Khi biết Đại học Trực tuyến FUNiX chuyên đào tạo về ngành CNTT lại không giới hạn độ tuổi, Lê Nguyễn Thiện Nhân đã mạnh dạn xin ba mẹ theo học. Với thành tích học tập ấn tượng, điểm tổng kết trung bình lớp 6 là 9.5 cùng việc biết sử dụng nhiều ngôn ngữ lập trình, khả năng tiếng Anh tốt, cậu bé 12 tuổi đã thuyết phục Ban giám hiệu của FUNiX để trở thành sinh viên trẻ nhất của trường.
Mỗi ngày Nhân dành khoảng 1-2 giờ online để học với các mentor, đặt câu hỏi và làm các bài kiểm tra. Ngoài ra, cậu vẫn dành thời gian học nhạc và chơi thể thao. Dù mới gia nhập FUNiX nhưng Thiện Nhân đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của các mentor nhờ lối đặt câu hỏi rành mạch, đúng trọng tâm và đặc biệt là cách nói chuyện chững chạc hơn lứa tuổi của em.
Đang học lợp 7, Lê Nguyễn Thiện Nhân (thứ hai từ trái qua) là sinh viên trẻ nhất FUNiX ở độ tuổi 12. Ảnh: Hà Dương. |
Nếu như Thiện Nhân trở thành sinh viên nhỏ tuổi nhất FUNiX thì bác Nguyễn Phương Quế, quận Gò Vấp, TP HCM, là sinh viên lớn tuổi nhất - 76 tuổi. Hơn 36 năm làm kỹ sư, ông Quế đi học không phải vì bằng cấp hay tìm kiếm việc làm mà chỉ mong muốn nâng cao kiến thức để không bị lạc hậu. Thấy lĩnh vực công nghệ thông tin có nhiều ứng dụng hay, lại xuất thân từ dân Toán nên ông chọn ngành này để theo học.
Dù gặp đôi chút khó khăn do tuổi tác đã cao nhưng sau vài ngày tham gia khóa học, sinh viên đặc biệt đã quen dần với chương trình. Không để mình bị thua lớp trẻ, ông Quế dành mỗi ngày 2-4 giờ truy cập Facebook để học bài.
Không chỉ xác lập những kỳ tích về độ tuổi, FUNiX còn chứng tỏ được sức lan tỏa khi có đến 13 quốc gia có sinh viên đăng ký theo học nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí.
Theo thống kế, hơn 35 sinh viên của trường đến từ 13 quốc gia khác nhau, trong đó nhiều nhất là Mỹ, Anh, Australia... Còn tại Việt Nam, sinh viên của trường đến từ khắp 63 tỉnh, thành.
Sau gần một năm đi vào hoạt động, FUNiX cũng xác lập con số gần 1.000 sinh viên theo học. Nhiều học viên đã là tiến sĩ ở nước ngoài, thậm chí có hàng chục năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực công nghệ. Nhưng cũng có những sinh viên đang là học sinh ở các trường trung học, phổ thông, sinh viên trường đại học khác.
Ở bất kỳ nơi đâu, sinh viên đều được hệ thống mentors với hơn 500 người, họ là các chuyên gia, sếp lớn đến từ các công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam, hỗ trợ, hướng dẫn và tư vấn.
Giải đáp những thắc mắc của sinh viên, Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam - hiệu trưởng Đại học trực tuyến FUNiX, cho biết, bài giảng online của Đại học trực tuyến FUNiX được lấy từ các nguồn mở (MOOC) trên Internet. Đây là các bài giảng do những giáo sư, giảng viên hàng đầu của các trường trên thế giới soạn ra. Chất lượng sư phạm đã được kiểm nghiệm. Quan hệ mentor - sinh viên là quan hệ có tính huynh đệ, không phải thầy trò làm nhiệm vụ kèm cặp, giám sát việc học của sinh viên như ở các trường truyền thống. Họ tham gia với tư cách là người hướng dẫn, bù đắp thêm cho sinh viên những kiến thức lẫn kinh nghiệm thực tế mà họ đã trải qua. Bởi thế FUNiX lựa chọn mentor dựa trên kinh nghiệm thực tế và thái độ sẵn sàng chia sẻ tri thức. Khi gặp vấn đề khó, mentor sẽ hướng dẫn cho sinh viên cách giải quyết vấn đề đó thế nào trên thực tế. Trường còn thường xuyên tổ chức các buổi gặp mặt giữa mentor và sinh viên qua các sự kiện như xDay, xRoom, xTalk, xCafe... Đây là hoạt động offline định kỳ, trong đó, mentor - là các nhà quản lý, chuyên gia kỹ thuật (những người trực tiếp tuyển dụng) của doanh nghiệp sẽ có những định hướng, chia sẻ thiết thực giúp sinh viên có kế hoạch học tập phù hợp. Mục tiêu của FUNiX là đào tạo ra thế hệ sinh viên biết khai thác các nguồn (miễn phí và mất phí) trên Internet để liên tục bổ sung kiến thức của mình sau này. FUNiX không những chỉ ra nguồn trên Internet, mà còn chọn lọc, sắp xếp, ra bài thi, lên chương trình hoàn chỉnh với 8 chứng chỉ khác nhau. Ngoài việc học qua các bài giảng, trường còn có hệ thống mentor lớn để hỗ trợ tức thì việc học cho sinh viên, tổ chức các sự kiện offline định kỳ cũng như tổ chức chấm thi... |
>> Sinh viên trẻ nhất FUNiX 12 tuổi
Việt Nguyễn tổng hợp
Ý kiến
()