Chúng ta

London dẫn đầu trong phát triển đô thị thông minh

Thứ năm, 3/12/2015 | 09:34 GMT+7

2016 sẽ là năm mà các thành phố bắt đầu dùng công nghệ để cải thiện dịch vụ và đời sống đô thị.

Con đường từ sân bay Barcelona đến không gian hội nghị Gran Via và các khách sạn lân cận không còn là một chặng hành trình xa xôi nữa. Ngay cả những lúc bận rộn nhất thì cũng chỉ mất 20 phút để di chuyển. Có nghĩa rằng Barcelona đã vượt qua cuộc thử nghiệm đầu tiên để trở thành một trung tâm công nghệ cao với giao thông thông minh.

Vài năm gần đây, các đô thị trên toàn cầu như Barcelona đều cố gắng để cạnh tranh với mô hình thung lũng silicon thường được nhắc đến để trở thành một trung tâm công nghệ. Điều này khuyến khích các công ty và những con người tài năng tạo ra một nhóm các công ty công nghệ.

Một số thành phố đã thành công nhưng cuộc cạnh tranh diễn ra quá mãnh liệt đến mức chính phủ và các nhà hoạch định đô thị đang khám phá những cách thức mới để biến thành phố của mình trở nên thu hút hơn trước các nhà đầu tư. Trung tâm công nghệ không phải theo nghĩa của quá khứ, những thành phố thông minh chắc chắn sẽ trở thành định hướng của tương lai cho những khu vực đô thị. Một đơn vị sinh thái đang nhanh chóng thành hình để hỗ trợ cho những dự án này.

Theo báo cáo năm 2015 của Công ty Markets and Markets, thị trường đô thị thông minh trên toàn cầu sẽ tăng trưởng từ 411 tỷ USD trong năm 2014 lên 1.135 tỷ USD vào năm 2019. Một hội nghị gần đây về đô thị thông minh được tổ chức ở Barcelona đã đưa tất cả những bên liên quan cùng nhau thảo luận cách mà các thành phố có thể sử dụng công nghệ để trở nên thích ứng hơn với thời đại.

1-4860-1449028026.jpg

Singapore là một môi trường thuận lợi cho các công nghệ đô thị thông minh như xe hơi không người lái

Một phiên của hội nghị này tập trung vào những thuận lợi mà một thành phố của Singapore đạt được khi xây dựng một thành phố thông minh, đặc biệt là khi các thiết bị trong nhà, giao thông và công nghệ có thể bổ trợ cho nhau. Một thành viên đã nhắc đến những đổi mới như nói chuyện với cột đèn giao thông để nhận thông tin, trong khi một số người khác tập trung vào luồng giao thông và cách thiết kế những căn nhà kết nối Internet.

Có đa dạng hướng đi mà các thành phố thông minh có thể áp dụng và chắc chắn là Singapore rất hứa hẹn với những hướng đi này. Và London đã không hề chậm trong bước đi thông minh. Thủ đô nước Anh vừa cho ra một cuộc thi mang tên “Thử thách thành phố thông minh”. Cuộc thi được kỳ vọng sẽ đẩy nhanh ảnh hưởng của London để trở thành nơi dẫn đầu thế giới trong hạng mục này.

Được bảo trợ bởi Văn phòng thị trưởng London, "Thử thách thành phố thông minh" sẽ được chạy bởi các công ty như Transport for London và IBM, những đơn vị đã đề xuất tổng số tiền 750.000 bảng Anh cho các nhà phát triển và khởi nghiệp. Những người này sẽ sử dụng Internet của vạn vật (IoT), đám mây và các công nghệ khác để ghi tên mình vào thử thách.

Cuộc thi sẽ khép lại vào ngày 15/12 tới và một nhóm các chuyên gia về đô thị và công nghệ sẽ chọn 10 dự án vào vòng chung kết và một trong số đó sẽ là người chiến thắng. Tất cả dự án này đều sẽ có được sự hướng dẫn từ các công ty hỗ trợ cho chương trình.

Một trong những công ty này là Venturespring, làm việc với các thương hiệu toàn cầu bằng cách cung cấp một hình thức thay thế các mô hình tư vấn truyền thống. Nhà sáng lập và điều hành Cassandra Harris gây ảnh hưởng với bảng tiểu sử hoành tráng. Cô từng dẫn dắt chiến lược kỹ thuật số toàn cầu của Unilever, phát triển bộ phận SEO trong nhà cho Mindshare Worldwide cũng như đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác.

“Là một công ty, chúng tôi muốn thu hẹp khoảng cách giữa các tập đoàn lớn và những nhà khởi nghiệp. Với “Thử thách thành phố thông minh” và đối tác IBM, chúng tôi đang tìm kiếm những điều mới mẻ để thay đổi cuộc sống của người dân London. Chúng tôi thực sự tự hào khi được hỗ trợ cho các nhà khởi nghiệp thông qua cuộc thi này”, Cassandra cho hay.

2-3360-1449028026.jpg

London tham vọng trở thành nơi đi đầu trong các chiến lược thành phố thông minh trên toàn cầu.

IBM cũng sẽ đóng góp đáng kể cho cuộc thi này bằng việc cho các dự án vào vòng chung kết sử dụng công nghệ của mình là Bluemix. Đây là nền tảng mở mà người dùng có thể sử dụng để xây dựng và chạy những ứng dụng mạnh nhanh chóng trong khi kết hợp các dịch vụ từ IBM Watson cùng với những nền tảng không phải IBM như Twitter hay GPS.

“Bluemix là một nền tảng mở của IBM để giúp thúc đẩy sự đổi mới cho tất cả loại hình tổ chức. Trong thế giới hiện nay, tốc độ và năng suất là yếu tố quyết định đối với những nhà phát triển để xây dựng những ứng dụng nhanh chóng mà chúng ta với vai trò người tiêu dùng mong muốn”, Doug Clark, Trưởng nhóm đám mây ở Anh của IBM, phát biểu.

Tuy nhiên, chắc chắn hai ông lớn này không có mặt ở đây để chỉ cho không mọi thứ. Với IBM và Venturespring, tất nhiên họ cũng hưởng lợi từ việc có thể xem xét qua các dữ liệu của cuộc thi này. Ngoài ra, giá trị PR không thể ngờ tới trong việc gắn liền với các thành phố thông minh cũng không thể không kể đến.

Sự hỗ trợ của Văn phòng thị trưởng London cũng rất quan trọng trong việc thu hút các át chủ bài và xa hơn là tiếp tục đến gần toàn cầu với ý tưởng London sẽ trở thành một trong những thành phố thông minh nhất thế giới.

“London đang đứng đầu về công nghệ thông minh và điều quan trọng là chúng ta đổi mới để cung cấp những ngôi nhà, giao thông và cơ sở hạ tầng mới mà thành phố đang cần. Cuộc thi sẽ khuyến khích những người yêu thích công nghệ sử dụng các ý tưởng sáng tạo của mình để giải quyết các vấn đề của đô thị. Điều này sẽ biến London ngày càng trở thành một thành phố đáng sống hơn nữa”, Matthew Pencharz, đại diện về Môi trường và Năng lượng London, chia sẻ.

Cho dù các ý tưởng của họ có thể cắt giảm thời gian từ sân bay London đến bất cứ đâu như Barcelona hay không thì việc sử dụng đồng tiền thông minh là một trong những lý do mấu chốt đưa London trở thành một trong những thành phố hiện đại nhất hành tinh này.

>> FPT Software sẵn sàng trong hành trình IoT

Yến Nhi (theo Telegraph)

Ý kiến

()