Open Talk định kỳ trong chuỗi chương trình 30 năm Tiên phong FPT được tổ chức chiều thứ Ba (ngày 3/4) có chủ đề “VnExpress - Hành trình tới lòng tin” với sự tham dự của nhà sáng lập Thang Đức Thắng và thế hệ những người làm nên báo tiếng Việt nhiều người đọc nhất.
Đây cũng là dịp để các đồng nghiệp từng công tác tại VnExpress từ những ngày đầu trở lại mái nhà xưa.
Open Talk định kỳ trong chuỗi chương trình 30 năm Tiên phong FPT được tổ chức chiều thứ Ba (ngày 3/4) có chủ đề “VnExpress - Hành trình tới lòng tin” với sự tham dự của nhà sáng lập Thang Đức Thắng và thế hệ những người làm nên báo tiếng Việt nhiều người đọc nhất.
Đây cũng là dịp để các đồng nghiệp từng công tác tại VnExpress từ những ngày đầu trở lại mái nhà xưa.
Mở đầu là video với những dấu mốc ấn tượng trong tuổi 17 của VnExpress. Ngày 26/2/2001, VnExpress được “phóng” lên Internet. Đó là một ngày thứ Hai thầm lặng, như những ngày làm việc đầu tuần bình thường khác. Không quảng cáo, khai trương, diễn văn và champagne. Nhưng đó là một ngày trọng đại đối với VnExpress - báo điện tử đầu tiên được cấp phép ở Việt Nam.
Kể từ khi ra đời, 17 năm qua, VnExpress luôn là báo tiếng Việt uy tín, có đông độc giả nhất và giữ vững vị trí đó đến nay. Gần 15 tỷ lượt xem trong năm 2017, theo Google Analytics, với xấp xỉ 4 triệu bình luận mỗi năm, VnExpress là báo tiếng Việt xuất bản nhiều ý kiến độc giả nhất, đồng thời là báo điện tử có doanh thu quảng cáo lớn nhất.
Mở đầu là video với những dấu mốc ấn tượng trong tuổi 17 của VnExpress. Ngày 26/2/2001, VnExpress được “phóng” lên Internet. Đó là một ngày thứ Hai thầm lặng, như những ngày làm việc đầu tuần bình thường khác. Không quảng cáo, khai trương, diễn văn và champagne. Nhưng đó là một ngày trọng đại đối với VnExpress - báo điện tử đầu tiên được cấp phép ở Việt Nam.
Kể từ khi ra đời, 17 năm qua, VnExpress luôn là báo tiếng Việt uy tín, có đông độc giả nhất và giữ vững vị trí đó đến nay. Gần 15 tỷ lượt xem trong năm 2017, theo Google Analytics, với xấp xỉ 4 triệu bình luận mỗi năm, VnExpress là báo tiếng Việt xuất bản nhiều ý kiến độc giả nhất, đồng thời là báo điện tử có doanh thu quảng cáo lớn nhất.
Phần đầu có chủ đề "Ra đời thầm lặng" (2001-2004), Chủ tịch FPT Trương Gia Bình nhớ lại thời sinh viên khi nhà sáng lập FPT và người khai mở VnExpress cùng học khóa Tiến sĩ tại trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Moscow mang tên M. V. Lomonosov. Anh Bình học khoa Toán trong khi anh Thang Đức Thắng học ngành Ngữ văn.
"Cuối tuần chúng tôi hay đi chơi thể thao cùng nhau. Tôi luôn có cảm giác đặc biệt với Thắng, dù dân Toán và Văn ít khi chơi thân với nhau", anh Bình kể. "Ấn tượng nhất là Thắng chín chắn như ông lão. Bây giờ anh ấy vẫn như xưa, hoàn toàn không thay đổi phong cách".
