Chúng ta

6 lần 'trị liệu' tâm lý của chàng sinh viên nghiện game

Thứ tư, 18/4/2018 | 14:55 GMT+7

Không còn dáng vẻ ủ rũ, mệt mỏi, thiếu sức sống của một người ít ngủ trong lần đầu tiên tìm đến phòng Tâm lý học đường Cóc kể, hôm nay, trông Duy, nam sinh K11 ĐH FPT, đã hoạt bát, vui vẻ hơn rất nhiều. Đây là buổi tư vấn tâm lý thứ 6 của Duy vì chứng nghiện game (trò chơi điện tử) lâu ngày.

Từ ngày mới bước vào cấp 3, Duy đã mê game và dành hầu như toàn bộ thời gian của mình cho nó. Duy kể, đã có lúc cậu chơi game liên tục hơn 10 giờ  và sẵn sàng không ăn, không ngủ để chơi. Lâu dần thành quen, gia đình không có sự can thiệp kịp thời đã đẩy Duy vào tình trạng nghiện game. “Một khi đã ngồi vào máy để chơi là em không thể tự dừng lại được mà chỉ đến khi bắt buộc phải đi học hay đã quá mệt thì em mới dừng”, Duy ngần ngại chia sẻ.

Vì mải chơi game mà Duy học hành chểnh mảng, kết quả học tập rất kém, thậm chí Duy đã phải học lại cùng các bạn khoá sau vì nợ môn quá nhiều. Duy cũng đổ rất nhiều tiền bạc của bố mẹ vào các trò chơi trên mạng của mình. Tình trạng ấy kéo dài khiến nam sinh viên thấy hoang mang và lo sợ khi không theo kịp bạn bè đồng trang lứa, cảm thấy mình kém cỏi và đã bỏ lỡ nhiều thứ chỉ vì chơi game. Dù nhận thức được điều đó nhưng Duy không thể tự mình từ bỏ việc chơi game.

Nằm ở một góc nhỏ tầng 3 khu nhà Anpha của ĐH FPT cơ sở Hòa Lạc, phòng Tâm lý học đường - Cóc kể là nơi rất nhiều sinh viên đã tìm đến để được chia sẻ, tháo gỡ những vấn đề đang gặp phải gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và học tập. Căn phòng nhỏ, không gian riêng tư, được trang trí đẹp mắt và có hướng nhìn ra bên ngoài thiên nhiên để ai đến cũng sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, thư thái nhất.

Nằm ở một góc nhỏ tầng 3 khu nhà Alpha của ĐH FPT cơ sở Hòa Lạc, phòng Tâm lý học đường - Cóc kể là nơi rất nhiều sinh viên đã tìm đến để được chia sẻ, tháo gỡ những vấn đề đang gặp phải gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và học tập. 

Được bạn bè ở KTX giới thiệu đến phòng Tâm lý Cóc kể để nhờ cô Khuất Thị Hoa, cán bộ tâm lý, giúp đỡ, Duy đã thử. Sau ngày đầu tiên chia sẻ với cô Hoa và nghe tư vấn, Duy đã nhận thấy rõ mình cần phải quyết tâm hạn chế chơi game và tìm lại những niềm vui khác trong cuộc sống. Dần dần, tuần nào Duy cũng đến phòng Tâm lý để tiếp tục liệu trình tư vấn với cô Hoa và số giờ chơi game của Duy đã giảm dần. Từ hơn 10 giờ chơi game thì đến nay, nam sinh viên chỉ chơi ở mức 1,5-2 giờ mỗi ngày.

“Để có thể từ bỏ việc chơi game đối với Duy không đơn giản nói bỏ là bỏ được ngay mà cần thực hiện từng bước một và giảm dần thời gian chơi của em ấy. Trước hết, cần để Duy nhận thức rõ tác hại của game đến mọi mặt đời sống rồi từ từ hướng dẫn em ấy tìm đến những thứ giải trí khác lành mạnh và có ích lợi hơn. Duy trì những thói quen tốt ấy thì tự Duy sẽ có thể kiểm soát được thời gian chơi game của mình”, chị Khuất Thị Hoa, cán bộ tâm lý phòng Tâm lý học đường Cóc kể ĐH FPT, cho biết.

