Chúng ta

VnExpress 'bắt tay' FUNiX ra mắt chuyên mục 'Giáo dục 4.0'

Thứ năm, 8/2/2018 | 17:29 GMT+7

Hàng loạt tin tức, bài giảng trực tuyến sẽ được giới thiệu trên chuyên mục 'Giáo dục 4.0' từ 6/2.

Nhằm cung cấp những thông tin cập nhật, toàn diện và chính thống nhất về xu hướng giáo dục 4.0, từ cuối năm 2017, VnExpress phối hợp với Đại học trực tuyến FUNiX, hệ thống giáo dục online Học mãi xây dựng chuyên mục Giáo dục 4.0. Bạn đọc có thể theo dõi tại địa chỉ: https://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/giao-duc-40.

Chuyên mục gồm 3 phần chính: Kiến thức, Xu hướng, Hỏi đáp với chuyên gia, Quiz/Game. Cùng với các tin tức về xu hướng giáo dục 4.0, VnExpress sẽ cập nhật nhiều bài giảng sinh động về khoa học tự nhiên và xã hội, công nghệ điện tử, quản trị kinh doanh... cho học sinh THPT, sinh viên, người đi làm. Đây cũng là diễn đàn bổ ích cho độc giả chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức, trao đổi với chuyên gia và nhận tư vấn định hướng nghề nghiệp.

set-4366-1518060145-500x300-4523-1518068

Giao diện chuyên mục Giáo dục 4.0.

Chuyên mục ra đời trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ mạnh mẽ, giáo dục không còn bó hẹp trong những khuôn mẫu  cũ. Trên thế giới, giáo dục 4.0 đang trở thành xu hướng rộng khắp được học sinh, sinh viên, người đi làm ưa chuộng. Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu khổng lồ (Big Data) hay thực tế ảo (VR)... vào dạy và học đang ngày càng phổ biến.

Tại Việt Nam, cộng đồng giáo viên và người học online đã lên tới hàng triệu người. Mô hình giáo dục trực tuyến trị giá hơn 10.000 tỷ đồng, đưa Việt Nam vào nhóm thị trường dẫn đầu tăng trưởng, vượt Thái Lan, Malaysia và Trung Quốc. Công nghệ mở ra cho học sinh, sinh viên cơ hội tiếp cận với kho tri thức và những phương pháp học tập tiên tiến nhất thế giới ngay trong nước.

Việt Nam cũng đã có làng nghề giáo dục trực tuyến đầu tiên do 3 nhà sáng lập Đại học trực tuyến FUNiX, trường trực tuyến BigSchool và tổ hợp giáo dục Topica xây dựng năm 2017. Đại diện FUNiX khẳng định, xu hướng giáo dục 4.0 sẽ khiến số lượng giáo viên ảo áp đảo thầy cô thực tế trong tương lai.

Chuyên mục được kỳ vọng sẽ đáp ứng nhu cầu của độc giả và 39% dân số sử dụng Internet tại Việt Nam. 

>> ‘Thượng phương bảo kiếm’ khiến Post & Tag nhà Bán lẻ ‘lên đỉnh’

Theo VnExpress

Ý kiến

()