Chúng ta

CTO FPT: 'Thí sinh Cuộc đua số có sự chuẩn bị vượt mong đợi'

Thứ hai, 8/5/2017 | 18:36 GMT+7

Nhận định trước vòng chung kết Cuộc đua số trong buổi họp báo sáng ngày 8/5, Giám đốc Công nghệ FPT Lê Hồng Việt cho hay: "Công nghệ này mới và rất khó nhưng các bạn sinh viên đã tối ưu được thuật toán chạy trong nhà, ngoài trời. Bản thân BTC khi đưa ra đề bài cũng rất lo lắng rằng xe của các đội có khả năng không thể chạy được trong đêm chung kết".

<p> Buổi họp báo trước vòng chung kết Cuộc đua số đã diễn ra tại tầng 13, tòa nhà FPT Cầu Giấy (Hà Nội). Chương trình có sự tham gia của anh Lê Hồng Việt - Giám đốc Công nghệ FPT, chị Bùi Nguyễn Phương Châu - Trưởng ban Truyền thông FPT, Tiến sĩ Đỗ Thanh Hà - Cố vấn công nghệ Cuộc đua số, và đại diện các đội tham gia cùng các đơn vị truyền thông.. <br />  </p>

Buổi họp báo trước vòng chung kết Cuộc đua số đã diễn ra tại tầng 13, tòa nhà FPT Cầu Giấy (Hà Nội). Chương trình có sự tham gia của anh Lê Hồng Việt - Giám đốc Công nghệ FPT, chị Bùi Nguyễn Phương Châu - Trưởng ban Truyền thông FPT, Tiến sĩ Đỗ Thanh Hà - Cố vấn công nghệ Cuộc đua số, và đại diện các đội tham gia cùng các đơn vị truyền thông.. 
 

<p> Chia sẻ về lý do FPT tổ chức Cuộc đua số, chị Bùi Nguyễn Phương Châu cho biết, cũng giống như các cuộc thi trước đây, Cuộc đua số được tổ chức nhằm tạo điều kiện để sinh viên trên cả nước được tiếp cận và tiếp thu những công nghệ mới nhất trong lĩnh vực đang được cả thế giới quan tâm - xe tự lái. Qua đó tìm ra những người có khả năng và đam mê, cùng Tập đoàn FPT và những doanh nghiệp khác tiếp tục nghiên cứu lĩnh vực này với mong muốn trong tương lai gần, Việt Nam sẽ có những chiếc xe tự lái đầu tiên hoạt động trong một số môi trường nhất định. </p>

Chia sẻ về lý do FPT tổ chức Cuộc đua số, chị Bùi Nguyễn Phương Châu cho biết, cũng giống như các cuộc thi trước đây, Cuộc đua số được tổ chức nhằm tạo điều kiện để sinh viên trên cả nước được tiếp cận và tiếp thu những công nghệ mới nhất trong lĩnh vực đang được cả thế giới quan tâm - xe tự lái. Qua đó tìm ra những người có khả năng và đam mê, cùng Tập đoàn FPT và những doanh nghiệp khác tiếp tục nghiên cứu lĩnh vực này với mong muốn trong tương lai gần, Việt Nam sẽ có những chiếc xe tự lái đầu tiên hoạt động trong một số môi trường nhất định. 

<p class="Normal"> Tự vận hành là một trong 9 công nghệ trụ cột của cuộc cách mạng 4.0. Nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này đã được áp dụng vào thực tiễn. Robot giao hàng, máy bay không người lái, các ứng dụng hỗ trợ người lái trong ô tô, xe ô tô không người lái, trợ lý ảo (Siri, Cortana, Google Now) đang được nghiên cứu và đưa vào sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Các ứng dụng này ngày càng thông minh hơn và có khả năng tự động xử lý tình huống thay cho người sử dụng. Theo dự báo của Gartner, lĩnh vực này sẽ có nhiều tiến bộ hơn nữa trong thời gian tới. Theo Mc Kinsey, xe ô tô có kết nối và ứng dụng thông minh sẽ tăng trưởng trung bình 30% trong các năm tới, và sẽ chiếm 25% tổng số lượng xe trên toàn thế giới vào năm 2020.<br /> CTO Lê Hồng Việt nhận định, sự phát triển trong lĩnh vực ô tô sẽ giống như sự phát triển trong lĩnh vực điện thoại di động. Ô tô không chỉ có chức năng đi lại mà cũng sẽ là một thiết bị thông minh, phục vụ các nhu cầu khác của con người. Kho ứng dụng thông minh cho ô tô sẽ phát triển rất sôi động và đây là cơ hội lớn cho thế hệ trẻ Việt Nam. <br /> "Chúng tôi mong muốn ngày càng có nhiều hơn sinh viên Việt Nam được sớm tiếp cận, học tập, thực hành và nghiên cứu các công nghệ trong lĩnh vực mới như xe tự hành, để tham gia phát triển cùng các hãng công nghệ và hãng xe hàng đầu thế giới; đồng thời tự phát triển các ứng dụng thông minh nói chung khi thị trường này bùng nổ", anh Việt cho biết.<br />  </p>

