Chúng ta

Học viện Kỹ thuật Quân sự Vô địch Cuộc đua số mùa 3

Thứ bảy, 25/5/2019 | 20:18 GMT+7

Vượt đại diện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông ở trận Chung kết, các chàng trai MTA_R4F trở thành tân vương Cuộc đua số 2018 - 2019 được tổ chức tối 25/5. 

10 đội tuyển thi đấu trong đêm Chung kết gồm 8 đội mạnh nhất trong nước gồm: UET Fastest (ĐH Công nghệ - ĐHQGHN); MTA_R4F (Học viện Kỹ thuật Quân sự), Fast and Fiery và PTIT Word.Exe (Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông), SQ26 (Đại học Thông tin liên lạc), CDS-NTU2 (Đại học Nha Trang), Dateh IT (Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia TP HCM) và LHU The Walkers (Đại học Lạc Hồng). Đặc biệt 2 đội khách mời đến từ Anh và Nga là một điểm mới trong cuộc thi năm nay.

anh-3-1558787257-3308-1558790286.jpg

10 xe sẵn sàng bước vào cuộc đua.

Thử thách tại chung kết tối nay là các thí sinh phải lập trình để xe tự hành nhận diện đường không có làn rõ ràng, đi theo biển báo, biết lựa chọn đường đi ngắn nhất, chui hầm trong điều kiện ánh sáng thay đổi, xử lý được chướng ngại vật, thậm chí phải tự đỗ xe đúng nơi quy định, lượn qua những cung đường phức tạp như cua tay áo... 

Trực tiếp Chung kết Cuộc đua số:

19h30, 10 đội đua sẵn sàng cho vòng Chung kết. Thí sinh Hoàng Anh, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cho rằng năm nay đề thi khá khó và thách thức nhưng hấp dẫn hơn rất nhiều. "Năm trước, BTC chỉ yêu cầu thí sinh lập trình để xe di chuyển được trên cung đường đã biết trước, vượt chướng ngại vật… Năm nay xe phải tự định vị được mình đang ở đâu, và tìm được đoạn đường đi ngắn nhất đến được đích. Đây là những bài toán hết sức thực tế".

Có mặt tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao Tây Hồ từ khá sớm, Đại tá Lê Minh Thái - Phó Giám đốc Học viện Kỹ thuật Quân sự, nhận định mỗi cái tên góp mặt trong trận chung kết đều đã là những là đội chiến thắng. "Các em đại diện cho tinh thần sáng tạo, nghiên cứu công nghệ mới của Việt Nam. Học viện tự hào là đơn vị đồng hành cùng chương trình", Đại tá Thái khẳng định.

cuoc-dua-so-1_1558789580_1558789589.jpg

Chú Phạm Văn Sơn và bà xã.

Chú Phạm Văn Sơn, phụ huynh của em Phạm Sơn Hà (Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông) hào hứng trước không khí rạo rực hơn nhiều so với lần trước. "Các em vào được vòng này đã là thành công rồi. Thành tích cao hơn sẽ là động lực lớn cho các em phấn đấu".

cds-2-7806-1558791214.jpg
 

Tôi rất tự hào khi thấy con trai tham dự cuộc thi bổ ích này. Cảm giác sung sướng, phấn khởi vô cùng", Nguyễn Thị Thủy, phụ huynh sinh viên Nguyễn Viết Dần từ Thanh Hóa ra cổ vũ con. "Mấy ngày nay, thấy con gầy đi tôi thương lắm".

20h30: sự kiện bắt đầu

IMG-6774-JPG-3848-1558791747-6-8464-8511
 

Sự kiện được làm nóng với bài hát Tự tìm lối đi qua phần trình diễn của nhóm Recycle. 1.000 chỗ ngồi tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao Tây Hồ (Hà Nội) được lấp đầy.