Phòng Tâm lý Cóc kể là một căn phòng nhỏ với hai mặt kính để có thể nhìn ra thiên nhiên bên ngoài, nơi có hồ sen xanh ngát vào mùa hè và những hàng cây xanh trải dài. Từ chỗ ngồi của người được tư vấn có thể phóng tầm mắt ra xa để tinh thần được thư giãn, nghỉ ngơi.

Phòng Tâm lý Cóc kể là một căn phòng nhỏ với hai mặt kính để có thể nhìn ra thiên nhiên bên ngoài, nơi có hồ sen xanh ngát vào mùa hè và những hàng cây xanh trải dài. Từ chỗ ngồi của người được tư vấn có thể phóng tầm mắt ra xa để tinh thần được thư giãn, nghỉ ngơi.

Kết thúc buổi tư vấn tâm lý thứ 6 của mình, Duy cảm thấy nhẹ nhàng và vui vẻ hơn rất nhiều: “Ngày đầu tìm đến phòng Tâm lý em khá rụt rè và hơi e ngại nhưng sau và buổi chia sẻ cùng cô Hoa, em thực sự rất tin tưởng cô và hiện tại em cảm thấy mình đã tìm lại được sự ổn định để có thể học tập tốt hơn. Điểm số của em đã được cải thiện rõ rệt”. 

Duy là một trong số rất nhiều trường hợp sinh viên ĐH FPT gặp vấn đề về tâm lý đã tìm đến phòng Tâm lý Cóc kể và được tư vấn, chia sẻ để vượt qua, không để ảnh hưởng đến kết quả học tập và chất lượng cuộc sống. Theo khảo sát gần đây của phòng Tâm lý thì có tới hơn 50% số sinh viên của ĐH FPT cơ sở Hòa Lạc có nhu cầu được tư vấn tâm lý do các vấn đề về gia đình, tình cảm, học tập, hướng nghiệp… Trung bình phòng tâm lý hỗ trợ hơn 300 ca/kỳ học. Học kỳ Fall là thời gian các sinh viên tìm đến phòng nhiều nhất bởi đây là học kỳ khá căng thẳng và không có dịp nghỉ lễ nào diễn ra.  

1-4567-1528452771.jpg

“Một trong những thứ quan trọng nhất ở nhà tâm lý là làm việc bằng cái tâm dựa trên chuyên môn không ngừng nâng cao. Nhà tâm lý luôn phải giữ một cái đầu lạnh và một trái tim ấm để giúp đỡ hết mình cho sinh viên”, chị Khuất Thị Hoa, cán bộ phòng Tâm lý học đường, chia sẻ. Ảnh minh hoạ.

Hiện, ĐH FPT là một trong số ít trường tại Việt Nam có phòng Tâm lý học đường dành cho sinh viên, đạt chất lượng cao và được sinh viên ủng hộ, đón nhận nhiệt tình. Phòng hiện có cán bộ tâm lý Khuất Thị Hoa, người được đào tạo chuyên sâu về tâm lý học đường và có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, trực tiếp làm việc dưới sự hỗ trợ giám sát của ThS. Trịnh Thị Mai, giảng viên bộ môn Soft Skill (kỹ năng mềm), của trường.

Chia sẻ về quá trình thành lập phòng Tâm lý học đường tại ĐH FPT, chị Trịnh Thị Mai cho biết: “Từ năm 2013, các giảng viên Kỹ năng mềm nhận thấy việc học kỹ năng ở lớp khó vực được những sinh viên có những vấn đề tâm lý hoặc thiếu kỹ năng ở mức độ cao do thời gian trên lớp không đủ để hỗ trợ riêng từng cá nhân. Vì vậy, nhóm giảng viên Kỹ năng mềm quyết định xây dựng và phát triển chương trình “Tư vấn tâm lý học đường” để hỗ trợ cho sinh viên theo diện cá nhân hoặc nhóm nhỏ cùng chung vấn đề ở 4 khía cạnh: Tâm lý, kỹ năng, phương pháp học tập và nghề nghiệp”.

