Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT. |
Phát biểu tại diễn đàn Nikkei Global Management lần thứ 17, ông Bình cho rằng cuộc dịch chuyển sang kỹ thuật số sẽ mang lại hai khả năng. Một là ASEAN với dân số khoảng 600 triệu người sẽ trở thành nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới bằng việc tận dụng sức mạnh số hóa. Hai là khoảng cách công nghệ giữa Đông Nam Á và các nền kinh tế phát triển ngày một lớn, khu vực này sẽ tụt hậu xa hơn.
Để tận dụng những thay đổi công nghệ, ông Bình kêu gọi chia sẻ các nền tảng kỹ thuật số và tự do lưu thông lao động, vốn, nguồn lực, hàng hóa và dịch vụ trong cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community - AEC) - một thị trường chung sẽ được thành lập vào cuối năm 2015. Tuy nhiên, để AEC hoạt động hiệu quả là một thách thức lớn, ông Bình lưu ý.
Dù thương mại tự do hơn trong khu vực sẽ gia tăng tốc độ phát triển, nhưng nó cũng mang lại cho Việt Nam nhiều thách thức vì quốc gia này phải tìm cách để giữ lao động giỏi. Mức lương của họ thấp hơn vị trí tương tự ở nơi khác.
Ông Bình cho biết FPT đang đẩy mạnh chyển đổi kỹ thuật số ở Việt Nam và các nước ASEAN, cung cấp nền tảng kỹ thuật số cho IoT và các công cụ Internet khác. Công ty cũng đang phát triển các tài năng trẻ. Ông gọi đây là “động lực cho phát triển” của công ty. Đến năm 2020, FPT sẽ đào tạo khoảng 10,000 kỹ sư cầu nối Việt Nam, gửi họ sang Nhật Bản trong 6 tháng.
FPT đặt mục tiêu giữ vững vị trí công ty CNTT hàng đầu Đông Nam Á, tăng trưởng hằng năm đạt 30% trong 15 năm tới, ông Bình nói.
Diễn đàn Nikkei Global Management do ikkei, IMD and Harvard Business School phối hợp tổ chức. Hội nghị chuyên đề diễn ra trong 2 ngày thu hút sự tham gia của CEO từ các công hàng đầu đến chia sẻ ý kiến về chủ đề Resilient Leadership - Making the Next Leap Forward" (Lãnh đạo quyết đoán - Tạo bước nhảy vọt).
Lê Vin (theo Nikkei)
Ý kiến
()