Chúng ta

‘FPT có hệ sinh thái về công nghệ’

Thứ ba, 8/1/2013 | 15:08 GMT+7

Giám đốc Công nghệ Nguyễn Lâm Phương nhận định, FPT đang dần hoàn thiện ngành dọc và có tiểu hệ sinh thái công nghệ, sau khi thành lập Ban Công nghệ. Anh trao đổi với Chúng ta về việc này.
> FPT thành lập Ban Công nghệ / FPT thành lập Hội đồng công nghệ

- Xin anh cho biết mục đích thành lập Ban Công nghệ FPT?

- FPT đã vạch ra chiến lược công nghệ, trong đó ghi rõ tập đoàn phải làm gì trong lộ trình. Việc này không thể dựa vào những cán bộ công nghệ kiêm nhiệm, nên cần phải có một bộ máy để thực hiện những việc mà Hội đồng Công nghệ đã đặt ra.

Trong năm 2013, Ban Công nghệ cam kết những mục tiêu đề ra như đăng ký bằng sáng chế, xây dựng các công nghệ dùng chung toàn tập đoàn và triển khai các event về công nghệ...

- Nhân sự của Ban Công nghệ sẽ lấy từ “nguồn” nào, thưa anh?

- Thành viên của Ban gồm cán bộ công nghệ nội bộ FPT và bên ngoài. Trong đó có một số chuyên gia của Công ty TNHH Nội dung số FPT (FMA) làm dự án xây dựng biểu tượng công nghệ (flagship) chuyển lên FPT HO. Tiếp theo, Ban sẽ bổ sung các chuyên gia giải pháp, nguồn lực quản trị dự án. Đến cuối năm 2013, Ban dự kiến có khoảng 30 người.

Anh Nguyễn Lâm Phương cho rằng FPT đang có mini eco-system công nghệ. Ảnh: C.T.

Anh Nguyễn Lâm Phương cho rằng FPT đang có mini eco-system công nghệ. Ảnh: C.T.

- Mối quan hệ giữa Ban với Hội đồng Công nghệ và công ty thành viên như thế nào?

- Hội đồng Công nghệ là cơ quan tư vấn, xem xét những chính sách công nghệ đặt ra, trước khi trình lên tập đoàn. Song song, Hội đồng thường xuyên họp để trao đổi thông tin về công nghệ. Tuy nhiên, thành viên Hội đồng đều là Giám đốc Công nghệ các đơn vị nên họ không thể làm việc toàn thời gian.

Ban Công nghệ FPT được thành lập nhằm thực hiện các đường lối chính sách đó. Ban có nhiệm vụ xây dựng, triển khai các dự án công nghệ cấp tập đoàn.

Đối với đơn vị thành viên, Ban sẽ có sự chia sẻ về công việc. Chẳng hạn, có những dự án công nghệ mà tập đoàn nghĩ có thể dùng chung được thì tập trung thực hiện, sau đó đưa về các công ty thành viên.

- Theo anh, với việc thành lập này, ngành dọc công nghệ của FPT đã hoàn thiện?

- Hiện tại, FPT có một hệ sinh thái nhỏ (mini eco-system), trong đó FPT HO, Viện Nghiên cứu Công nghệ và các đơn vị kinh doanh cùng tương tác với nhau. Còn về ngành dọc công nghệ, tôi nghĩ nó đang trong quá trình hoàn thiện. Khi nào Hội đồng Công nghệ và Ban Nhân sự xây dựng xong cơ sở dữ liệu của các bộ công nghệ, lúc đó mảng công nghệ FPT mới có hình hài đầy đủ.

- Kỳ vọng của anh về hoạt động của Ban trong năm nay?

- Mong muốn lớn nhất của Ban là xây dựng một đội ngũ công nghệ có đẳng cấp. Tập đoàn muốn vận hành tốt phải có một nguồn lực công nghệ nhất định.

Trong các đầu mục công việc đã vạch ra trong năm 2013, tôi nghĩ việc ưu tiên là hoàn thành dự án Flagship, bởi dự án có thể làm thay đổi hình ảnh công nghệ của FPT. Tiếp theo, Ban sẽ hỗ trợ dự án CNTT là hạ tầng của hạ tầng.

Ngày 24/12/2012, TGĐ FPT Trương Gia Bình đã ký quyết định thành lập Ban Công nghệ FPT, đồng thời bổ nhiệm Giám đốc Công nghệ (CTO) Nguyễn Lâm Phương kiêm nhiệm vị trí Trưởng ban.

Ban Công nghệ FPT sẽ có nhiệm vụ triển khai chiến lược và chính sách công nghệ do Hội đồng Công nghệ đề ra, điều phối các hoạt động công nghệ mức tập đoàn, xây dựng ngân sách hoạt động và quản lý nguồn lực công nghệ mức tập đoàn.

Trước đó, anh Bình cũng ký quyết định thành lập Hội đồng Công nghệ FPT, với nhiệm xây dựng chiến lược và chính sách công nghệ FPT, trình HĐQT FPT phê duyệt. Đồng thời Hội đồng sẽ xem xét đánh giá các dự án đầu tư công nghệ cấp tập đoàn; Xây dựng hệ thống và xét duyệt chức danh cho cán bộ công nghệ FPT; và Điều động các nguồn lực công nghệ cho các dự án của tập đoàn.

Hội đồng có 9 thành viên gồm các anh: Nguyễn Lâm Phương (CTO), Lê Anh Tuấn (PTGĐ FPT IS TES), Nguyễn Đắc Việt Dũng (TGĐ FPT Online), Đinh Lê Đạt (Phó Giám đốc khối Nội dung và Quảng cáo, FPT Online), Vũ Anh Tú (Trưởng Ban FIM - CTO FPT Telecom), Trần Hữu Đức (PTGĐ FMA - FPT Trading), Bùi Hải Thanh (PTGĐ FPT IS Bank), Phạm Minh Tuấn (TGĐ FPT Technology Solution) và Trần Thế Trung (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Công nghệ FPT).

Triệu Mẫn thực hiện

Ý kiến

()