Chúng ta

Bóng đá và nắm đấm

Thứ năm, 7/9/2017 | 14:43 GMT+7

Sân bóng FPT không phải là giải đấu chuyện nghiệp nhưng nó vừa tầm để vẽ nên bức tranh tổng thể về văn hóa ứng xử của từng cá nhân cầu thủ.

Đã có ít nhất 4 trận đấu ở Cup 13/9 miền Trung các cầu thủ đòi "ăn thua" nhau hoặc biểu hiện của sự thiếu văn hóa trong câu chữ lẫn hành động không đẹp mắt. Những cái đầu nóng đã không hề ý thức được rằng, chính sự thiếu kiềm chế là nguyên nhân quan trọng khiến đội nhà gặp bất lợi. Họ lặp lại tinh thần bạo lực ấy một cách vô thức.

Trước giờ bóng lăn, Ban tổ chức đã ý thức được sức nóng của giải đấu. Minh chứng là việc quy định FPT Edu phải có ít nhất 3 cán bộ, giảng viên vào sân thi đấu cùng sinh viên - năm ngoái vào sân tự do. Một quyết định đúng đắn để kiềm chế các cầu thủ trẻ nhưng chưa đủ, bởi sinh viên chỉ là số ít dù một số trận đấu họ đã không thể kiềm chế và có lời lẽ không đúng mực.

Nhưng ta cũng không nên quá nặng lời, dù sao họ cũng có tuổi đời còn khá trẻ nên đôi lúc dễ bị ức chế. Vậy cán bộ, nhân viên thì sao? Không thua gì sinh viên. Bên cạnh những lời nói xúc phạm lẫn nhau, họ còn vào bóng mang tính triệt hạ đồng nghiệp một cách thô thiển. Rất may chưa có những hành động nào đi quá giới hạn - đánh nhau, thậm chí chấn thương đánh tiếc. 

Vì sao vậy? Câu trả lời chỉ có chính những cầu thủ đó trả lời. Nhưng suy cho cùng họ cũng vì niềm đam mê và vinh quanh của đội nhà. Do đó khoan hãy trách cầu thủ, mà hãy nhìn nhận ở góc độ tổ chức, đặc biệt trọng tài. Một giải đấu "ao làng" đôi lúc phải áp dụng luật thật nặng.

Nhiều cầu thủ cho rằng trọng tài gần như không dám rút thẻ trước những pha vào bóng nguy hiểm, lời nói văng tục vì sợ cầu thủ trả đũa. Cùng lắm họ chỉ thổi phạt rồi rút một chiếc thẻ vàng cảnh cáo cho tình huống đáng nhận thẻ đỏ.

Thực ra đó là câu chuyện có thực. Trong lịch sử, trọng tài điều khiển ở giải đấu Cup 13/9 miền Trung đã không dưới một lần bị cầu thủ vây đánh sau khi kết thúc trận đấu. 

Việc đòi tấn công trọng tài, tấn công đồng nghiệp, đã minh họa rõ ràng cho việc chúng ta có một thứ văn hóa xấu xí về dung túng bạo lực. Và rõ ràng những người làm công tác tổ chức vẫn chưa tìm được giải pháp gì cụ thể ngoài những lời nhắc nhở chung chung.

Trên sân cỏ người ta có câu cửa miệng: "Bóng đá và nắm đấm". Vậy tại sao chúng ta không song hành luôn theo kiểu "thẻ đỏ và cấm thi đấu"?

>> Trách và yêu

Nguyễn Tấn Việt

Ý kiến

()