Chúng ta

'Việt Nam sẽ đi cùng thế giới trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0'

Thứ ba, 18/4/2017 | 15:35 GMT+7

"Thời gian qua, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, hay Công nghiệp thế hệ 4.0, đã được những người đứng đầu Tập đoàn Viettel và FPT nói rất nhiều. Đây mới chỉ là thời điểm bắt đầu nên Việt Nam có thể đi cùng thế giới, thay vì đi sau như những cuộc cách mạng trước đó", TS. Võ Trí Thành - nguyên Phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế TW (CIEM), Thành viên tổ tư vấn Thủ tướng Chính phủ, nhận định. 

Chia sẻ với các học viên của Viện Quản trị Kinh doanh FPT (FSB) ngày 16/4 tại hội thảo "Các chính sách kinh tế vĩ mô, vi mô ảnh hưởng tới doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn", TS. Võ Trí Thành khá thận trọng khi nói về bức tranh tổng quan của nền kinh tế trong nước và thế giới. Ông cho rằng, bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay đang phức tạp bởi những vấn đề địa chính trị, chính sách của nhiều nước lớn chưa rõ ràng, ví dụ như chính sách của chính quyền mới tại Mỹ, thống nhất hay ly tán các nước trong khu vực EU...

Buổi hội thảo do FSB tổ chức thu hút gần 100

Buổi hội thảo tổ chức thu hút hơn 100 học viên FSB tham dự.

Dù theo kịch bản nào thì kinh tế thế giới vẫn hồi phục khá yếu và không đồng đều. Trong sự phục hồi ấy thì nhiều nước là đối tác quan trọng của Việt Nam. Đặc biệt là tốc độ tăng trưởng thương mại hàng hóa thế giới đã suy giảm mạnh trong vài năm trở lại đây, thấp hơn cả tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới và được dự báo năm 2017 vẫn sẽ như vậy. 

Theo TS. Võ Trí Thành, các vấn đề Việt Nam cần quan tâm nhất gồm: Chính sách tiền tệ (lạm phát, tỷ giá, lãi suất...), môi trường kinh doanh (thủ tục hành chính, chi phí kinh doanh...), chính sách hỗ trợ, hội nhập (mở cửa).

Theo TS. Võ Trí Thành, các vấn đề Việt Nam cần quan tâm nhất gồm: Chính sách tiền tệ (lạm phát, tỷ giá, lãi suất...), môi trường kinh doanh (thủ tục hành chính, chi phí kinh doanh...), chính sách hỗ trợ, hội nhập (mở cửa).

Với bối cảnh này, Việt Nam phải chuẩn bị một kịch bản mà ở đó, mối quan hệ thương mại đầu tư với thế giới có thể khó khăn hơn, các chính sách vĩ mô như chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa trở nên phức tạp hơn. Do đó, Việt Nam muốn đạt được mục tiêu tăng trưởng vừa phải, khoảng 6% trở lên, thì chính sách kinh tế vĩ mô phải ổn định, đủ linh hoạt, đủ cẩn trọng và có vai trò nỗ lực quan trọng trong việc tái cấu trúc, đặc biệt là xử lý những yếu kém của hệ thống tài chính - ngân hàng.

Theo TS. Võ Trí Thành, các vấn đề Việt Nam cần quan tâm nhất gồm: Chính sách tiền tệ (lạm phát, tỷ giá, lãi suất...), môi trường kinh doanh (thủ tục hành chính, chi phí kinh doanh...), chính sách hỗ trợ, hội nhập (mở cửa). Các lĩnh vực có lợi thế và tiềm năng của Việt Nam hiện là công nghiệp chế biến chế tạo, bất động sản, xây dựng, tài chính - ngân hàng, du lịch. Ngay cả nông nghiệp, dù có giá trị gia tăng tương đối thấp, nhưng đến nay, nếu nhìn nông nghiệp theo chuỗi giá trị từ hình thành cho đến sản phẩm cuối cùng, thì cũng là lĩnh vực tiềm năng.

