Chung khảo giải Sáng tạo FPT số 4 là cuộc cạnh tranh giữa các sáng tạo Giải pháp mã nguồn mở (tác giả Lê Ngọc Tuấn - FPT HO); Chương trình “Catch a match” (Tổng hội FPT IS); Hệ thống bảo hành CRM (Phạm Văn Hùng - FPT Shop); Phần mềm hỗ trợ xếp lịch học (Trần Thị Phương Dung - ĐH FPT); Ticket CUS - Công cụ giúp hỗ trợ và thống kê nghiệp vụ CUS (Hà Đức Khánh - FPT Telecom); Hệ thống Quản lý tài liệu QMS2.0 (Nguyễn Hoàng Quý Thiện - trưởng nhóm công nghệ - SEPG Ban chất lượng - FPT Software).
Giải pháp mã nguồn mở do tác giả Lê Ngọc Tuấn và cộng sự Ban Công nghệ FPT phát triển giúp các cá nhân, tập thể có thể phát triển được một sản phẩm thông minh có khả năng tự hành. Trên thế giới có một số nền tảng mã nguồn mở về xe không người lái của Apolo, Baidu, Georgia Tech .
Sáng tạo đưa ra một mô hình hoàn chỉnh, bao gồm cả phần cứng và phần mềm cho lập trình viên. Để sử dụng, người dùng lên trang GitHub tải bộ mã nguồn mở của FPT. Trong tập dữ liệu, Ban Công nghệ FPT có đưa ra các open-source có file thiết kế mạch điều khiển PCB và chi tiết in 3D cắt mica cho sản phẩm.
Giải pháp nguồn mở giúp các cá nhân, tập thể có thể phát triển được một sản phẩm thông minh có khả năng tự hành. |
Tại Cuộc đua số 2018-2019, Giải pháp mã nguồn mở đã cung cấp các thuật toán cơ bản cho sinh viên bao gồm: Tự động phát hiện làn đường; Xác định tâm đường; Xác định vật cản trên đường; Hiểu được biển tín hiệu giao thông; Tự động đi trên đường theo tiêu chuẩn; Thu thập các chuyển động, giá tốc, góc của xe để làm các bài toán về xác định vị trí, xác định gia tốc và tọa độ trong các hệ quy chiếu; Nhận diện biển giao thông, phát triển trên nền tảng có khả năng mô phỏng trên ROS - nền tảng cho robot lớn nhất thế giới.
Từ Giải pháp mã nguồn mở cung cấp, BTC Cuộc đua số yêu cầu sinh viên dùng thuật toán, lập trình xe tự hành chạy nhanh, khả năng xử lý nhận diện tâm đường, biển báo một cách chính xác...
iKhiến tạo điều kiện cho gần 1.000 sinh viên Việt Nam tiếp cận các công nghệ mới. Sinh viên được thực hành về xử lý ảnh, điều khiển xe tự hành tự động.
Theo thống kê từ Ban Nhân sự FPT IS, trong số hơn 2.800 CBNV có khoảng 1.800 người đang độc thân.
Bắt nguồn từ mong muốn thoát ế cho CBNV độc thân, Tổng hội FPT IS đã tổ chức chương trình hẹn hò mang tên ''Catch a match''. Từ đơn đăng ký nhận được trên Fanpage, BTC chọn ra 10 nam và 10 nữ tham gia chương trình. Tại một địa điểm lãng mạn, mỗi cặp đôi sẽ có 6 phút để tâm sự với nhau trước khi chuyển sang người tiếp theo. Cuối buổi, mỗi người được phát phiếu khảo sát nguyện vọng và thứ tự ưu tiên mong muốn được ghép cặp với những người cùng tham gia.
''Catch a match'' - chương trình dành cho những người FPT IS độc thân. |
Ban tổ chức lựa chọn ghép cặp dựa trên phiếu nhận xét của các đôi. Với mỗi đôi ghép cặp, BTC tặng một cặp vé xem phim. Sau 2 số thực hiện, ''Catch a match'' đã tạo không gian và cơ hội kết nối giữa những người độc thân tại FPT IS. Theo thống kê, có tổng cộng 80 người đăng ký tham gia. Trong đó, mỗi số có 20 người và 12 đôi đã được ghép. Trong thời gian tới, ''Catch a Match'' mong muốn mở rộng và kết hợp với các đơn vị trong FPT IS cũng như trong FPT cùng tổ chức chương trình. Ban tổ chức đề ra mục tiêu tổ chức được ít nhất 3 số Catch a Match trong một năm.
