Sải bước thành công nhờ khác biệt
FUNiX là đại học trực tuyến 3 không: không giảng đường, không thầy giáo và không sách giáo khoa. Điểm khác biệt của ngôi trường này là không sử dụng giảng viên, người truyền đạt kiến thức được gọi là các "mentor" (người hướng dẫn). Mentor vừa là người dạy, người bạn, kiêm đồng hành và có thể là đồng nghiệp hay đối tác của người học. Học viên có thể là bất kỳ ai, không phân biệt độ tuổi, ngành nghề, miễn là có nguyện vọng học và có cam kết.
Trong quá trình theo học, học viên phải tự học tài liệu, làm bài tập, tự hỏi đáp với mentor, tham gia các dự án, thi và làm đồ án tốt nghiệp. Để được cấp bằng cử nhân công nghệ phần mềm, học viên phải đáp ứng yêu cầu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện hành.
Sau tròn một năm hoạt động, FUNiX đang nhận được tín hiệu tốt. |
Sau tròn một năm hoạt động (20/11/2015 - 20/11/2016), anh Nam đánh giá FUNiX đã nhận những tín hiệu tốt, có được sự ủng hộ từ các nhà giáo dục, chuyên gia công nghệ thông tin cũng như sinh viên. Trường đang có khoảng 600 học viên, trẻ nhất là 14 tuổi và người cao tuổi nhất đã 76, đến từ 12 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đội ngũ mentor đã tăng lên gần 300 người thuộc 10 nước và vùng lãnh thổ. Trong tương lai không xa, ngoài công nghệ thông tin, FUNiX sẽ mở rộng lĩnh vực đào tạo, ví dụ như kinh tế, kế toán, đồ họa, an toàn thông tin, kiến trúc... và tất cả đều 'trên mây'.
Chia sẻ về đứa con tinh thần tại cuộc thi “Startup Việt - Sải bước thành công”, anh Nam khẳng định, hiện tại là thời điểm thích hợp phát triển đại học online bởi Internet ngày nay đã phổ cập. Những công cụ giao tiếp qua mạng hiện rất tốt về mặt hình ảnh, âm thanh dù ở đường truyền tốc độ thấp. Điều đó hỗ trợ việc học trực tuyến rất hiệu quả với chi phí rẻ.
Thêm vào đó, đặt chân đến nhiều quốc gia, chứng kiến nền giáo dục đại học đại trà đang khủng hoảng trên toàn thế giới vì không thể bắt kịp với thực tế đang thay đổi nhanh chóng, anh Nam nhận ra giáo dục luôn đòi hỏi sự sáng tạo. Việt Nam cần tìm được con đường của mình, có thể học hỏi Ấn Độ, Philippines hay Mexico..., những quốc gia đa dạng về phương thức giáo dục. Sinh viên Việt Nam cũng cần thay đổi cách nghĩ, cách làm, cách kết nối… để vươn lên ngang tầm thế giới bởi đây là thế hệ sẽ làm nên sự phát triển và thay đổi của đất nước. Anh mong muốn sinh viên thay đổi cách học thụ động bằng một cách học chủ động hơn, tiếp thu và biết chọn lọc kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau…
Con đường chông gai chứng minh bản lĩnh
Cũng từ sự khác biệt mà mặc dù có sự hậu thuẫn là công ty mẹ - Tập đoàn FPT, nhưng FUNiX lại gặp vô vàn khó khăn. Đầu tháng 9/2015, anh Nam tuyên bố: "FUNiX không cố gắng làm tốt hơn mà hoàn toàn đi một con đường khác". Ngày 14/9/2015, Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT đồng ý thành lập dự án trường đại học trực tuyến này.
Anh Nam luôn muốn vươn đến những thành công lớn lao hơn. |
Lấy được lòng tin từ cộng sự nhưng với người học, người dạy lại là bài toán khó tiếp theo. Những ngày đầu tiên xây dựng, nhiều chuyên gia uy tín không tin tưởng vào mô hình các khóa học mở và người hướng dẫn trực tiếp. Phụ huynh chưa tin tưởng vì không thầy làm sao học được? Học sinh cũng chưa hiểu, chưa quen với các học mới phải chủ động nghiên cứu, tìm hiểu và phải hỏi.
"Bạn có thể làm gì, nếu không phải là trực tiếp đứng ra đối mặt với những cáo buộc đó chứ không nấp sau khẩu hiệu, quyết định của tập thể. Tôi chấp nhận đương đầu với những khó khăn, những hoài nghi thậm chí chỉ trích vì tôi tin những gì mình theo đuổi. Làm thầy đã là rất khó. Làm thầy khởi nghiệp sẽ khó hơn 1.000 lần vì cái bạn mất không chỉ là tiền bạc mà là cả thế hệ", người sáng lập đại học trực tuyến đầu tiên của Việt Nam quả quyết.
Dù con đường khởi nghiệp lại không trải hoa hồng, nhưng bản lĩnh khác biệt, sự kiện định đã giúp vị doanh nhân U50 sải bước thành công. Giờ người ta không thấy FUNix là trò viển vông, ngược lại đó là hiện tượng.
>> Big Data hiểu bạn hơn cả người tình và bố mẹ
VietNamNet
Ý kiến
()