Chúng ta

Lúc đương nhiệm sao không nói

Chủ nhật, 17/7/2016 | 14:56 GMT+7

Nhiều cán bộ về hưu mới bắt đầu lên tiếng phê phán cơ chế thế này, tệ nạn quan trường thế kia...

Nhiều người trách, sao lúc đương nhiệm có quyền có chức, ông không nói; giờ về hưu mới nói thì có ích gì?

Nếu đọc câu chuyện dưới đây, bạn sẽ thấy chuyện đó hết sức bình thường, vì đó là truyền thống của các nước xã hội chủ nghĩa, chứ không phải đặc thù riêng của Việt Nam.

"Sau khi Stalin qua đời, Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ XX được tổ chức vào năm 1956. Tại đại hội, Tổng bí thư mới Khrushchev đã cực lực phê phán Stalin.

Một ý kiến chất vấn từ hội trường được chuyển lên Đoàn chủ tịch, rằng Khrushchev cũng là một nhân vật trong nhóm quyền lực cốt lõi thời Stalin cầm quyền, vậy tại sao không đứng ra phê phán từ thời đó?

Đáp lại, Khrushchev đọc to câu chất vấn một lần, sau đó hỏi toàn hội trường: “Là ai đã gửi câu hỏi này? Hãy đứng lên". Ở phía dưới lao xao một hồi nhưng không có ai đứng lên.

Tổng bí thư Khrushchev bèn nói: “Các anh xem, trong tình hình dân chủ như thế này mà đồng chí gửi câu hỏi còn không dám đứng lên, vậy trong bầu không khí độc tài thời Stalin, làm sao tôi dám đứng lên phê phán ông ấy"? Cả hội trường liền vỗ tay.

Thực thi dân chủ ở Liên Xô còn khó như thế, thì ở Việt Nam chắc chắn không phải là chuyện dễ dàng.

Hoàng Minh Châu

Ý kiến

()