Chủ tịch FPT khai mạc chung kết

Anh Trương Gia Bình cho rằng, sau Cuộc đua số FPT tin dân tộc hiếu học và yêu thích Toán, hoàn toàn có thể vươn lên lên chiếm lĩnh ngành CNTNT - trái tim của cách mạng công nghiệp 4.0. "Sân chơi hôm nay là đẳng cấp quốc tế. Cả thế giới có 3 sân chơi như vậy, FPT và hãng xe Audi cùng bắt đầu từ 2016. Sân chơi còn lại ở Amazon cho các lập trình viên Mỹ.

cds-3-2388-1558792854.jpg

Chủ tịch FPT Trương Gia Bình.

"Hiên tại sân chơi Cuộc đua số đã có Anh, Nga tham gia. Chúng ta đã trở thành sân chơi toàn cầu", anh Bình nhấn mạnh. "Đội đứng đầu hôm nay sẽ được đi Mỹ và có học bổng để trở thành tiến sĩ ngành Trí tuệ nhân tạo. Tôi xin chúc ý chí và quyết tâm của các bạn sẽ chiến thắng trong cuộc đua hôm nay".

20h40, Ban tổ chức công bố: sau hơn 7 tháng phát động, Cuộc đua số thu hút hàng nghìn thí sinh từ 32 trường đại học trên cả nước. Các thí sinh trải qua nhiều vòng thi kịch tính. Kết quả, chỉ 16 đội thi lọt vào vòng bán kết. 

Xe tự hành có kích thước bằng 1/7 xe thật, vận tốc 50km/h, có khả năng di chuyển qua nhiều địa hình và xử lý vật cản. Đến vòng chung kết còn 8 đội trong nước và 2 đội Anh và Nga. 

cds-7-8636-1558795211.jpg

Khán giả nhoài ra lan can để xem và chụp ảnh.

20h50, Cuộc đua số chính thức được bấm nút khởi động. Tổ trọng tài gồm anh Lê Ngọc Tuấn - Trưởng ban cùng 4 trọng tài biên.  

BTC công bổ thể lệ vòng 1: Xe di chuyển tự động trên sa hình, phải vượt qua các thử thách: đia qua đường hầm thiếu ánh sáng. Xe phải dừng đủ 3s trước khi bắt đầu hành trình tiếp theo. Xe phải không chừa 2 bánh và bánh thứ 3 chạm vạch nếu không sẽ phải xuất phát từ đầu. Vòng đầu các xe khám phá 5 địa danh ở Việt Nam: đưa xe qua các địa danh Việt Nam, kết thúc tại Hà Nội.

Cặp đấu đầu tiên: PTIT Word.Exe (Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông) - DaTeh IT (Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc Gia TP HCM)

Xe đỏ của PTIT xuất phát trước trong khi xe xanh của DatehIT có vẻ gặp trục trặc. X PTIT Word.Exe gần hoàn thành vòng đua nhưng sau đó phải trở về vạch xuất phát do chạy ra ngoài. Cuối cùng,  PTIT Word.Exe vượt qua 2/5 điểm mốc còn đối thủ chưa vượt qua mốc nào.  

IMG-6839-JPG-2920-1558794070.jpg

Cặp 1.

Trọng tài xác định PTIT Word.Exe hết 8s cho quãng đường ⅖. Trong khi Dateh IT 0s, vượt qua 0 mốc. Thí sinh Dương Minh Công của DatehIT phàn nàn, lúc tập, chiếc xe chưa từng bị như vậy. Nhưng chúng em rất vui vì mình đã vượt qua nhiều khó khăn để vào được vòng chung kết.

Cặp 2: MTA_R4F (Học viện Kỹ thuật Quân sự) - LHU The Walkers (ĐH Lạc Hồng) 

Trọng tài cho biết trận đấu không thể diễn ra đúng theo lịch trình dự kiến. Theo trọng tài Tuấn có sự cố nhỏ đã xảy ra nên BTC phải hỗ trợ đội thi đem xe về vị trí.

IMG-6855-JPG-9087-1558794487.jpg

Cặp 2.