Tự vận hành là một trong 9 công nghệ trụ cột của cuộc cách mạng 4.0. Nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này đã được áp dụng vào thực tiễn. Robot giao hàng, máy bay không người lái, các ứng dụng hỗ trợ người lái trong ô tô, xe ô tô không người lái, trợ lý ảo (Siri, Cortana, Google Now) đang được nghiên cứu và đưa vào sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Các ứng dụng này ngày càng thông minh hơn và có khả năng tự động xử lý tình huống thay cho người sử dụng. Theo dự báo của Gartner, lĩnh vực này sẽ có nhiều tiến bộ hơn nữa trong thời gian tới. Theo Mc Kinsey, xe ô tô có kết nối và ứng dụng thông minh sẽ tăng trưởng trung bình 30% trong các năm tới, và sẽ chiếm 25% tổng số lượng xe trên toàn thế giới vào năm 2020.
CTO Lê Hồng Việt nhận định, sự phát triển trong lĩnh vực ô tô sẽ giống như sự phát triển trong lĩnh vực điện thoại di động. Ô tô không chỉ có chức năng đi lại mà cũng sẽ là một thiết bị thông minh, phục vụ các nhu cầu khác của con người. Kho ứng dụng thông minh cho ô tô sẽ phát triển rất sôi động và đây là cơ hội lớn cho thế hệ trẻ Việt Nam. 
"Chúng tôi mong muốn ngày càng có nhiều hơn sinh viên Việt Nam được sớm tiếp cận, học tập, thực hành và nghiên cứu các công nghệ trong lĩnh vực mới như xe tự hành, để tham gia phát triển cùng các hãng công nghệ và hãng xe hàng đầu thế giới; đồng thời tự phát triển các ứng dụng thông minh nói chung khi thị trường này bùng nổ", anh Việt cho biết.
 

<p class="Normal"> <span>Anh cũng chia sẻ rằng những thách thức công nghệ trong Cuộc đua số 2016-2017 là bước khởi đầu cho việc bắt kịp với xu hướng của thế giới. Trong các năm sau, những thách thức này sẽ tiếp tục được nâng cao để phù hợp với sự phát triển của công nghệ trong lĩnh vực tự hành trên thế giới, và sau 5 năm, từ Cuộc đua số, những thiết bị tự hành được phát triển bởi trí tuệ Việt Nam có thể ứng dụng trong thực tế cuộc sống.</span></p>

Anh cũng chia sẻ rằng những thách thức công nghệ trong Cuộc đua số 2016-2017 là bước khởi đầu cho việc bắt kịp với xu hướng của thế giới. Trong các năm sau, những thách thức này sẽ tiếp tục được nâng cao để phù hợp với sự phát triển của công nghệ trong lĩnh vực tự hành trên thế giới, và sau 5 năm, từ Cuộc đua số, những thiết bị tự hành được phát triển bởi trí tuệ Việt Nam có thể ứng dụng trong thực tế cuộc sống.

<p class="Normal"> Sau khi kết thúc vòng loại, 8 đội lọt vào vòng chung kết đã được FPT trang bị xe ô tô mô hình, tài liệu đào tạo về công nghệ xử lý ảnh, các thư viện mã nguồn mở. </p> <p class="Normal"> Các nghiên cứu về công nghệ trên xe tự hành tập trung vào hai lĩnh vực chính: Phát hiện làn đường và nhận dạng đối tượng. Ở cuộc thi năm nay, BTC đã đưa ra những yêu cầu về xử lý ảnh, nhận dạng vật cản trên đường đi để giúp chiếc xe tránh các vật cản đó. Ngoài ra, để có thể giành chiến thắng trong đêm chung kết, các đội cũng cần phải có khả năng lập trình nhanh cùng những chiến thuật phù hợp. <br /><br />  </p>

Sau khi kết thúc vòng loại, 8 đội lọt vào vòng chung kết đã được FPT trang bị xe ô tô mô hình, tài liệu đào tạo về công nghệ xử lý ảnh, các thư viện mã nguồn mở. 

Các nghiên cứu về công nghệ trên xe tự hành tập trung vào hai lĩnh vực chính: Phát hiện làn đường và nhận dạng đối tượng. Ở cuộc thi năm nay, BTC đã đưa ra những yêu cầu về xử lý ảnh, nhận dạng vật cản trên đường đi để giúp chiếc xe tránh các vật cản đó. Ngoài ra, để có thể giành chiến thắng trong đêm chung kết, các đội cũng cần phải có khả năng lập trình nhanh cùng những chiến thuật phù hợp. 

