Chúng ta

Chứng khoán tăng, Chủ tịch FPT có thêm hơn 25 tỷ đồng

Thứ hai, 19/10/2015 | 09:16 GMT+7

Anh Trương Gia Bình đứng vị trí thứ 9 trong Top những người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong khi đó, danh sách người hụt tiền nhiều lại có các đại gia Phạm Nhật Vượng (VIC, hụt mất 266,22 tỷ đồng) và ông Đoàn Nguyên Đức (HAG, mất 173,88 tỷ đồng).

Trong phiên giao dịch ngày 16/10, cổ phiếu FPT giao dịch ở mức 46.700 đồng/cổ phiếu. Đây là mức giá cao nhất của FPT trong khoảng hai tháng nay.

Theo BizLive, chỉ số VN-Index cả tuần qua chủ yếu đi ngang, chỉ tăng có 5 điểm lên 593,02 điểm. Kết quả, tài sản của cổ đông lớn các công ty trên sàn này đã tăng thêm 608 tỷ đồng. Trong đó, chị em ông Đặng Thành Tâm và bà Đặng Thị Hoàng Yến, hai lãnh đạo của KBC và ITA, đã gia tăng thêm lần lượt 37,9 tỷ đồng và 27,17 tỷ đồng.

DSC8647-JPG-6785-1445216150.jpg

Chủ tịch FPT trở lại Top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán, theo số liệu của BizLive.

Số liệu của báo Nhịp sống Kinh doanh cho thấy, nhờ thông tin Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sẽ thoái vốn tại hàng loạt doanh nghiệp, trong đó có FPT, tài sản của Chủ tịch Trương Gia Bình đã có thêm 25,5 tỷ đồng. Anh Bình hiện đứng thứ 9 trong bảng danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán của BizLive.

Theo dữ liệu của Stockbiz, các cổ đông tổ chức giữ nhiều cổ phiếu FPT gồm: Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) 6,05%; Red River Holding - 5,72%; Deutsche Bank AG, London Branch - 4,97%; Deutsche Bank AG - 3,80%; Government of Singapore - 3,56%); The Caravel Fund (International) Ltd. - 2,55% và hai cổ đông cá nhân lớn nhất là Chủ tịch HĐQT Trương Gia Bình - 7,14% và CEO Bùi Quang Ngọc - 3,72%. Như vậy, CEO Bùi Quang Ngọc cũng có thêm hơn 13 tỷ đồng trong đợt tăng giá vừa qua.

Theo số liệu ngày 31/12/2014 của VnExpress, với 943,158 tỷ đồng, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình đứng ở vị trí 18 trong bảng xếp hạng, tụt 3 bậc so với năm 2013. 

Trước đó, ngày 13/10, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã ký văn bản cho phép SCIC “chọn thời gian thích hợp, báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định việc thoái hết vốn tại 10 doanh nghiệp nhằm đạt được lợi ích cao nhất”.

Trong số 10 doanh nghiệp mà SCIC được quyền chọn thời điểm thích hợp để trình phương án thoái vốn có Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk (mã VNM), Công ty Cổ phần FPT (FPT), Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom), Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BMC)... 

Cụ thể, SCIC sẽ thoái hoàn toàn 6% lượng cổ phiếu FPT đang sở hữu. Hiện SCIC là cổ đông lớn thứ hai tại FPT sau Chủ tịch Trương Gia Bình (7,14%). Đối với FPT Telecom, SCIC sẽ thoái toàn bộ 50,2% vốn cổ phần. 

>> Cổ phiếu FPT tăng mạnh sau tin SCIC thoái vốn

Nguyên Văn

Ý kiến

()