Mọi thông tin chia sẻ đều được kí cam kết bảo mật giữa sinh viên và cán bộ tâm lý học đường.

Mọi thông tin chia sẻ đều được kí cam kết bảo mật giữa sinh viên và cán bộ tâm lý học đường.

“Thời gian đầu đề xuất, anh Nguyễn Khắc Thành lúc này là lãnh đạo đã ủng hộ và cho phép nhóm triển khai thử nghiệm một học kỳ. Sau khi có kết quả chạy thử nghiệm, nhóm đã tiến hành nghiên cứu kết quả trên sinh viên và đưa ra mô hình triển khai chính thức. Sau thời điểm này, anh Thành cho phép tiếp tục thực hiện nhưng chỉ như một công việc thêm của giảng viên kỹ năng mềm chứ chưa thành lập thành Phòng tư vấn. Cứ như vậy đến năm 2016, lãnh đạo tập đoàn quan tâm mạnh mẽ đến vấn đề “drop-out” của sinh viên, trường thành lập dự án “Hỗ trợ sinh viên có nguy cơ drop-out”, trong đó có mảng tâm lý. Anh Tạ Ngọc Cầu, Giám đốc ĐH FPT cơ sở Hòa Lạc, đã ủng hộ mạnh mẽ và thúc đẩy việc thành lập phòng Tâm lý chính thức. Và phòng Cóc kể đã ra đời”, chị Mai kể.

Bên cạnh hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên, phòng còn tổ chức các workshop, cuộc thi liên quan để các vấn đề tâm lý, kỹ năng cho cán bộ, giảng viên và sinh viên. Các buổi workshop sẽ tập huấn cho CBGV phương pháp hỗ trợ cho sinh viên gặp khó khăn học tập do tâm lý". Một số cuộc thi, buổi chia sẻ về tâm lý dành cho sinh viên đã được phòng tổ chức như: “Thuyết phục bằng tâm lý"; "Bạn đang sống hay tồn tại"; "Tâm lý người trì hoãn"; Secret of bodylanguage"; "Mật mã trí nhớ"; "Khám phá tiềm năng bản thân"...

Bên cạnh được tư vấn bằng các phương pháp tham vấn tâm lý khoa học thì các sinh viên khi tìm đến phòng Tâm lý còn được hướng dẫn thư giãn bằng các động tác yoga để hỗ trợ quá trình trị liệu.

Bên cạnh được tư vấn bằng các phương pháp tham vấn tâm lý khoa học thì các sinh viên khi tìm đến phòng Tâm lý còn được hướng dẫn thư giãn bằng các động tác yoga để hỗ trợ quá trình trị liệu.

“Dù lịch làm việc khá căng thẳng, có những ngày tư vấn 6 ca liên tục nhưng tôi luôn cố gắng dành hết tâm sức của mình để giúp sinh viên có thể vượt qua những tổn thương tâm lý. Sau mỗi ca tư vấn mà giúp sinh viên cảm thấy nhẹ nhàng hơn, bớt căng thẳng, hoảng loạn và dần tìm lại niềm vui trong cuộc sống để học tập tốt, tôi cảm thấy vui vẻ và nhẹ lòng. Tôi luôn tâm niệm nhà tâm lý phải giữ một cái đầu lạnh và một trái tim ấm để giúp đỡ hết mình cho sinh viên”, cán bộ tâm lý Khuất Thị Hoa tâm sự.

Với những giá trị tinh thần tích cực mà phòng Tâm lý mang đến cho sinh viên FPT trong hơn một năm chính thức đi vào hoạt động, dự án này đã giành được giải Vàng iKhien số 1 năm 2018 của tập đoàn và có khả năng mở rộng, áp dụng với toàn khối Giáo dục FPT trong thời gian sắp tới.

Diệu Anh

*Tên nam sinh viên đã được thay đổi.

Ý kiến

()