Phần đầu có chủ đề "Ra đời thầm lặng" (2001-2004), Chủ tịch FPT Trương Gia Bình nhớ lại thời sinh viên khi nhà sáng lập FPT và người khai mở VnExpress cùng học khóa Tiến sĩ tại trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Moscow mang tên M. V. Lomonosov. Anh Bình học khoa Toán trong khi anh Thang Đức Thắng học ngành Ngữ văn.
"Cuối tuần chúng tôi hay đi chơi thể thao cùng nhau. Tôi luôn có cảm giác đặc biệt với Thắng, dù dân Toán và Văn ít khi chơi thân với nhau", anh Bình kể. "Ấn tượng nhất là Thắng chín chắn như ông lão. Bây giờ anh ấy vẫn như xưa, hoàn toàn không thay đổi phong cách".
Cách đây 18 năm (năm 2000), anh Thang Đức Thắng đến FPT dự cuộc họp báo với tư cách phóng viên báo Lao Động. Tình cờ ngồi gần anh Trương Đình Anh, khi ấy là Giám đốc FOX, tiền thân của FPT Telecom.
“Anh xem có thể tìm giúp em một nhà báo chuyên nghiệp có thể về làm nội dung Internet cho FOX”, anh Thắng nhớ lại đề nghị của anh Đình Anh.
“Website của công ty cần gì nhà báo chuyên nghiệp?”, anh Thắng hỏi lại. “Không phải website công ty, đó là một portal (cổng thông tin) của Việt Nam”, Giám đốc FOX phản hồi.
“Tôi sẽ tìm người nào đó xứng đáng. Nhưng cho biết sơ qua, Đình Anh cần một người như thế nào?”. “Cần một người, tốt nhất là… như anh!”.
Kết quả, anh Thắng chia tay với báo Lao Động cùng những cơ hội lớn lao phía trước để dấn thân vào con đường hoàn toàn mới.
Cách đây 18 năm (năm 2000), anh Thang Đức Thắng đến FPT dự cuộc họp báo với tư cách phóng viên báo Lao Động. Tình cờ ngồi gần anh Trương Đình Anh, khi ấy là Giám đốc FOX, tiền thân của FPT Telecom.
“Anh xem có thể tìm giúp em một nhà báo chuyên nghiệp có thể về làm nội dung Internet cho FOX”, anh Thắng nhớ lại đề nghị của anh Đình Anh.
“Website của công ty cần gì nhà báo chuyên nghiệp?”, anh Thắng hỏi lại. “Không phải website công ty, đó là một portal (cổng thông tin) của Việt Nam”, Giám đốc FOX phản hồi.
“Tôi sẽ tìm người nào đó xứng đáng. Nhưng cho biết sơ qua, Đình Anh cần một người như thế nào?”. “Cần một người, tốt nhất là… như anh!”.
Kết quả, anh Thắng chia tay với báo Lao Động cùng những cơ hội lớn lao phía trước để dấn thân vào con đường hoàn toàn mới.
Những năm 2000, khi vừa có Internet, anh Thang Đức Thắng từng nghĩ về tiềm năng của báo. Anh "muốn một ngày nào đó cả nước Việt Nam vào Internet đọc báo”. Nhưng trước năm 2000, khi còn làm ở báo Lao Động, anh “hoàn toàn đơn độc” trong bối cảnh người Việt vẫn thích mua một tờ báo in giá 1.000-2.000 đồng đọc, vừa tiện vừa rẻ. Chỉ đến khi gặp Trương Đình Anh, người chung ý tưởng, anh Thắng rời khỏi báo Lao Động, đầu quân về FPT để toàn tâm toàn ý xây dựng VnExpress.
Hai anh, trong suốt thời gian dài đã xây VnExpress từ con số không, cả trên nghĩa đen và bóng, từ việc xây dựng cơ sở làm việc, đến việc trực tiếp lập trình phần mềm, tuyển dụng nhân sự…
26/2/2001, gần 11 tháng sau buổi gặp định mệnh giữa Trương Đình Anh và Thang Đức Thắng, VnExpress được “phóng” lên Internet. Đó là một ngày thầm lặng, không quảng cáo trên báo chí, không có lễ khai trương. Nhưng đó là một ngày trọng đại với cả hai anh, FPT và nền báo chí Việt Nam.
