Phan Thành Nam đạt 19,5 điểm cho 3 môn thi khối A2 trong kỳ thi THPT quốc gia 2015. Nếu cộng thêm 0,5 điểm ưu tiên, cậu sẽ đạt tổng cộng 20 điểm để có thể trở thành sinh viên đại học. Tuy nhiên, thay vì chạy đua với việc nộp và rút hồ sơ xét tuyển, Nam đã lựa chọn cho mình một lối đi “ngược dòng” so với bạn bè cùng trang lứa khi gia nhập FPT Polytechnic HCM, chuyên ngành Ứng dụng phần mềm.
Chia sẻ về quyết định này, Nam cho biết, FPT Polytechnic tập trung đào tạo cho sinh viên những kỹ năng thiết yếu để khi ra trường có thể làm được việc ngay. Cậu cũng thực sự ấn tượng với phương châm đào tạo “Thực học - Thực nghiệp” mà nhà trường đang triển khai.
"Với 70% thời gian thực hành và 30% là lý thuyết, em tin rằng sau khi tốt nghiệp sẽ nhanh chóng có được việc làm phù hợp và đúng chuyên môn. Hơn nữa, dù học trường nào thì mục đích cũng là kiếm tiền, nuôi sống bản thân, góp sức cho sự phát triển của xã hội”, tân binh khóa 12.1 trải lòng.
"Em thực sự rất vui vì học bổng đã phần nào khích lệ tinh thần học tập và tiếp thêm động lực để bản thân có thể thực hiện ước mơ trong thời gian tới", Phan Thành Nam chia sẻ. |
Như một món quà nhằm tạo cơ hội nhiều hơn cho các thí sinh trúng tuyển được tiếp cận và học tập trong môi trường “Thực học - Thực nghiệp”, nhà trường đã trao tặng Phan Thành Nam suất học bổng “FPoly lập nghiệp” trị giá 10 triệu đồng. FPT Polytechnic HCM mong muốn tạo điều kiện tốt nhất để Nam có thể cập nhật kiến thức trong những năm tháng bản lề quan trọng của cuộc đời, đồng thời hỗ trợ việc làm sau khi ra trường.
"Em hy vọng sẽ nhanh chóng hòa nhập với môi trường học tập tại FPT Polytechnic và nhận được nhiều suất học bổng có giá trị trong thời gian tới, bởi đó sẽ là minh chứng năng lực của bản thân. Tương lai, em muốn trở thành một chuyên gia thiết kế game”, tân sinh viên chuyên ngành Ứng dụng phần mềm tâm sự.
Cùng có quyết định táo bạo như Phan Thành Nam là nữ sinh Vũ Thị Tú (THPT Lục Ngạn, Bắc Giang). Mặc dù đạt 20 điểm trong kỳ thi THPT quốc gia, đủ khả năng đỗ vào một số trường đại học, Tú lại lựa chọn FPT Polytechnic Tây Nguyên làm mảnh đất gieo ước mơ của mình. Lý do cô nữ sinh đưa ra rất giản dị: Bản thân yêu thích môi trường học tập năng động nơi đây.
“Sở dĩ em vào tận Tây Nguyên để nhập học vì rất thích triết lý giáo dục “Thực học - Thực nghiệp” mà nhà trường đang triển khai. Sau khi tìm hiểu thêm thông tin về trường cũng như môi trường làm việc của tập đoàn, những nét văn hóa đặc trưng của FPT, em càng quyết tâm và mong muốn được trở thành thành viên của đại gia đình FPT Polytechnic Tây Nguyên”.
“Em sẽ cố gắng hết sức để có kết quả học tập tốt nhất, để không phụ lòng yêu thương và kỳ vọng của gia đình cũng như những người thân, bạn bè đã luôn tin tưởng, ủng hộ em”, nũ sinh viên Vũ Thị Tú (bên trái) tâm sự. |
Tân sinh viên chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp cho biết, em cũng đã mất khá nhiều thời gian để thuyết phục gia đình ủng hộ quyết định của mình. Vì gia đình neo người, lại là con gái út nên khi biết quyết định này, cả ba mẹ và anh trai Tú đều rất bất ngờ. Mọi người khuyên em nên suy nghĩ kỹ bởi vào tận Tây Nguyên xa xôi để học cao đẳng thì có nên hay không.
Mặc dù vậy, với những lý lẽ và bằng chứng cụ thể về phong trào học tập, các dịch vụ hỗ trợ sinh viên của nhà trường trước và sau tốt nghiệp, Tú đã thuyết phục và nhận được được sự đồng ý của gia đình. Phần thưởng FPT Polytechnic dành cho Vũ Thị Tú là suất học bổng trị giá 10 triệu đồng trong chương trình “FPoly lập nghiệp".
“Em sẽ cố gắng hết sức để có kết quả học tập tốt nhất, không phụ lòng yêu thương và kỳ vọng của gia đình cũng như những người thân, bạn bè đã luôn tin tưởng, ủng hộ em”, Tú tâm sự.
2015 là năm học đầu tiên FPT Polytechnic triển khai chương trình học bổng “FPoly lập nghiệp” và quỹ khuyến học “Poly Startup” dành cho tân sinh viên khóa 12.1 trên toàn quốc. Tổng giá trị của hai chương trình này lên tới 3,3 tỷ đồng.
Cụ thể, quỹ học bổng “FPoly lập nghiệp” gồm 330 suất với tổng trị giá 1,8 tỷ đồng dành cho tân sinh viên FPT Polytechnic khóa 12.1 - đợt 1 trên toàn quốc dựa trên tổng tổ hợp điểm ba môn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2015. Trong đó, chương trình sẽ cấp tối đa 300 suất học bổng Kỹ sư Thực hành trị giá 5 triệu đồng cho sinh viên đạt từ 14 đến 17 điểm; 30 suất học bổng trị giá 10 triệu đồng dành cho sinh viên đạt từ 18 điểm trở lên.
Theo thống kê từ Tổng cục Dạy nghề, tỷ lệ có việc làm của sinh viên trường nghề đạt gần 80%. Đặc biệt, từ 1/7/2015, Luật giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực mở ra nhiều cơ hội mới, trong đó điểm nổi bật là người tốt nghiệp cao đẳng được công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành. Điều này thể hiện sự coi trọng và ưu ái dành cho mô hình đào tạo nghề. Đề cập đến vấn đề này, ông Cao Văn Sâm, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội) cho rằng: “Học nghề rất tốt cho những người có nhu cầu học để làm việc. Đối với việc học, quan trọng nhất là học để có việc làm, ổn định cuộc sống, có cơ hội thăng tiến. Tôi cho rằng học nghề là cơ hội thuận lợi nhất để có việc làm vì thị trường lao động cho học nghề là vô cùng lớn, và cơ hội thăng tiến cho người học nghề cũng rất cao”. Hướng tới mục tiêu “Tốt nghiệp - Tốt nghề”, cho đến nay, 95% sinh viên Cao đẳng thực hành FPT có việc làm ngay sau khi ra trường và 5% tiếp tục theo học các chương trình nâng cao. Những con số ấn tượng này chính là minh chứng khẳng định chất lượng cũng như sự thành công về mô hình đào tạo của nhà trường. Trong thời gian tới, FPT Polytechnic tiếp tục đẩy mạnh và tăng cường kết nối với doanh nghiệp để mở rộng và nâng cao cơ hội việc làm hơn nữa cho sinh viên. |
Thiên Bình tổng hợp
Ý kiến
()