Cặp đấu này được nhận định là cuộc so tài giữa 2 ứng viên vô địch. Trên sân MTA_R4F, chiếc xe đỏ đang băng băng vượt qua rừng Cúc Phương, sau khi băng qua hầm xe đã dừng. Chiếc xe đội LHU The Walkers cũng di chuyển rất chắc chắn và nhanh chóng hoàn thành đường đua.

Đội LHU The Walkers đã hoàn thành đường đua với 21s, trong khi đội MTA_R4F mất đến 27 giây.

Cặp 3: UET Fastest (Đại học Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội) - Fast and Fiery (HV Công nghệ Bưu chính Viễn thông)

Là đương kim vô địch Cuộc đua số mùa 2, UET Fastest cũng là đội thi có thành tích tốt nhất tại vòng Bán kết Cuộc đua số mùa 3. Tại Chung kết, đội chỉ hoàn thành một trong 5 mốc.

Trong khi đó đại diện thứ hai của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông hoàn thành vòng đua với 27 giây.

Nguyễn Văn Tùng (UET Fastest) không bất ngờ trước kết quả vòng 1 bởi trước khi bắt đầu trận Chung kết thì xe của UET đã gặp phải trục trặc lớn. "Đêm qua chúng em đã code lại để xe đáp ứng được cả 2 vòng. 3h sáng chạy thử đã ổn rồi nhưng khi chúng em ngủ dậy thì xe không chạy nữa. Đội em buộc phải làm lại bài toán cũ dù thời gian không còn nhiều", Tùng bộc bạch.

Dù hơi buồn vì năm nay khó có thể đạt được thành tích năm ngoái nhưng chúng em sẽ cố gắng hết mình và chơi đến cùng, Tùng chia sẻ.

Cặp 4: SQ26 (Đại học Thông tin liên lạc) - C305 (Đại học Tổng hợp Liên bang Viễn Đông, Nga)

Cuộc so tài đầu tiên giữa sinh viên Việt Nam và sinh viên nước ngoài nhận được sự cổ vũ nhiệt tình từ khán giả. Xe của cả 2 đội đều gặp vấn đề trong quá trình xuất phát đầu tiên. Sau đó, chiếc xe đội SQ26 đã bất ngờ đâm vào hầm và phải khởi động lại. Xe đội SQ26 đã vượt được 2 mốc trong khi xe đội C305 khởi động nhiều lần nhưng vẫn không đi đúng đường.

C305 hoàn thành hai trong số 5 mốc, thời gian 10 giây. SQ26 chỉ vượt qua một mốc.

Cặp 5: Meantime (Đại học Greenwich, Anh) - CDSNTU2 (Đại học Nha Trang)

Khởi đầu, hai đội phải retry liên tục. Trong 30s đầu tiên, chưa có cột mốc nào được các đội đánh dấu. 

60s trôi qua, hai đội di chuyển nhanh và châm rãi. Meantime đã vượt qua một cột mốc. Chỉ vài giây sau đó, đội xanh di chuyển bứt tốc và vượt qua 4/5 mốc trong thời gian 30s. Đội gặp trục trặc ở mốc cuối, khi sắp hoàn thành trọn vẹn 1 vòng thi.

Meantime đi được hai trong số 5 mốc trong thời gian 16 giây và CDSNTU2 hết 30 giây để đi qua bốn mốc.

cds-5-4882-1558795211.jpg

Xe đội  không hoàn thành vòng đua.

21h35: Kết quả thi đấu vòng 1

Screen-Shot-2019-05-25-at-9-35-2390-3545

21h44: Bán kết 1: MTA_R4F (Học viện Kỹ thuật Quân sự) -  CDSNTU2 (Đại học Nha Trang)

Hai đội bước vào trận đấu theo thể thức loại trực tiếp. Đội nào hoàn thành đường đua trước, trận đấu sẽ kết thúc và không có retry. Xe 2 đội đều di chuyển rất nhanh, đặc biệt là MTA_R4F.

ky-thuat-JPG-4242-1558795956.jpg

MTA_R4F (Học viện Kỹ thuật Quân sự).

