Chúng ta

'Cách mạng 4.0 là cơ hội để thương hiệu FPT lớn mạnh thêm'

Thứ tư, 13/12/2017 | 17:25 GMT+7

Những trăn trở của FPT trong quá trình xây dựng thương hiệu trưởng thành trước ngưỡng tuổi 30 đã được các diễn giả khách mời chia sẻ và đánh giá trong các bài trình bày nhiều thông tin giá trị và ấn tượng tại Hội nghị Truyền thông FPT 2017 diễn ra hôm nay (ngày 13/12) ở Hà Nội.

Với chủ đề “Thương hiệu trưởng thành”, đây là năm thứ ba FPT tổ chức hội nghị truyền thông về thương hiệu. Chương trình được diễn ra cả ngày với buổi sáng là phần trình bày về chủ đề "Ứng xử của các thương hiệu lớn" và buổi chiều về "Xây dựng văn hóa doanh nghiệp". 

TGĐ The Purpose Group (TPG) Nguyễn Thanh Giang; Giám đốc Marketing IBM Việt Nam Nguyễn Quỳnh Trang; và TGĐ Unicharm, Phó Chủ tịch TP Bank Đỗ Anh Tú đã chia sẻ về những thách thức của việc xây dựng thương hiệu trưởng thành, cách ứng xử của thương hiệu lớn và những bài học kinh nghiệm về xây dựng thương hiệu của IBM, TP Bank, Unicharm... Sự kiện thu hút khoảng 100 người tham dự đến từ các bộ phận truyền thông, marketing, văn hóa - đoàn thể thuộc các công ty thành viên FPT.

DSC-6283-5538-1513151764.jpg

Chị Đặng Ánh Tuyết, Phó ban Truyền thông FPT, tóm tắt quá trình 30 năm xây dựng và phát triển của thương hiệu FPT. 

Điểm lại quá trình 30 năm phát triển thương hiệu của FPT, chị Đặng Ánh Tuyết, Phó ban Truyền thông FPT, nhấn mạnh các giai đoạn được coi là điểm nhấn. Giai đoạn 1999-2006, FPT đã có những bước nhảy vọt về truyền thông thương hiệu với sự phát triển mạnh mẽ của tập đoàn. Trong giai đoạn 2007-2015, FPT ý thức rõ về truyền thông thương hiệu nhưng cần phải tìm ra hướng mới để phát triển. Từ năm 2015 đến nay và trong tương lai, FPT đứng trước thách thức trong việc xây dựng thương hiệu trưởng thành để thương hiệu của FPT sẽ lớn mạnh và bền vững hơn. “Đây là một việc không dễ nhưng chúng ta bắt buộc phải làm”, chị Tuyết khẳng định.

Chủ tịch FPT Trương Gia Bình nhận định cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 là cơ hội để

Chủ tịch FPT Trương Gia Bình nhận định cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội để truyền thông thương hiệu FPT lớn mạnh thêm.

Đồng quan điểm này, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình cho hay: “Mọi công ty dù lớn hay nhỏ nếu không được chiếu rọi bởi một sứ mệnh thì sớm muộn cũng sẽ lụi bại. Truyền thông thương hiệu của FPT là một việc khó nhưng chúng ta phải làm để hoàn thành sứ mệnh của mình”. Người đứng đầu FPT nhắc tới cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 như một cơ hội lớn để FPT phát triển sứ mệnh tiên phong của mình, là cơ hội để thương hiệu FPT lớn mạnh thêm. “Trong cuộc chiến xây dựng thương hiệu trưởng thành ở thời kỳ Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 này, FPT buộc phải thắng. Không phải chỉ vì FPT mà còn vì dân tộc, vì đất nước”, anh nhấn mạnh.

Chị Nguyễn Thanh Giang, Tổng Giám đốc TPG, chia sẻ về những thách thức mà một thương hiệu trưởng thành phải đối diện và các giải pháp xử lý. Ảnh: Ngọc Thắng.

Chị Nguyễn Thanh Giang, Tổng Giám đốc TPG, chia sẻ về những thách thức mà một thương hiệu trưởng thành phải đối diện và các giải pháp xử lý. 

