Tòa nhà FPT Tân Thuận khai trương vào tháng 3/2013 và đây là lần thứ hai mái kính bị vỡ (lần đầu tiên vào tháng 10/2014). Ban quản lý tòa nhà đã cùng nhà thầu An Thành Đạt tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra phương án khắc phục. Theo đó, nguyên nhân bể kính được xác định là do kính màu hấp thụ nhiệt nhiều hơn kính trắng trong khi từ tháng 2 trở lại đây, nhiệt độ tại TP HCM luôn ở mức cao dẫn đến tình trạng sốc nhiệt đột ngột. “Cạnh đó, khu vực xung quanh tòa nhà có độ rung do ma sát của xe tải chuyển động, làm ảnh hưởng đến độ bền của kính”, chị Trần Bích Hằng, đại diện Ban quản lý, cho biết.
Mái kính tòa nhà FPT Tân Thuận vị vỡ khiến Ban quản lý phải tạm đóng cửa để CBNV không ra ngoài ngồi. Ảnh: Vũ Mai. |
Thêm nữa, các nguyên nhân khác được xác định gồm: Kính mái đã sử dụng gần 3 năm nên tuổi thọ giảm dần; tòa nhà nằm trong Khu chế xuất nên lượng axit trong không khí bám vào kính khá nhiều (nhà sản xuất đã mang kính vỡ về kiểm tra); kính dài không có ti đỡ và khung sắt phía trong của kính chỉ gia cố một bên...
Để đảm bảo an toàn cho CBNV, trong thời gian tìm phương án thay thế hiệu quả nhất, Ban quản lý tòa nhà đã đóng cửa phía ngoài và tạm thời không cho người ra ngoài để tránh tình trạng kính vỡ gây thương tích.
Chị Hằng cho biết, hiện có nhiều phương án để giảm thiểu tình trạng vỡ kính xảy ra. “Thay tấm nhựa polycabonat để đảm bảo an toàn cho CBNV là khả thi nhất và giải pháp này cũng tối ưu chi phí nhất”, chị Hằng nói.
Tầng 5 tòa nhà FPT Tân Thuận hiện có hai canteen phục vụ sinh hoạt ăn uống cho gần 2.000 CBNV thuộc các đơn vị FPT HO, FPT Telecom, FPT Online, FPT Trading và Sendo đang làm việc trong tòa nhà. Khác với tòa nhà FPT Cầu Giấy (Hà Nội) dùng hình thức food court (vườn ẩm thực), tòa nhà FPT Tân Thuận sử dụng nguyên tắc bữa ăn công nghiệp. Theo đó, quy trình phải được đảm bảo vệ sinh tuyệt đối và khép kín từ khâu tiếp nhận thực phẩm đến khi đưa đến bàn ăn.
Gần đây, hai canteen tòa nhà gặp sự cố sâu lạ khiến nhà ăn lớn phải thay đổi ê-kip nhà bếp.
Nguyên Văn
Ý kiến
()