Trước thực trạng tra cứu thông tin bảo hành máy chủ yếu qua email hoặc IP Phone, anh Phạm Văn Hùng, FPT Shop cùng phòng IT FPT Shop xây dựng Hệ thống bảo hành CRM.
Chức năng chính của hệ thống CRM bảo hành gồm: Quản lý thông tin khách hàng; Căn cứ để tính lương cho nhân viên hàng tháng; Liên kết với các hãng và nhà vận chuyển; Kết nối với các hệ thống nội bộ của công ty (Website, Hệ thống quản lý bán hàng...).
Hiện nay, khách hàng có thể tự tra cứu tình trạng bảo hành của máy trên trang web FPT Shop. Nhân viên nắm rõ thông tin bảo hành máy của từng khách hàng. Từ đó, tạo uy tín thương hiệu cho công ty.
Hệ thống bảo hành CRM tăng uy tín cho FPT Shop. |
Năm 2015, FPT Shop có 250 cửa hàng, số nhân viên bảo hành là 44 người. Tỷ lệ trả máy đúng hạn 80%. Năm 2018, FPT Shop đạt 500 cửa hàng, sau khi áp dụng hệ thống bảo hành CRM, số nhân viên bảo hành còn 41 (giảm 3 nhân lực), tỷ lệ trả máy đúng hạn hơn 90%.
Tại ĐH FPT, việc xếp lịch học được thực hiện bằng phần mềm Excel rất thủ công và mất nhiều thời gian. Là người làm công việc trực tiếp, tác giả Trần Thị Phương Dung, phòng đào tạo ĐH FPT đã đề xuất ý tưởng xây dựng một công cụ hỗ trợ công việc này. Sau đó, Phần mềm xếp lịch học được Ban công nghệ ĐH FPT phát triển và đi vào hoạt động từ tháng 4/2017.
Để sử dụng phần mềm, cán bộ đào tạo ĐH FPT tải dữ liệu đầu vào có sẵn trên web trường gồm: danh sách sinh viên lớp, danh sách môn học theo từng kỳ. Sau đó, đưa vào Phần mềm xếp lịch học. Với thời gian chưa đầy 5 giây, phần mềm sẽ tự động trộn ra lịch học một cách tự động tuần hoàn.
Phần mềm xếp lịch học giảm thời gian xếp lịch cho sinh viên. |
Ngoài xếp lịch học tự động cho sinh viên, sáng tạo còn hỗ trợ nhanh chóng khi trường thay đổi môn học, cải cách giáo dục. Cán bộ báo cáo thống kê cho người dùng về tổng giờ giảng của giảng viên, lịch theo các ca dạy một cách chuẩn xác. Từ đó, tạo ra sự minh bạch trong giảng dạy.
Phần mềm xếp lịch học có tính độ chính xác cao 100%, giảm thiếu tối đa về nhân sự, thời gian cho đơn vị. Trước khi có phần mềm, phòng đào tạo ĐH FPT xếp lịch học cho các khối mất thời gian hơn 7 ngày. Sau khi triển khai, thời gian rút xuống còn 2 ngày, lịch học của từng sinh viên được cập nhật trên hệ thống website trường, đảm bảo tính chủ động cho giảng viên và sinh viên.
Hiện FPT Telecom có gần 200 văn phòng giao dịch thuộc hơn 80 chi nhánh tại 59 tỉnh thành trên toàn quốc. Số lượng nhân viên dịch vụ khách hàng khoảng 800 nhân viên. Trong khi, số lượng nhân sự hỗ trợ chi nhánh dưới 30 người.
Phương thức tương tác và hỗ trợ các nhân viên dịch vụ khách hàng khi có vấn đề xảy ra chủ yếu thông qua email, IP Phone. Điều này dẫn tới khó thống kê, phân loại theo các bộ nguyên nhân. Nhiều câu hỏi cùng 1 nội dung, nhân sự hỗ trợ thường quá tải do phải chăm sóc nhiều chi nhánh.
Nhận thấy bất cập trên, tác giả Hà Đức Khánh, phòng nghiệp vụ miền Bắc, Trung tâm quản lý cước FPT Telecom đã xây dựng Hệ thống Ticket CUS - Công cụ giúp hỗ trợ và thống kê nghiệp vụ CUS. Hệ thống dựa trên nền tảng Ticket System sẵn có của FPT Telecom.
