FPT là nhà tài trợ cho chương trình, đồng thời, anh Dương Dũng Triều cũng làm diễn giả cho cả hai hội thảo. Tại Investment Forum, Chủ tịch FPT Myanmar đã chia sẻ về vấn đề hiện đại hóa CNTT trong quản lý nhà nước để giúp Myanmar có bước nhảy vọt. Và trong Myanmar Connect, anh Triều nói về đầu tư của nước bạn ở lĩnh vực CNTT.
Myanmar Connect và Investment Forum là cơ hội để FPT mở rộng hình ảnh và mạng lưới đối tác, khách hàng tại Myanmar. |
FPT Myanmar đang đẩy mạnh phát triển phần mềm với mục tiêu có 1.000 lập trình viên. Đơn vị cũng có kế hoạch chuyển giao công việc từ Nhật Bản sang Myanmar để tạo thêm việc làm. "Hiện, nhu cầu về gia công phần mềm của Nhật Bản là không giới hạn. FPT đã mời nhiều công ty Nhật đến thăm Myanmar, nhưng phản ứng tích cực rất thấp do cơ sở hạ tầng nghèo nàn, giao thông ách tắc, chất lượng nguồn lực... Dịch vụ eService cho công dân cũng như doanh nghiệp rất kém... Nếu Myanmar muốn tích hợp vào chuỗi cung ứng trên toàn thế giới, Myanmar cần phải nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cải cách hành chính để hỗ trợ dịch vụ công dân và doanh nghiệp", anh nói.
Chủ tịch và TGĐ FPT Myanmar gặp và trao đổi với Bộ trưởng Bộ Công nghệ Thông tin và Truyền thông Myanamar (thứ 2, từ trái sang). Ảnh: Hồng Ngọc. |
Cùng với đó, việc giảm nghèo, cải thiện chất lượng giáo dục và phát triển nguồn nhân lực cũng cần phải được chú trọng. Theo anh Triều, Myanmar có thể mở thêm các trường Đại học tư nhân để cải thiện chất lượng đào tạo.
Sau phần chia sẻ này, nhiều doanh nghiệp bản địa và các đối tác hoạt động trong mảng CNTT, viễn thông, ngân hàng - tài chính đã đến trao đổi về cơ hội hợp tác với FPT. Ngoài ra, FPT IS cũng có đại diện tại các gian hàng trưng bày trong chương trình để giới thiệu về các giải pháp của đơn vị tại Myanmar.
Myanmar Connect và Investment Forum với các chủ đề Viễn thông, Ngân hàng - tài chính là cơ hội để FPT mở rộng hình ảnh và mạng lưới đối tác, khách hàng tại Myanmar.
Thanh Nga
Ý kiến
()