Chủ tịch FPT Trương Gia Bình và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp diễn ra sáng 17/5 ở Hà Nội. Khoảng 2.000 đại biểu, đại diện doanh nghiệp tham dự. Ảnh: Zing. |
Nhìn lại lịch sử, có thể thấy, loài người đã chứng kiến 3 cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lớn, từ đó, mang đến những tác động vô cùng to lớn, làm thay đổi cấu trúc ngành nghề trên thế giới và thay đổi cả cuộc sống loài người.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần đầu tiên bắt đầu ở nước Anh từ cuối thế kỷ 18 khi con người phát minh ra động cơ hơi nước giúp thay đổi phương thức sản xuất từ chân tay đến sản xuất cơ khí.
Cuộc cách mạng lần hai diễn ra vào nửa cuối thế kỷ 19 cho đến khi đại chiến thế giới lần thứ nhất xảy ra với sự ra đời của động cơ điện, mang lại cuộc sống văn minh, năng suất lao động tăng gấp nhiều lần so với động cơ hơi nước.
Cuộc cách mạng lần ba diễn ra từ những năm 1970 với sự ra đời của sản xuất tự động dựa vào máy tính, thiết bị điện tử và Internet.
Và cuộc cách mạng lần thứ 4, được cho là bắt đầu từ khoảng đầu những năm 2000 với việc phát triển công nghệ số hoá dự trên 3 trụ cột là công nghệ vật lý, công nghệ số và công nghệ sinh học.
Chia sẻ tại Hội thảo Quản trị - Cách mạng Công nghiệp thời kỳ 4.0, nằm trong chuỗi hội thảo quản trị của Viện quản trị kinh doanh FSB dành cho học viên chương trình MBA và MiniMBA, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, cuộc cách mạng này có một số điểm khác biệt chính đối với những cuộc cách mạng trước. Cụ thể, đây là cuộc cách mạng có tốc độ thay đổi cực kỳ nhanh chóng, là sự kết hợp của nhiều công nghệ khác nhau, có tác động rộng và sâu mọi mặt của cuộc sống.
Đối với các doanh nghiệp Việt, ông Lực cho rằng, cuộc cách mạng sẽ đặt ra nhiều thách thức cũng như cơ hội lớn.
“Về cơ hội, cách mạng 4.0 mang lại cơ hội kết nối, chia sẻ thông tin giữa các doanh nghiệp, tham gia vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Thứ hai là tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển thị trường, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ qua biên giới một cách dễ dàng với chi phí thấp. Thứ ba, là nhờ ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp giảm chi phí giao dịch và quản lý cho doanh nghiệp. Và cuối cùng là tạo ra điều kiện để doanh nghiệp có được những sản phẩm tốt trên nền tảng công nghệ mới.”, ông Lực nói.
Tuy vậy, theo chuyên gia, cuộc cách mạng này cũng mang tới không ít thách thức lớn, trong đó phải kể đến nguy cơ bị tấn công mạng hay những lỗ hổng dữ liệu. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn yếu khiến cho cuộc chơi trở nên khó khăn hơn. Và cuối cùng chính là thách thức đối với khuôn khổ quản lý, pháp lý. Nếu như cơ quan quản lý không theo kịp, không đưa kịp các khung pháp lý để vận hành nền kinh tế số thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn,.
Đồng quan điểm, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT cho rằng, để phát huy ưu thế trong cuộc cách mạng 4.0, Việt Nam cần có lộ trình phát triển, các doanh nghiệp cũng cần có một lộ trình tương tự.
Cùng với đó, là hạ tầng phù hợp, an toàn; chính sách, hành lang pháp lý đồng bộ và đặc biệt là "nhân sự 4.0". Ông Bình cho biết, tại Mỹ, hiện 85% công việc kiểm toán, tài chính đã được thực hiện bằng máy. Theo đó, các kỹ năng cũ của con người cần phải được thay bằng các kỹ năng mới để thực hiện những phần công việc mà máy móc chưa làm được.
>> Cách mạng 4.0 và Người thép
BizLIVE
Ý kiến
()