Để sử Ticket CUS, nhân viên chăm sóc khách hàng FPT Telecom truy cập hệ thống theo địa chỉ: ticket.fpt.net. Sau đó, đăng nhập email, chọn các loại dịch vụ hỗ trợ gồm: MobiPay-POS; Quản lý hợp đồng; Quản lý kế toán; Quy trình/Chính sách; Tool/Inside...
Anh Hà Đức Khánh - tác giả iKhiến Ticket CUS. |
Sau khi nhập đầy đủ thông tin, yêu cầu hỗ trợ của nhân viên FPT Telecom xuất hiện trên hệ thống Ticket CUS. Các bộ phận liên quan sẽ vào giải đáp thắc mắc của nhân viên. Phần trả lời được gửi tự động về email nhân viên yêu cầu hỗ trợ. Nếu nhân viên có vấn đề về nghiệp vụ, bộ phận CUS sẽ đào tạo. Hệ thống Ticket CUS là công cụ giúp thống kê các lỗi thường gặp của nhân viên chăm sóc khách hàng, cách giải quyết vấn đề gặp phải, nâng cao chất lượng của nhân sự CUS chi nhánh.
Triển khai từ tháng 5/2017, iKhiến Ticket CUS có hơn 700 người sử dụng. Số ticket cập nhật đến tháng 6/2018 là 16.000 Ticket.
Ở FPT Software, Bộ quy trình Quản lý chất lượng (Nhân sự, IT, Tài chính…) gồm quá nhiều thư mục, cán bộ nhân viên công ty khó nắm rõ các quy định chi tiết. Mỗi khi tra cứu cần vào ổ chung trên sever nội bộ rất mất thời gian.
Trước bài toán trên, anh Nguyễn Hoàng Quý Thiện, FPT Software đã nghiên cứu xây dựng iKhiến QMS 2.0 trên nền tảng Web. Sáng tạo cơ cấu lại hệ thống tài liệu theo mô hình Process Classification Framework quy định bởi FPT.
QMS 2.0 giúp đảm bảo chất lượng cho các dự án của FPT Software. |
Với giao diện thân thiện, bắt mắt, QMS 2.0 là bức tranh tổng quát về tài liệu quản lý chất lượng, thuận tiện cho người dùng. Hơn 50 quy trình được thể hiện dưới dạng sơ đồ hóa, giúp việc đọc hiểu và vận dụng dễ dàng. Các tài liệu được phân loại và sắp xếp rõ ràng theo các hạng mục: Nhân sự, IT, Tài chính… Các thông tin về hướng dẫn công việc, người thực hiện, người review, approve deadline được thể hiện rõ ràng. QMS 2.0 cũng liên kết trực tiếp đến Workplace FPT Software.
Bắt đầu triển khai từ tháng 5/2018, iKhiến QMS 2.0 lưu trữ 3.500 tài liệu trên hệ thống, thể hiện trên hơn 80 trang web. Theo thống kê, từ ngày 16/5 tới 6/6, tổng lượt truy cập hệ thống là: 1.236 lượt. Tổng số user truy cập: 933 người.
Trước đó, Hợp đồng điện tử của nhóm tác giả Bùi Hồng Yến, Lê Đình Phúc, Nguyễn Y Bình và Trần Quan Giàu đã giành điểm cao nhất từ Ban giám khảo, được trao giải Vàng iKhiến số 3 năm 2018.
Cuộc thi iKhiến được triển khai thường niên trong 3 năm (2017-2019) sẽ liên tục tìm kiếm sáng kiến của người FPT. Năm 2017 ghi dấu ấn của giải thưởng sáng tạo có quy mô lớn nhất từ trước đến nay với 135 sáng tạo hợp lệ (trong tổng số 155 sáng tạo tham gia). Hội đồng thẩm định đã trao 9 giải Vàng, 18 Bạc, 10 Đồng và 7 Khuyến khích cho các tác giả tham dự cuộc thi.
iKhiến mùa đầu tiên vinh danh hai giải Vàng là Mở két của Truyền hình FPT (thuộc FPT Telecom) và SSC Portal (FPT Software). Mỗi sáng tạo nhận được 70 triệu đồng. Đây cũng là mức thưởng kỷ lục cho các giải sáng tạo nhà F.
Thanh Tùng
Ý kiến
()