Xe MTA_R4F qua cầu, vượt dốc, băng cua rất nhanh và chắc chắn. Trận đấu nhanh chóng kết thúc khi đội này hoàn thành đường đua với 5/5 mốc. Ở vòng thi này, khi có đội hoàn tất lượt đi thì trận đấu sẽ được dừng lại, không tính thành tích tốt nhất.

Bán kết 2: Fast and Fiery (HV Công nghệ Bưu chính Viễn thông) - LHU The Walkers (Đại học Lạc Hồng)

Hai đội được tổ trọng tài đánh giá có thành tích tốt ở vòng đầu. Khởi động vòng bán kết, chiếc xe của Fast and Fiery di chuyển nhanh và ổn định. Đội đỏ bứt tốc di chuyển ⅖ trước khi gặp sự cố phải trở về vạch xuất phát khi gần chạm đến mốc tiếp theo. 

Trận đấu tiếp tục, hai đội liên tục gặp các sự cố kỹ thuật. Sau nhiều nỗ lực retry, đội xanh xuất phát nhưng bị cản ở ngay vật chắn đầu tiên. Lần tái khởi động tiếp theo, LHU The Walkers chỉ vượt qua nửa vòng cua đầu và gặp sự cố. 

Hai đội sử dụng hết ba phút của vòng đấu mà không hoàn thành chặng đua. Fast and Fiery đi được hai trong số 5 mốc, LHU The Walkers không ghi được điểm.

Chung kết: MTA_R4F (Học viện Kỹ thuật Quân sự) - Fast and Fiery (Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông)

Đội MTA_R4F gặp trục trặc với lỗi cũ ngay từ khâu xuất phát trong khi đội Fast and Fiery cũng gặp sự cố ở khúc cua quyết định dù đã di chuyển rất nhanh. Chiếc xe đội MTA_R4F đang trở lại đúng hướng và băng băng về đích thì lại đâm vào cây khi thời gian đã trôi qua ⅔.

Sau một số lần hiệu chỉnh xe, Fast and Fiery sử dụng chiến thuật "chậm mà chắc" trong khi MTA_R4F đẩy cao tốc độ với tham vọng "knock-out" đối thủ. Sự tự tin cùng thuật toán chính xác đã giúp đại diện Học viện Kỹ thuật Quân sự hoàn thành vòng đua.

vo-dich-6397-1558797794.jpg

KHoảnh khắc các chàng trai áo lính nghe công bố từ trọng tài.

Trọng tài: Đội MTA_R4F (Học viện Kỹ thuật Quân sự) hoàn thành 5/5 mốc ở đúng giây cuối cùng. Các chàng trai Vũ Công Minh, Lại Tiến Đệ, Nguyễn Viết Dần vỗ tay phấn khích khi kết quả được công bố.

Anh Trương Gia Bình trao giải Nhất trị giá 1,2 tỷ đồng cùng bằng khen của Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ. Thung lũng Silicon ở Mỹ sẽ chờ đợi nhà vô địch MTA_R4F (Học viện Kỹ thuật Quân sự).

cuoc-dua-so-vo-dich-1743-1558798132.jpg

Chủ tịch FPT và Thứ trưởng Bộ Khoa học&Công nghệ trao giải cho nhà Vô địch Cuộc đua số 2018-2019.

Giải thưởng cho nhà vô địch của Cuộc đua số Mùa 3 có tổng giá trị giải thưởng là 1,2 tỷ đồng (bao gồm một chuyến trải nghiệm, tìm hiểu về công nghệ tiên tiến hàng đầu tại Mỹ trong một tuần, 15 triệu đồng tiền mặt và một suất học bổng tiến sĩ về Ngành Trí tuệ nhân tạo trị giá 700 triệu đồng dành cho thí sinh xuất sắc).

Ý kiến

()