam. GS. Hồ Tú Bảo đánh giá cao năng lực AI của các kỹ sư công nghệ Việt Nam và hy vọng Việt Nam sẽ thúc đẩy việc đào tạo về AI nhiều hơn và sâu hơn nữa.
Bác sĩ Đinh Văn Hân thì mong muốn Việt Nam sẽ có nhiều chuyên gia thật giỏi về AI đi cùng với chuyên gia nhiều kinh nghiệm về y tế để cùng dạy cho máy học. "Muốn cho máy tương đương với 100 bác sĩ giỏi thì cần mỗi bác sĩ thật giỏi dạy một cách chuẩn và chính xác cho máy", bác sĩ Hân cho hay.
Ông Phạm Xuân Viết, Phó Cục trưởng cục CNTT bộ Y tế cũng khẳng định: "Chúng tôi sẽ suy nghĩ để tạo ra cơ sở dữ liệu lớn để tạo điều kiện cho cộng đồng công nghệ nghiên cứu. AI là lĩnh vực Bộ y tế rất quan tâm và sẽ tạo điều kiện để cộng đồng, doanh nghiệp tham gia. Nếu chúng ta không đầu tư nghiên cứu AI thì sẽ bị tụt hậu".
CEO FPT Software Phạm Minh Tuấn cũng khẳng định rằng FPT nói chung và FPT Software nói riêng sẽ không ngừng nỗ lực, cố gắng nghiên cứu, phát triển AI để ứng dụng vào lĩnh vực Y tế của nước nhà, giúp giải quyết các vấn đề quá tải, nâng cao chất lương phục vụ, khám chữa bệnh cho người dân Việt Nam.
Cuối chương trình, các diễn giả tham gia buổi tọa đàm dưới sự chủ trì của CEO FPT Software Phạm Minh Tuấn (ngoài cùng bên phải).
Theo đó, các diễn giả tiếp tục thảo luận, chia sẻ về những cơ hội, thách thức trong việc ứng dụng AI vào Y tế tại Việt Nam. GS. Hồ Tú Bảo đánh giá cao năng lực AI của các kỹ sư công nghệ Việt Nam và hy vọng Việt Nam sẽ thúc đẩy việc đào tạo về AI nhiều hơn và sâu hơn nữa.
Bác sĩ Đinh Văn Hân thì mong muốn Việt Nam sẽ có nhiều chuyên gia thật giỏi về AI đi cùng với chuyên gia nhiều kinh nghiệm về y tế để cùng dạy cho máy học. "Muốn cho máy tương đương với 100 bác sĩ giỏi thì cần mỗi bác sĩ thật giỏi dạy một cách chuẩn và chính xác cho máy", bác sĩ Hân cho hay.
Ông Phạm Xuân Viết, Phó Cục trưởng cục CNTT bộ Y tế cũng khẳng định: "Chúng tôi sẽ suy nghĩ để tạo ra cơ sở dữ liệu lớn để tạo điều kiện cho cộng đồng công nghệ nghiên cứu. AI là lĩnh vực Bộ y tế rất quan tâm và sẽ tạo điều kiện để cộng đồng, doanh nghiệp tham gia. Nếu chúng ta không đầu tư nghiên cứu AI thì sẽ bị tụt hậu".
CEO FPT Software Phạm Minh Tuấn cũng khẳng định rằng FPT nói chung và FPT Software nói riêng sẽ không ngừng nỗ lực, cố gắng nghiên cứu, phát triển AI để ứng dụng vào lĩnh vực Y tế của nước nhà, giúp giải quyết các vấn đề quá tải, nâng cao chất lương phục vụ, khám chữa bệnh cho người dân Việt Nam.
Diệu Anh
Ảnh: Nguyễn Thắng
Ý kiến
()