Những năm 2000, khi vừa có Internet, anh Thang Đức Thắng từng nghĩ về tiềm năng của báo. Anh "muốn một ngày nào đó cả nước Việt Nam vào Internet đọc báo”. Nhưng trước năm 2000, khi còn làm ở báo Lao Động, anh “hoàn toàn đơn độc” trong bối cảnh người Việt vẫn thích mua một tờ báo in giá 1.000-2.000 đồng đọc, vừa tiện vừa rẻ. Chỉ đến khi gặp Trương Đình Anh, người chung ý tưởng, anh Thắng rời khỏi báo Lao Động, đầu quân về FPT để toàn tâm toàn ý xây dựng VnExpress.
Hai anh, trong suốt thời gian dài đã xây VnExpress từ con số không, cả trên nghĩa đen và bóng, từ việc xây dựng cơ sở làm việc, đến việc trực tiếp lập trình phần mềm, tuyển dụng nhân sự…
26/2/2001, gần 11 tháng sau buổi gặp định mệnh giữa Trương Đình Anh và Thang Đức Thắng, VnExpress được “phóng” lên Internet. Đó là một ngày thầm lặng, không quảng cáo trên báo chí, không có lễ khai trương. Nhưng đó là một ngày trọng đại với cả hai anh, FPT và nền báo chí Việt Nam.
Đồng hành trong phần đầu là chị Thanh Huyền và chị Bích Hạnh - hai trong số hơn 20 nhân viên đầu tiên của VnExpress.
Chị Thanh Huyền, nay là Thư ký tòa soạn, ấn tượng trong một lần FOX tổ chức quét virus cho khách hàng, chị đến số 75 Trần Hưng Đạo (Hà Nội) để xin phần mềm. "Một anh cao to đẹp trai xuống cho đĩa. Tôi rất ngại và muốn trả tiền nhưng anh nhất quyết tặng khách hàng đĩa mới", chị Huyền ấn tượng với sự hào phóng của FPT nên khi nhà F tuyển người, cô gái rất háo hức để nộp đơn ứng tuyển.
"Đến giờ tôi vẫn thấy đây là sự lựa chọn đúng đắn", chị Huyền vừa giơ thông báo trúng tuyển có chữ ký của anh Trương Đình Anh vừa nói. "Tôi thấy mình rất hợp với VnExpress. Đó là tính độc lập".
Những cảm xúc trực trào khi chị Huyền show tờ giấy mở cánh cửa đón chị vào VnExpress.
Đồng hành trong phần đầu là chị Thanh Huyền và chị Bích Hạnh - hai trong số hơn 20 nhân viên đầu tiên của VnExpress.
Chị Thanh Huyền, nay là Thư ký tòa soạn, ấn tượng trong một lần FOX tổ chức quét virus cho khách hàng, chị đến số 75 Trần Hưng Đạo (Hà Nội) để xin phần mềm. "Một anh cao to đẹp trai xuống cho đĩa. Tôi rất ngại và muốn trả tiền nhưng anh nhất quyết tặng khách hàng đĩa mới", chị Huyền ấn tượng với sự hào phóng của FPT nên khi nhà F tuyển người, cô gái rất háo hức để nộp đơn ứng tuyển.
"Đến giờ tôi vẫn thấy đây là sự lựa chọn đúng đắn", chị Huyền vừa giơ thông báo trúng tuyển có chữ ký của anh Trương Đình Anh vừa nói. "Tôi thấy mình rất hợp với VnExpress. Đó là tính độc lập".
Những cảm xúc trực trào khi chị Huyền show tờ giấy mở cánh cửa đón chị vào VnExpress.
Tổng Biên tập Thang Đức Thắng nhớ lại những khó khăn ban đầu. Thời ấy, lương phóng viên rấp thấp bởi báo chưa có nhiều nguồn thu. Nhưng khó khăn chính từ nội bộ tòa soạn khi "những công việc ngày nay chúng ta làm là đương nhiên thì ngày đó phải tranh luận", anh Thắng chia sẻ và dẫn chứng tính chuyên nghiệp được xây dựng ngay từ sự thỏa thuận các nguyên tắc đặt dấu chấm câu trước hay sau ngoặc kép của một câu trích dẫn.
Tổng Biên tập Thang Đức Thắng nhớ lại những khó khăn ban đầu. Thời ấy, lương phóng viên rấp thấp bởi báo chưa có nhiều nguồn thu. Nhưng khó khăn chính từ nội bộ tòa soạn khi "những công việc ngày nay chúng ta làm là đương nhiên thì ngày đó phải tranh luận", anh Thắng chia sẻ và dẫn chứng tính chuyên nghiệp được xây dựng ngay từ sự thỏa thuận các nguyên tắc đặt dấu chấm câu trước hay sau ngoặc kép của một câu trích dẫn.
Những năm 2004-2007 là thời kỳ báo VnExpress sống giữa muôn trùng vây. Năm 2004, VnExpress đã có 3 triệu độc giả, bắt đầu được người khắp nơi biết mặt chỉ tên. Anh Thang Đức Thắng nghĩ đến việc phát triển các thương hiệu riêng, làm tiểu yêu vây xung quanh anh cả VnExpress, chặn đường nếu có đối thủ muốn bám đuổi VnExpress. Lần lượt các trang Ngôi sao, Số Hóa, Game thủ, eVăn... ra đời.
Hai nhân chứng Như Trang (phải, Phó ban Thời sự) và Mai Liên (Thư ký tòa soạn) cùng Tổng Biên tập Thang Đức Thắng là những người kể chuyện của giai đoạn này. Với chị Như Trang là câu chuyện vào Sài Gòn "cầm trịch" khi hàng loạt phóng viên nghỉ, trong khi Mai Liên 'lên bờ xuống ruộng" với kiện cáo, "kỷ luật" và thăng chức.
"Ở VnExpress, cứ nghỉ đẻ là mất chức", chị Liên phân bua trong những tràng cười dài. "Trước khi nghỉ thai sản, anh Thắng luôn hỏi ai có thể đảm nhiệm thay. Chính sách luân chuyển linh hoạt trong VnExpress, được trải qua nhiều công việc, nhiều nhiệm vụ khiến tôi và các đồng nghiệp luôn sẵn sàng nhận những vị trí mới".
Những năm 2004-2007 là thời kỳ báo VnExpress sống giữa muôn trùng vây. Năm 2004, VnExpress đã có 3 triệu độc giả, bắt đầu được người khắp nơi biết mặt chỉ tên. Anh Thang Đức Thắng nghĩ đến việc phát triển các thương hiệu riêng, làm tiểu yêu vây xung quanh anh cả VnExpress, chặn đường nếu có đối thủ muốn bám đuổi VnExpress. Lần lượt các trang Ngôi sao, Số Hóa, Game thủ, eVăn... ra đời.
Hai nhân chứng Như Trang (phải, Phó ban Thời sự) và Mai Liên (Thư ký tòa soạn) cùng Tổng Biên tập Thang Đức Thắng là những người kể chuyện của giai đoạn này. Với chị Như Trang là câu chuyện vào Sài Gòn "cầm trịch" khi hàng loạt phóng viên nghỉ, trong khi Mai Liên 'lên bờ xuống ruộng" với kiện cáo, "kỷ luật" và thăng chức.
"Ở VnExpress, cứ nghỉ đẻ là mất chức", chị Liên phân bua trong những tràng cười dài. "Trước khi nghỉ thai sản, anh Thắng luôn hỏi ai có thể đảm nhiệm thay. Chính sách luân chuyển linh hoạt trong VnExpress, được trải qua nhiều công việc, nhiều nhiệm vụ khiến tôi và các đồng nghiệp luôn sẵn sàng nhận những vị trí mới".
Đỉnh điểm những khó khăn, rắc rối của VnExpress là tháng 10/2004 khi báo đứng trước nguy cơ bị đình bản 3 tháng - một án tử đối với tờ báo điện tử.
Tổng Biên tập Thang Đức Thắng dành hơn 20 phút chia sẻ về "thiên cơ" khi VnExpress đã cách thời điểm đóng cửa chỉ tính bằng phút.
Đây cũng là thời kỳ VnExpress đẩy mạnh về công nghệ.
Đỉnh điểm những khó khăn, rắc rối của VnExpress là tháng 10/2004 khi báo đứng trước nguy cơ bị đình bản 3 tháng - một án tử đối với tờ báo điện tử.
Tổng Biên tập Thang Đức Thắng dành hơn 20 phút chia sẻ về "thiên cơ" khi VnExpress đã cách thời điểm đóng cửa chỉ tính bằng phút.
Đây cũng là thời kỳ VnExpress đẩy mạnh về công nghệ.
Khi khó khăn qua đi, VnExpress bước vào thời kỳ bứt phá. Tháng 6/2007, VnExpress trở thành website Việt Nam đầu tiên góp mặt vào Top 100 Alexa. Trong thời gian này, báo đã tiên phong triển khai những chuyên đề mới, tạo được dấu ấn với độc giả, đặc biệt là Top 100 người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán.
Với chị Thanh Thủy - cựu thành viên VnExpress, người đã triển khai cuộc bình chọn Top 100 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam đầu tiên, trước khi danh sách được công bố là những tháng ngày trần ai "đốt đuốc tìm tỷ phú". Sau nhiều tranh luận, phương án được chọn là chia cho tất cả thành viên trong nhóm đọc hết các bản cáo bạch, báo cáo tài chính của tất cả công ty niêm yết trên san. “Team toàn nữ. Ban ngày đẩy tin bài, tối về chong đèn soi số liệu”, chị hồi tưởng. “Nhưng khó khăn là nhiều báo cáo không rõ ràng, rời rạc. Ban đêm 2-3h sáng muốn đập bàn chửi thề".
Trong khi đó, khi phỏng vấn các ứng cử viên, phần lớn cho rằng VnExpress công bố danh sách sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của họ. Nhưng rồi cả nhóm và báo phải vượt qua các trở ngại. Sau này, khi danh sách trở nên phổ biến, nhiều người lại khao khát được vào danh sách này.
Khi khó khăn qua đi, VnExpress bước vào thời kỳ bứt phá. Tháng 6/2007, VnExpress trở thành website Việt Nam đầu tiên góp mặt vào Top 100 Alexa. Trong thời gian này, báo đã tiên phong triển khai những chuyên đề mới, tạo được dấu ấn với độc giả, đặc biệt là Top 100 người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán.
Với chị Thanh Thủy - cựu thành viên VnExpress, người đã triển khai cuộc bình chọn Top 100 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam đầu tiên, trước khi danh sách được công bố là những tháng ngày trần ai "đốt đuốc tìm tỷ phú". Sau nhiều tranh luận, phương án được chọn là chia cho tất cả thành viên trong nhóm đọc hết các bản cáo bạch, báo cáo tài chính của tất cả công ty niêm yết trên san. “Team toàn nữ. Ban ngày đẩy tin bài, tối về chong đèn soi số liệu”, chị hồi tưởng. “Nhưng khó khăn là nhiều báo cáo không rõ ràng, rời rạc. Ban đêm 2-3h sáng muốn đập bàn chửi thề".
Trong khi đó, khi phỏng vấn các ứng cử viên, phần lớn cho rằng VnExpress công bố danh sách sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của họ. Nhưng rồi cả nhóm và báo phải vượt qua các trở ngại. Sau này, khi danh sách trở nên phổ biến, nhiều người lại khao khát được vào danh sách này.
VnExpress bước vào thập kỷ phát triển thứ hai với vị thế “báo tiếng Việt được nhiều người đọc nhất” và phải đối mặt với những gã khổng lồ đang lớn lên từng ngày trên quy mô toàn cầu là Facebook, Google.
Với những “quái vật điện tử” đó, VnExpress chọn chiến lược sống chung, “khiêu vũ” cùng. Thời kỳ này, VnExpress cũng tổ chức hàng loạt event, gây được tiếng tăm trong giới công nghệ, nghệ sĩ như Số hóa với Tech Awards, Miss Ngoisao, Couple 3K của iOne...
VnExpress bước vào thập kỷ phát triển thứ hai với vị thế “báo tiếng Việt được nhiều người đọc nhất” và phải đối mặt với những gã khổng lồ đang lớn lên từng ngày trên quy mô toàn cầu là Facebook, Google.
Với những “quái vật điện tử” đó, VnExpress chọn chiến lược sống chung, “khiêu vũ” cùng. Thời kỳ này, VnExpress cũng tổ chức hàng loạt event, gây được tiếng tăm trong giới công nghệ, nghệ sĩ như Số hóa với Tech Awards, Miss Ngoisao, Couple 3K của iOne...
"Khó khăn nhất là phải quyết định một thứ không rõ ràng. Tại VnExpress mọi thứ luôn rõ ràng, thực hiện theo nguyên tắc, nhưng có những tình huống buộc mình phải lựa chọn theo cảm nhận", anh Phạm Hiếu, Phó Tổng biên tập, đúc kết và chia sẻ lại câu chuyện đáng nhớ khi đưa tin Tướng Giáp qua đời. "Sự kiện Tướng Giáp là một tình huống cân não của tôi và anh Thắng".
"Khó khăn nhất là phải quyết định một thứ không rõ ràng. Tại VnExpress mọi thứ luôn rõ ràng, thực hiện theo nguyên tắc, nhưng có những tình huống buộc mình phải lựa chọn theo cảm nhận", anh Phạm Hiếu, Phó Tổng biên tập, đúc kết và chia sẻ lại câu chuyện đáng nhớ khi đưa tin Tướng Giáp qua đời. "Sự kiện Tướng Giáp là một tình huống cân não của tôi và anh Thắng".
Theo chị Nguyễn Thu Hương, Thư ký tòa soạn, điểm quan trọng nhất của người làm báo là sự tin cậy. Kể lại hành trình xử lý thông tin cho bài về một vị tướng vừa bị khởi tố mới đây và vụ Vũ "Nhôm", chị Hương cho rằng báo chấp nhận chậm về mặt tốc độ để đảm bảo thông tin lên trang là chính xác.
"Nhưng cảm giác lúc ấy rất khó chịu, bồn chồn vì như ngồi trên đống lửa. Trong đầu chỉ nghĩ đến thông tin mà mình (có thể) đang bị chậm”, chị Hương bộc bạch.
Theo chị Nguyễn Thu Hương, Thư ký tòa soạn, điểm quan trọng nhất của người làm báo là sự tin cậy. Kể lại hành trình xử lý thông tin cho bài về một vị tướng vừa bị khởi tố mới đây và vụ Vũ "Nhôm", chị Hương cho rằng báo chấp nhận chậm về mặt tốc độ để đảm bảo thông tin lên trang là chính xác.
"Nhưng cảm giác lúc ấy rất khó chịu, bồn chồn vì như ngồi trên đống lửa. Trong đầu chỉ nghĩ đến thông tin mà mình (có thể) đang bị chậm”, chị Hương bộc bạch.
Một buổi sáng tháng 4 năm 2017, chuyên mục Góc nhìn của báo điện tử VnExpress chứng kiến lượng người truy cập nhảy vọt. Lần đầu tiên kể từ khi ra đời vào năm 2014, mục này vượt mốc 1.000 người đọc cùng lúc (active users). Tới giữa buổi sáng, kỷ lục được xác lập - 6.536 người đã đọc bài Góc nhìn cùng thời điểm.
Hôm đó, bài viết “Đối thoại ở thôn Hoành” của tác giả Bảo Hà nhận hơn 500.000 lượt đọc, được trích dẫn lại trên nhiều báo Việt Nam và quốc tế.
Đó là bước ngoặt về truyền thông trong sự kiện 38 cán bộ, cảnh sát bị người dân giữ tại xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội), khơi thông dòng chảy thông tin và thay đổi cục diện từ đối đầu sang đối thoại.
“Em cứ viết thoải mái, đến bao lâu anh cũng chờ được”, chị Bảo Hà kể lại câu chuyện lúc 1h khuya với anh Đinh Đức Hoàng - người phụ trách trang Góc nhìn. Đến 3h sáng, bài được gửi để biên tập và chị Hà tiếp tục được trấn an: “Việc còn lại cứ để anh và dù có nhận gạch đá gì thì cũng hãy cứ bình tĩnh”.
Một buổi sáng tháng 4 năm 2017, chuyên mục Góc nhìn của báo điện tử VnExpress chứng kiến lượng người truy cập nhảy vọt. Lần đầu tiên kể từ khi ra đời vào năm 2014, mục này vượt mốc 1.000 người đọc cùng lúc (active users). Tới giữa buổi sáng, kỷ lục được xác lập - 6.536 người đã đọc bài Góc nhìn cùng thời điểm.
Hôm đó, bài viết “Đối thoại ở thôn Hoành” của tác giả Bảo Hà nhận hơn 500.000 lượt đọc, được trích dẫn lại trên nhiều báo Việt Nam và quốc tế.
Đó là bước ngoặt về truyền thông trong sự kiện 38 cán bộ, cảnh sát bị người dân giữ tại xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội), khơi thông dòng chảy thông tin và thay đổi cục diện từ đối đầu sang đối thoại.
“Em cứ viết thoải mái, đến bao lâu anh cũng chờ được”, chị Bảo Hà kể lại câu chuyện lúc 1h khuya với anh Đinh Đức Hoàng - người phụ trách trang Góc nhìn. Đến 3h sáng, bài được gửi để biên tập và chị Hà tiếp tục được trấn an: “Việc còn lại cứ để anh và dù có nhận gạch đá gì thì cũng hãy cứ bình tĩnh”.
Để thể hiện trách nhiệm xã hội, VnExpress luôn chú trọng trong công tác thiện nguyện. Từ tháng 4/2017, quỹ Hy vọng ra đời, và tòa soạn râm ran: “Chị Tú, Trưởng ban Du lịch, sẵn sàng bỏ vị trí hiện tại để chuyển sang quỹ làm và không cần tính công”. Theo bật mí của người trong cuộc, dù là "người nhà" nhưng chị cũng phải nộp hồ sơ ứng cử vào quỹ Hy vọng với kinh nghiệm tham gia nhiều chương trình và sau mỗi chuyến đi đều canh cánh về tương lai, số phận của những mảnh đời vừa được gặp.
"Chính điều đấy đã thôi thúc tôi ứng cử và được chấp nhận. Giờ đây, sau mỗi chuyến đi, chúng tôi lại trăn trở sẽ viết gì để độc giải hiểu vì sao chọn điểm đó, đến đó thấy được những gì, hoàn cảnh của họ cơ cực ra sao…", chị Tú trải lòng với vị trí kiêm nhiệm là thành viên điều hành quỹ Hy vọng.
Để thể hiện trách nhiệm xã hội, VnExpress luôn chú trọng trong công tác thiện nguyện. Từ tháng 4/2017, quỹ Hy vọng ra đời, và tòa soạn râm ran: “Chị Tú, Trưởng ban Du lịch, sẵn sàng bỏ vị trí hiện tại để chuyển sang quỹ làm và không cần tính công”. Theo bật mí của người trong cuộc, dù là "người nhà" nhưng chị cũng phải nộp hồ sơ ứng cử vào quỹ Hy vọng với kinh nghiệm tham gia nhiều chương trình và sau mỗi chuyến đi đều canh cánh về tương lai, số phận của những mảnh đời vừa được gặp.
"Chính điều đấy đã thôi thúc tôi ứng cử và được chấp nhận. Giờ đây, sau mỗi chuyến đi, chúng tôi lại trăn trở sẽ viết gì để độc giải hiểu vì sao chọn điểm đó, đến đó thấy được những gì, hoàn cảnh của họ cơ cực ra sao…", chị Tú trải lòng với vị trí kiêm nhiệm là thành viên điều hành quỹ Hy vọng.
"Ước mơ của anh Thắng chính là mong ước của tôi, muốn VnExpress trở thành đế chế truyền thông", Chủ tịch FPT Trương Gia Bình nhấn mạnh. "Phần mình, tôi sẽ bổ sung "trái tim". Qua câu chuyện của các bạn, tôi nhận thấy mọi việc đều xuất phát từ trái tim. Buổi Open Talk này đã có cái kết rất hay bằng sự ra đời của quỹ Hy vọng bởi chúng ta đã chạm đến tận cùng của khó khăn để đẩy lên bằng sự hy vọng".
"Ước mơ của anh Thắng chính là mong ước của tôi, muốn VnExpress trở thành đế chế truyền thông", Chủ tịch FPT Trương Gia Bình nhấn mạnh. "Phần mình, tôi sẽ bổ sung "trái tim". Qua câu chuyện của các bạn, tôi nhận thấy mọi việc đều xuất phát từ trái tim. Buổi Open Talk này đã có cái kết rất hay bằng sự ra đời của quỹ Hy vọng bởi chúng ta đã chạm đến tận cùng của khó khăn để đẩy lên bằng sự hy vọng".
Tổng Biên tập Thang Đức Thắng cho rằng, chương trình gợi nhớ về quá khứ nên hơn 2 giờ trôi qua lúc nào không biết. “Cảm ơn báo Chúng ta đã có sáng kiến tổ chức chương trình này để mọi người có thể nhớ lại những điều nhỏ to vừa qua. Cảm ơn mọi người đã ở đây, cảm ơn những vị khách dù đang làm việc ở nơi khác cũng đã đến tham dự. Tôi đặc biệt tri ân đến những bức ảnh cũ với những điều đã mất: tuổi thanh xuân, sắc đẹp, sức khỏe… của bản thân và các đồng nghiệp để hy sinh cho những điều xứng đáng”.
Tổng Biên tập Thang Đức Thắng cho rằng, chương trình gợi nhớ về quá khứ nên hơn 2 giờ trôi qua lúc nào không biết. “Cảm ơn báo Chúng ta đã có sáng kiến tổ chức chương trình này để mọi người có thể nhớ lại những điều nhỏ to vừa qua. Cảm ơn mọi người đã ở đây, cảm ơn những vị khách dù đang làm việc ở nơi khác cũng đã đến tham dự. Tôi đặc biệt tri ân đến những bức ảnh cũ với những điều đã mất: tuổi thanh xuân, sắc đẹp, sức khỏe… của bản thân và các đồng nghiệp để hy sinh cho những điều xứng đáng”.
Xuân Phương
Ảnh: Nguyễn Thắng
Ý kiến
()