Các lĩnh vực có lợi thế và tiềm năng của Việt Nam hiện là công nghiệp chế biến chế tạo, bất động sản, xây dựng, tài chính - ngân hàng, du lịch.

Thành viên tổ tư vấn Thủ tướng Chính phủ, các lĩnh vực có lợi thế và tiềm năng của Việt Nam hiện là công nghiệp chế biến chế tạo, bất động sản, xây dựng, tài chính - ngân hàng, du lịch.

Để học viên FSB có cái nhìn chi tiết hơn trong từng lĩnh vực, TS. Võ Trí Thành và TS. Nguyễn Đức Nhật - GĐ Học thuật FSB HCM dành phần lớn thời gian còn lại của hội thảo để giải đáp thắc mắc của người tham dự. Như "gãi đúng chỗ ngứa", rất nhiều học viên FSB đang làm việc trong các lĩnh vực như ngân hàng, du lịch, logictics, bất động sản, xây dựng... đặt câu hỏi với các diễn giả. 

Chia sẻ về Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 - từ khóa đang nóng hiện nayTS. Võ Trí Thành cho rằngdù được nhắc tới khá nhiều trên thế giới, nhưng nội dung của nó thì vẫn khá xa lạ với nhiều người Việt.

"Thời gian qua, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, hay Công nghiệp thế hệ 4.0, đã được những người đứng đầu Tập đoàn Viettel và FPT nói rất nhiều. Trong đó, Chủ tịch HĐQT FPT Trương Gia Bình nhận định đây mới chỉ là thời điểm bắt đầu để Việt Nam có thể đi cùng thế giới, thay vì đi sau như những cuộc cách mạng trước đó", TS. Võ Trí Thành nói.

[Caption]

Học viên FSB đều đang làm trong nhiều lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế nên buổi hội thảo nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến ngành nghề và kinh tế vi mô, vĩ mô.

Trong bài chia sẻ với báo chí mới đây, TS. Võ Trí Thành đúc kết, cách mạng công nghiệp lần thứ 4 chính là cuộc cách mạng về kết nối, thể hiện ở điểm: nó liên quan đến nhiều công nghệ khác, không tách rời ra được. Kết nối ở đây, theo ông, đó là sự tương tác giữa người - vật và thế giới số một cách tức thời - hiệu quả - thông minh. Ở cuộc cách mạng đầu tiên, người ta làm riêng lẻ từng loại công nghệ, còn ở hiện tại, là sự gia tăng kết nối, giữa cái này với cái kia, tạo thành một mạng lưới tổng thế chung mà ở đó, con người là trung tâm.

Ông nhấn mạnh, con người phải là con người ở vị trí trung tâm mạng lưới. Bởi lẽ, tính chất tức thời - hiệu quả - thông minh của chuỗi kết nối này ngoài việc làm tăng năng suất lên hàng chục, hàng trăm lần sẽ khiến cho hàng triệu người lao động sẽ phải "từ nhà máy bước ra ngoài". Đó là vấn đề sống còn của người lao động. 

Tuy nhiên, dù muốn dù không, xu thế của cuộc cách mạng này là tất yếu, không một ai có thể cưỡng lại được. Nó cũng đồng thời là cơ hội để "Việt Nam hoá rồng" một cách bình đẳng với các nước khác, cho dù họ có đang là cường quốc.

Để làm được điều này, Thành viên tổ tư vấn Thủ tướng Chính phủ đề cao vai trò của thể chế và người lãnh đạo. Thể chế phải tốt, lãnh đạo phải nhanh, mạnh và quyết đoán, sâu sát, nhạy cảm với tình hình để có quyết sách đúng đắn. Tiếp theo là phải có một hệ thống giáo dục đào tạo kỹ năng tốt để cung cấp cho thị trường nguồn nhân lực số có chất lượng cao, coi doanh nghiệp sáng tạo là trung tâm, đồng thời thúc đẩy an ninh mạng kết nối.

>> Lượng đặt hàng Galaxy S8/S8 Plus làm lu mờ S7 và Note 7

Hà Dương

Ý kiến

()