Nói về những thách thức đối với việc xây dựng thương hiệu trưởng thành, chị Nguyễn Thanh Giang, TGĐ The Purpose Group (TPG) - người có 18 năm làm việc trong ngành marketing và quảng cáo, chỉ ra 5 thách thức lớn, đó là: Làm sao để giữ gìn được lịch sử của doanh nghiệp; Làm thế nào thương hiệu có thể thích ứng và sáng tạo cùng sự thay đổi của văn hoá tiêu dùng; Làm sao để kết nối với người tiêu dùng trẻ (chiếm 30% dân số); Làm thế nào để kết nối giữa thương hiệu mẹ và các thương hiệu con nhằm đảm bảo sự thống nhất và tăng trưởng; và Làm thế nào để tạo sự thống nhất khi tái quy hoạch và làm mới thương hiệu.

Với mỗi thách thức, chị Giang đưa ra những giải pháp chi tiết để có thể xử lý những thách thức ấy cùng với những ví dụ cụ thể từ các thương hiệu lớn ở Việt Nam và trên thế giới. “Một thương hiệu trưởng thành là phải có chỗ đứng vững chắc trong ngành hàng. Thương hiệu này phải được biết tới với những điểm đặc trưng mang đến sự liên tưởng riêng biệt cho thương hiệu đó”, chị nhận định.

Người đứng đầu TPG còn nhấn mạnh vào tính phù hợp với thời cuộc và văn hóa của truyền thông thương hiệu để tạo sự thành công trong việc tương tác với người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ. Chị chỉ ra các yếu tố mà những ý tưởng có sức hấp dẫn với đối tượng trẻ phải đảm bảo được, đó là: Khác biệt và độc đáo; Có mục đích và ý nghĩa; Đổi mới sáng tạo; Nguyên bản.

DSC-6460-6503-1513151764.jpg

Chị Nguyễn Quỳnh Trang, Giám đốc Marketing IBM Việt Nam, nói về những nguyên tắc ứng xử trong truyền thông của IBM. Đó là những kinh nghiệm quý giá mà FPT có thể học hỏi trong quá trình truyền thông thương hiệu trưởng thành. 

Trước câu chuyện thương hiệu bị giảm sút ở giai đoạn trước của FPT, chị Nguyễn Quỳnh Trang, Giám đốc Marketing IBM Việt Nam, chia sẻ câu chuyện IBM cũng gần giống như câu chuyện của FPT. “Trong quá trình thay đổi khi trưởng thành, doanh nghiệp cần phải có sự chọn lọc giữa những cơ hội”, chị nói. "Khi doanh nghiệp đã có thương hiệu trưởng thành thì cần phải có những nguyên tắc ứng xử riêng của mình để có thể bảo vệ và phát triển thương hiệu ấy".

Khác với truyền thông ở FPT khá thoải mái và tự do, truyền thông ở IBM lại có những nguyên tắc cơ bản và bắt buộc tất cả lãnh đạo của IBM phải tuyệt đối tuân thủ. Mỗi lãnh đạo IBM đều phải trải qua một khoá Media Trainning để có những kiến thức về truyền thông ở IBM. “Khi được báo chí phỏng vấn về một vấn đề nào đó, mỗi lãnh đạo IBM chỉ được phép nói những gì nằm trong tầm hiểu biết của mình, không vượt ra ngoài giới hạn cho phép”, chị Trang chia sẻ. Đó cũng chính là cách mà một thương hiệu lớn với 106 năm lịch sử như IBM ứng xử với giới truyền thông. 

DSC-6543-9928-1513160699.jpg

"Làm truyền thông thương hiệu chắc chắn phải có kỷ luật", TGĐ Diana Unicharm, Phó Chủ tịch TP Bank Đỗ Anh Tú khẳng định.

Hiện nay, xây dựng thương hiệu là điều mà bất cứ doanh nghiệp lớn, nhỏ nào cũng rất quan tâm và đầu tư một cách bài bản. Với 30 năm thành lập, thương hiệu FPT không nằm ngoài quy luật ấy. Anh Đỗ Anh Tú - TGĐ Diana Unicharm, Phó Chủ tịch TP Bank - thẳng thắn: “FPT đã xây dựng thương hiệu một cách ngẫu nhiên. Thương hiệu FPT được xây dựng bằng truyền thông. Ai cũng biết đến môi trường FPT dân chủ, thoải mái, sáng tạo”.

Theo anh Tú, làm truyền thông thương hiệu chắc chắn phải có kỷ luật. Giống như IBM, nếu không có những nguyên tắc về truyền thông như chị Trang chia sẻ thì sẽ không thể đứng vững như vậy. Thực tế cũng đã chứng minh FPT không ít lần gặp rắc rối bởi sự “tự do, dân chủ”. “Nhưng đó mới là cái hay của FPT, là cái riêng mà chỉ FPT mới có. Nếu khác đi thì sẽ không thể có một FPT như ngày hôm nay", anh nhìn nhận.

