Chúng ta

Bất ngờ với nhiều phần mềm nội do sinh viên viết dành cho người Việt

Thứ ba, 17/11/2015 | 09:11 GMT+7

16 đội vào bán kết cuộc thi S.M.A.C Challenge 2015 đều có sản phẩm ứng dụng với tính thực tế cao, nhiều ứng dụng tốt về giao thông, giáo dục...

Trong 2 ngày 14-15/11 tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, top 16 đội của cuộc thi S.M.A.C Challenge 2015 (do Tập đoàn FPT tổ chức) đã thuyết trình ý tưởng và trình diễn ứng dụng trên điện thoại thông minh. Bốn đội có số điểm cao nhất sẽ được chọn vào vòng chung kết. 

Tại vòng bán kết, mỗi đội có 10 phút để thuyết trình ý tưởng và trình diễn ứng dụng. Điểm đặc biệt của vòng thi này là ngoài ban giám khảo, mỗi đội còn được 2 đội bạn (sắp xếp theo thứ tự bốc thăm) góp ý và đưa ra ý kiến phản biện. 

l1-9385-1447634875.jpg

Đội thi Feed & Quit - Đại học FPT và Đội thi 3TM, Đại học Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia TP HCM.

Tất cả nội dung này đều được chấm và tổng hợp thành điểm cuối cùng của mỗi đội thi. Trong đó, điểm cho phần thuyết trình ý tưởng chiếm 20%, phần trình diễn ý tưởng chiếm 60%, phần phản biện với giám khảo và 2 đội bạn chiếm 10%, 10% điểm cuối cùng dành cho phản biện/góp ý của đội thi dành cho 2 đội bạn khác.

Dự kiến trận chung kết S.M.A.C Challenge 2015 sẽ diễn ra ngày 19/12.

Trước đó, trong 2 ngày 31/10 và 1/11, 48 đội lọt vào vòng 2 cuộc thi S.M.A.C Challenge 2015 đã có buổi trình  bày chi tiết về ý tưởng cũng như hướng phát triển ứng dụng trên thực tế. 16 đội có ý tưởng sản phẩm rõ nét, khả năng ứng dụng thực tế cao đã được lựa chọn vào vòng bán kết của cuộc thi.  

Trong đó, Hà Nội là khu vực có số lượng đông đội thi lọt vào vòng bán kết với 10 đội đến từ các trường Học viện Bưu chính viễn thông, Đại học Công nghệ, Đại học FPT, Đại học Thành Đô. 6 đội còn lại thuộc khu vực TP HCM đến từ các trường Đại học Công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia TP HCM, Đại học FPT, Đại học Giao thông vận tải. 

Với chủ đề “Số hóa giọng nói”, S.M.A.C Challenge 2015 là cuộc thi đầu tiên tại Việt Nam tìm kiếm và phát triển các ý tưởng công nghệ tương tác bằng giọng nói.

Tổng giá trị giải thưởng là 250 triệu đồng (bao gồm tiền mặt và hiện vật). Ngoài ra, cuộc thi còn mang đến cho các bạn thí sinh nhiều cơ hội việc làm trong lĩnh vực công nghệ mới, cơ hội được Quỹ FPT Ventures rót vốn đầu tư.

Giáo dục

Ý kiến

()