1. Thay vì mất 10 giây, bạn có khi phải mất cả tháng gửi thư
Bạn có biết, khoảng 294 tỷ email được gửi hàng ngày, điều đó tương đương 2,8 triệu email được gửi đi mỗi giây và 90 nghìn tỷ email được gửi mỗi năm.
Thư tay gửi qua đường bưu điện là hình thức liên lạc chủ yếu trước khi có điện thoại và internet xuất hiện. Ảnh: ST. |
Bởi vậy hãy thử tưởng tượng xem nếu một ngày không có Internet, thay vì click gửi email trong "nháy mắt", bạn sẽ phải ra bưu điện để gửi thư tay và chờ vài ngày, đôi khi vài tuần sau bức thư mới đến tay người nhận.
2. Mất thêm 1 khoản tiền lớn cho những bức thư tay
Nếu chỉ tính riêng nước Mỹ, chi phí sử dụng tem thư thay cho email sẽ khoảng 6,3 nghìn tỷ USD (khoảng 131 triệu tỷ VND) - một con số khổng lồ.
3. Thảm họa kinh tế sẽ ngay lập tức xảy ra
Hàng loạt doanh nghiệp, công ty, ngân hàng đều phụ thuộc vào Internet... tất cả sẽ đồng loạt rối loạn. Sẽ không có bất cứ giao dịch ngân hàng quốc tế được thực hiện, các giao dịch phải thực hiện bằng tay thông qua dịch vụ bưu chính viễn thông, chuyển phát nhanh.
4. Hàng nghìn người mất việc làm
Chỉ tính riêng Facebook đã tạo ra 450.000 việc làm tại Mỹ, Google cũng "thu nạp" nhân viên lên tới 20.000 người. Không Internet, Google, Facebook..., hàng nghìn công ty cắt giảm nhân viên, thậm chí còn không hề tồn tại sẽ kéo theo hệ quả là hàng tỷ người mất việc làm.
Hàng tỷ người sẽ mất việc nếu như internet biến mất. Ảnh: ST. |
5. Cập nhật thông tin theo tốc độ "rùa bò"
Internet được coi là biển thông tin khổng lồ. Bởi lẽ đó, nếu không có Internet, bạn sẽ không thể truy cập hay tìm hiểu thông tin trên mạng. Thay vì ngồi nhà click, bạn sẽ phải đi ra thư viện, hiệu sách tìm toàn bộ những cuốn sách có liên quan để truy cho ra thông tin cần tìm kiếm.
Không những vậy, 65% người đọc tin tức online như hiện nay sẽ phải chờ cả ngày để đọc báo, cập nhật thông tin thời sự, chính trị, giải trí trên báo giấy thay vì "update" chúng nhanh nhạy theo từng phút với chiếc máy tính, điện thoại có nối mạng.
6. Không YouTube, không Google bạn sẽ phải đợi mua CD để được nghe thần tượng hát
Với 30 tỷ nội dung được chia sẻ trên các trang mạng xã hội mỗi tháng, 70 giờ của đoạn phim mới được đăng tải trên YouTube mỗi phút... sẽ là kho lựa chọn hoàn hảo cho nhiều bạn trẻ muốn giải trí, tìm kiếm thông tin cũng như giao lưu kết bạn trên toàn thế giới.
Không có YouTube, không Google bạn sẽ phải đợi mua CD để được nghe thần tượng hát. Ảnh: ST. |
7. Mua bán hàng online, đặt thức ăn trên mạng sẽ là "chuyện xa vời"
Không Internet, điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ không thể mua bán hàng online, hay đặt thức ăn qua trang chủ của cửa hàng. Thay vào đó, bạn sẽ phải đến tận nơi và lựa chọn món đồ cần thiết.
Không có internet, bạn không thể đặt hàng online và chỉ cần ngồi nhà chờ hàng được ship đến mà bạn phải ra tận cửa hàng để mua sắm. Ảnh: ST. |
8. Không Internet đồng nghĩa với việc không SMS, không điện thoại
Ít ai biết rằng, hệ thống cơ sở hạ tầng cho những dịch vụ điện thoại cũng là một phần của cơ sở hạ tầng Internet. Một số dịch vụ vệ tinh không hoạt động, điều đó có nghĩa bạn chỉ có thể xem chương trình TV qua đường dẫn thông thường với chiếc Anten. Nếu như hệ thống vệ tinh bị "sập", bạn có thể rơi vào tình trạng "mù thông tin" hoàn toàn.
Không có internet bạn chỉ có thể xem TV qua đường dẫn thông thường với chiếc Anten, sẽ không thể có nhiều kênh phong phú và chất lượng hình ảnh không cao. Ảnh: ST. |
9. Và nếu không có Internet, hẳn nhiên bạn sẽ không thể đọc được bài viết này!
Mặc dù sự sụp đổ của Internet sẽ kéo theo một dãy hệ lụy, đôi khi kéo thế giới quay về điểm mốc ban đầu nhưng chúng ta không cần quá lo lắng về điều đó. Internet không đơn giản chỉ là thiết bị chuyển mạch có thể bật/tắt bất cứ lúc nào, nó là những tập hợp của những thể chất vật lý và thay đổi liên tục.
Và nếu bạn cho rằng, Internet sẽ hoàn toàn tê liệt với kịch bản một tiểu hành tinh hoặc Sao Chổi đủ lớn va chạm với Trái đất, có thể phá hủy một phần đáng kể cơ sở hạ tầng của Internet thì có lẽ lúc đó, Trái đất của chúng ta cũng không còn sự sống nào để dùng Internet. Bởi vậy hãy tận hưởng những tiện ích mà Internet đã và đang đem lại cho cuộc sống của chúng ta.
Kể từ thời điểm Việt Nam chính thức kết nối với thế giới qua World Wide Web - 19/11/1997, Internet đã làm thay đổi sâu sắc đời sống sinh hoạt và thói quen của người dân. Đến nay, Việt Nam đã trở thành một trong những nước có hạ tầng Internet, viễn thông hiện đại phủ khắp lãnh thổ. Những ý tưởng kinh doanh mới lạ, táo bạo và quyết liệt của FPT ngay từ khi tham gia thị trường đã góp phần xóa bỏ thế độc quyền về Internet và viễn thông trong nước, trở thành một trong những nhà cung cấp mang lại nhiều lợi ích và dịch vụ giá trị gia tăng cho người dùng nhất. |
Diệu Anh sưu tầm
Ý kiến
()