 

<p> <span style="color:rgb(0,0,0);">Là thành viên của một trong 8 đội lọt vào trận chung kết, sau một thời gian tập luyện, </span><span style="color:rgb(0,0,0);">Nguyễn Duy Tùng Khánh, Học viện Kỹ thuật quân sự, nhận định, Cuộc đua số</span><span style="color:rgb(0,0,0);"> là một cuộc thi mới mẻ đối với sinh viên có chủ đề hay và rất bổ ích. "Ở trường tụi em đã được học về công nghệ xử lý ảnh nhưng khi tham dự cuộc thi thì mới có cơ hội được thực hành. Ngòai ra, cuộc thi đã rèn luyện nhiều cho các thành viên về kỹ năng làm việc nhóm vì thực sự mỗi người đều có nhiều ý tưởng hay nhưng làm sao để ghép lại với nhau là điều không dễ".</span></p>

Là thành viên của một trong 8 đội lọt vào trận chung kết, sau một thời gian tập luyện, Nguyễn Duy Tùng Khánh, Học viện Kỹ thuật quân sự, nhận định, Cuộc đua số là một cuộc thi mới mẻ đối với sinh viên có chủ đề hay và rất bổ ích. "Ở trường tụi em đã được học về công nghệ xử lý ảnh nhưng khi tham dự cuộc thi thì mới có cơ hội được thực hành. Ngòai ra, cuộc thi đã rèn luyện nhiều cho các thành viên về kỹ năng làm việc nhóm vì thực sự mỗi người đều có nhiều ý tưởng hay nhưng làm sao để ghép lại với nhau là điều không dễ".

<p> Đồng ý với quan điểm của Tùng Khánh, Tiến sĩ Đỗ Thanh Hà nhìn nhận, tham gia cố vấn cho cuộc thi đã mang đến cho chị nhiều cái mới. "Ở nhà trường đã được học, nhưng từ lý thuyết đến thực tế khác nhau rất nhiều", chị nói. </p> <p> Bên cạnh đó, chị Hà cũng đặt niềm tin rất lớn vào các bạn sinh viên nói riêng và thế hệ trẻ Việt Nam nói chung: "Chưa bao giờ tôi nghĩ sinh viên Việt Nam kém cả. Những gì các em đã làm được trong quá trình chuẩn bị cho cuộc thi này là minh chứng rõ ràng cho điều đó. Các em bắt kịp công nghệ rất nhanh và cũng đã có nhiều sáng tạo được áp dụng". </p>

Đồng ý với quan điểm của Tùng Khánh, Tiến sĩ Đỗ Thanh Hà nhìn nhận, tham gia cố vấn cho cuộc thi đã mang đến cho chị nhiều cái mới. "Ở nhà trường đã được học, nhưng từ lý thuyết đến thực tế khác nhau rất nhiều", chị nói. 

Bên cạnh đó, chị Hà cũng đặt niềm tin rất lớn vào các bạn sinh viên nói riêng và thế hệ trẻ Việt Nam nói chung: "Chưa bao giờ tôi nghĩ sinh viên Việt Nam kém cả. Những gì các em đã làm được trong quá trình chuẩn bị cho cuộc thi này là minh chứng rõ ràng cho điều đó. Các em bắt kịp công nghệ rất nhanh và cũng đã có nhiều sáng tạo được áp dụng". 

<p> Trong phần hỏi đáp với các đơn vị báo chí, nhận được câu hỏi đánh giá về năng lực của các thí sinh tham gia cuộc thi năm nay, anh Lê Hồng Việt chia sẻ: "C<span style="color:rgb(0,0,0);">ác bạn đã vượt qua mong đợi của chúng tôi. Công nghệ này mới và rất khó nhưng các bạn đã tối ưu được thuật toán chạy trong nhà, ngoài trời. Bản thân BTC khi đưa ra đề bài cũng đã rất lo lắng vì sợ xe của các đội sẽ không thể chạy được trong đêm chung kết".</span></p> <p> <span style="color:rgb(0,0,0);">Anh cũng chia sẻ thêm, khi cuộc thi này kết thúc, toàn bộ kiến thức đã thực hiện sẽ được tập hợp lại thành một kho chung và mở ra cho các bạn năm sau có thể dựa trên công nghệ năm nay phát triển. Theo đó, cuộc thi sang năm sẽ không bó buộc trong phạm vi các trường nữa mà những ai trong cộng đồng công nghệ Việt Nam quan tâm tới xe tự hành cũng có thể tham gia.</span></p>

Trong phần hỏi đáp với các đơn vị báo chí, nhận được câu hỏi đánh giá về năng lực của các thí sinh tham gia cuộc thi năm nay, anh Lê Hồng Việt chia sẻ: "Các bạn đã vượt qua mong đợi của chúng tôi. