"Ở FPT, văn hóa dân chủ là thật chứ không phải để quảng cáo hay truyền thông”, Phó Ban Công nghệ - anh Nguyễn Ngọc Minh chia sẻ trong chuyên mục “Góc nhìn" của VTV4. “Nhân viên cấp thấp nhất cũng có thể trao đổi với Chủ tịch Trương Gia Bình hay CEO Bùi Quang Ngọc... Các lãnh đạo FPT luôn cố gắng trọng dụng nhân tài, từng người một, dù trẻ nhất”.
Phó Ban Công nghệ khẳng định văn hóa này lan tỏa từ tập đoàn, xuống công ty thành viên và đến những bộ phận bên dưới. Anh Minh dẫn chứng, chính anh hay Giám đốc Công nghệ Tập đoàn khi làm việc với nhân viên chỉ coi mình là một mắt xích trong một mạng lưới cần làm với nhau, không áp đặt nhân viên theo ý chí cá nhân mình mà luôn trao đổi để tìm điểm hợp lý.
Phó Ban Công nghệ FPT - anh Nguyễn Ngọc Minh. Ảnh: Đức Anh. |
Theo anh Minh, việc lãnh đạo luôn lắng nghe người trẻ, để họ thể hiện ý kiến của mình với những người có kinh nghiệm hơn, là môi trường tốt nhất để phát hiện và phát triển nhân tài trẻ.
Anh Minh dẫn chứng cuộc thi “Trạng FPT”, dành cho những người trẻ chưa có tiếng tăm. Trải qua các cuộc thi, họ sẽ có cơ hội được phỏng vấn bởi những lãnh đạo cao nhất của tập đoàn. Qua đó, nhân tài được phát hiện và được giao những nhiệm vụ xứng đáng với năng lực của họ.
Là khách mời của chuyên mục “Góc nhìn" trên kênh VTV4, anh Nguyễn Ngọc Minh, Phó Ban Công nghệ Tập đoàn FPT chia sẻ về cách FPT cũng như các tập đoàn tư nhân thành công thu hút và giữ chân nhân tài, trong đó có các trí thức từ nước ngoài trở về.
“Được thành lập từ năm 1988 đến nay, Công ty Cổ phần FPT đã trở thành tập đoàn công nghệ thông nghệ thông tin và viễn thông hàng đầu Việt Nam. Trong cuộc cách mạng 4.0, FPT đang đứng trước cơ hội rất lớn để trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong cuộc chơi chuyển đổi số trên toàn cầu”, người dẫn chương trình giới thiệu về FPT.
Anh Minh là khách mời của chương trình Góc nhìn trên VTV4. |
Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Minh sinh năm 1982, từng học Đại học Bách khoa Hà Nội. Năm 2000, anh giành học bổng Chính phủ và sang Liên bang Nga học tại Đại học Kỹ thuật Quốc gia Matxcơva mang tên Bauman - trường số một của Nga về kỹ thuật, VTV giới thiệu về Phó Ban Công nghệ của FPT.
Anh Minh cho biết, tuy có nhiều cơ hội được giới thiệu làm việc trong các cơ quan nhà nước, anh đã chọn FPT Software làm nơi đầu quân khi trở về nước năm 2006 và gắn bó suốt 12 năm qua.
Với xu hướng du học trở nên mạnh mẽ trong thời gian năm gần đây, ngày càng nhiều nhân tài trở về Việt Nam tìm cơ hội. Theo anh Minh, lương cạnh tranh chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ để doanh nghiệp giữ chân nhân tài là có những bài toán đủ lớn để họ giải quyết, bên cạnh những môi trường tốt, nơi họ được tôn trọng.
Đánh giá về vai trò nguồn nhân lực chất lượng cao với tập đoàn hiện nay, anh Minh cho hay ở FPT có câu “Không có gì ngoài nguồn nhân lực". Những người sáng lập như anh Trương Gia Bình, anh Bùi Quang Ngọc... đều du học nước ngoài. Anh Minh khẳng định, nhân tài chắc chắn là một vấn đề sống còn và quyết định tương lai phát triển của FPT, đặc biệt trong bối cảnh FPT theo đuổi xu hướng phát triển trí tuệ nhân tạo (AI), lĩnh vực mà thậm chí trên thế giới, số lượng nhân tài làm được còn rất hạn chế.
Đồng quan điểm, Giám đốc Phát triển nguồn lực FPT Software - anh Đỗ Ngọc Hoàng khẳng định FPT có môi trường tốt là bệ phóng cho các trí thức Việt Nam đã làm việc, sinh sống tại nước ngoài như Silicon Valley, Nhật Bản, hay các nôi công nghệ của châu Âu có thể cùng nhau xây dựng và phát triển đất nước.
“Trong lĩnh vực công nghệ then chốt của chuyển đổi số 4.0, FPT Software đang có nhu cầu rất lớn liên quan đến ngành công nghệ như trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn, kết nối vạn vật (IoT). Trong năm 2017, chúng tôi đã tuyển dụng khoảng 5.500 nhân viên mới vào công ty và dự kiến trong năm nay, số lượng đó sẽ tăng thêm 20%”, anh Hoàng cho biết.
>> Lợi nhuận khối công nghệ của FPT tăng 41%
Hà An
Ý kiến
()