Nói đến việc xây dựng thương hiệu FPT ở thời điểm hiện tại khi mà tập đoàn có tới hơn 30.000 người và 7 đơn vị thành viên, anh Tú gợi ý: “Cần phân tích xem FPT ‘bố mẹ’ có ‘gen’ gì? Và từ cái ‘gen’ đó, tất cả đơn vị thành viên phải dựa vào để xây dựng thương hiệu".

DSC-6630-7854-1513151764.jpg

Sau phần trình bày của các diễn giả, các khách mời đã đặt ra rất nhiều câu hỏi để có thêm được những kiến thức, kinh nghiệm làm truyền thông thương hiệu trưởng thành từ các diễn giả của chương trình.

Trong phần giao lưu hỏi đáp, ba diễn giả khách mời nhận được nhiều câu hỏi xoay quanh việc làm sao để phát triển thương hiệu FPT trong thời gian tới một cách toàn diện và hiệu quả nhất. Theo các diễn giả, FPT cần tập trung nghiên cứu, phân tích từng nhóm đối tượng khách hàng, đối thủ... để đưa ra những phương án truyền thông thương hiệu phù hợp nhất. "Điều quan trọng nhất trong làm truyền thông thương hiệu là tạo ra sự khác biệt, nói cách khác là ‘Khác biệt hay là chết’”, anh Tú nhấn mạnh.

Những câu chuyện, chia sẻ của các diễn giả khách mời không chỉ giúp cho FPT có được phần nào lời giải cho các câu hỏi liên quan đến việc xây dựng thương hiệu trưởng thành mà còn là những kiến thức, những bài học quý giá về truyền thông - marketing cho các cán bộ truyền thông ngành dọc của FPT. Chị Nguyễn Thị Việt Hải, Trưởng ban Tuyển sinh Truyền thông của Tiểu học FPT, cho rằng: “Tập đoàn phải đưa ra được những định hướng chung và những công ty thành viên cùng nhau xây dựng một thương hiệu chung thì mới tạo ra sức mạnh tập thể. Những sản phẩm của chúng ta hơi khác nhau nên việc đưa ra một hình ảnh chung để nhận diện về FPT là hơi khó”. Chị Hải rất ấn tượng với phần chia sẻ của anh Đỗ Anh Tú bởi "anh là người bắt đầu từ việc tạo ra sản phẩm cho đến khi xây dựng thương hiệu trong cả một quá trình dài".

Là người làm truyền thông cho FPT Software, chị Lê Như Anh cũng rất băn khoăn , trăn trở về việc làm thương hiệu của FPT. “Trong quá trình tiếp xúc với các ứng viên tuyển dụng thì họ đều biết đến FPT. Đây là một lợi thế. Nhưng bên cạnh đó, FPT cũng cần có một hướng đi để giữ được vị thế của mình, đồng thời thể hiện được tính sáng tạo, tiên phong. Đó là một bài toán khó”, chị Như Anh chia sẻ. Qua phần trình bày của chị Nguyễn Quỳnh Trang (Giám đốc Marketing IBM), chị Như Anh cho rằng trong thời gian tới, FPT Software sẽ học hỏi và ứng dụng nguyên tắc “Media training” để có thể nâng cao được hiệu quả của truyền thông.

Lần đầu tiên tham dự Hội nghị Truyền thông FPT, anh Lý Việt Thắng, Ban Công nghệ FPT, rất hào hứng trước những chia sẻ của các diễn giả. Qua phần trình bày của họ, anh cho rằng, FPT sẽ học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm truyền thông thương hiệu trưởng thành từ các doanh nghiệp lớn. Anh Thắng mong chờ phần chia sẻ về "Xây dựng văn hóa doanh nghiệp" diễn ra chiều cùng ngày để có thể học hỏi được nhiều hơn từ các diễn giả: Đỗ Huỳnh Khánh Duy, Giám đốc dự án tại Sunrise Events Việt Nam; Russel Johnson, TGĐ Dragon Adventure Race Events; Phạm Minh Tuấn, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Topica Edtech Group; Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch FPT Software; Hà Minh Tuấn, Phó Giám đốc FSU1 FPT Software.

Diệu Anh

Ảnh: Ngọc Thắng

Ý kiến

()