Không phủ nhận việc các vận động viên thể thao đang có thu nhập rất cao. Theo Forbes, trong 2016, vận động viên bóng rổ LeBron James có thu nhập lên tới 77 triệu USD, hay cầu thủ bóng đá như Ronaldo cũng nhận được số tiền "ngất ngưởng" với 88 triệu USD...
Tuy nhiên, theo website việc làm Paysa, đó chỉ là "bề nổi của tảng băng chìm", bởi cần phải xem xét vấn đề kỹ hơn. Bằng các số liệu thu thập được tại Mỹ, trang này chỉ ra rằng, thu nhập của các vận động viên chưa hẳn đã cao hơn kỹ sư phần mềm, trong khi tỷ lệ thành công lại thấp hơn.
Cụ thể, trong NFL (giải đấu về bóng bầu dục), tuổi nghề trung bình là 3,5 năm, tổng thu nhập tiềm năng là 3,01 triệu USD. Trong MLB (giải đấu về bóng chày), tuổi nghề cao hơn với 5,6 năm, thu nhập khoảng 2,91 triệu USD. Còn với NBA (giải đấu về bóng rổ), sự nghiệp vận động viên kéo dài trung bình khoảng 4,8 năm, thu nhập khoảng hơn 12 triệu USD.
Làm kỹ sư phần mềm kiếm được nhiều tiền hơn so với vận động viên chuyên nghiệp. |
Thế nhưng, Paysa chỉ ra rằng, không phải ai cũng có thu nhập cao như trên bởi con đường để trở thành vận động viên chuyên nghiệp rất khó. Ngoài năng khiếu bẩm sinh, mỗi người cần tập luyện nhiều với các chế độ ăn uống, nghỉ ngơi... khiến tỷ lệ người trở thành vận động viên chuyên nghiệp rất thấp.
Nhưng nếu trở thành một kỹ sư phần mềm? Theo Paysa, tỷ lệ chấp nhận sinh viên tại các trường kỹ thuật là 63 trên 100, tỷ lệ sinh viên kỹ thuật tốt nghiệp là 6 trên 10 và sinh viên tốt nghiệp tìm được việc làm là 97 trên 100.
Bên cạnh đó, với tuổi nghề trung bình lên tới 40 năm, mỗi kỹ sư phần mềm có thể thu nhập hơn 5 triệu USD (trung bình 125.418 USD mỗi năm) trong suốt sự nghiệp. Đó là chưa kể nếu được nhận vào các công ty lớn như Facebook và làm việc lâu dài, mức thu nhập lên tới 13.533.236 USD hay tại Google là 10.674.690 USD.
Với các số liệu trên, Paysa cho rằng lựa chọn nghề nghiệp là kỹ sư phần mềm dễ trở thành triệu phú hơn, dù thời gian trở thành triệu phú lâu hơn.
>> FPT gỡ nút thắt cho ngành giao thông
Theo VnExpress
Ý kiến
()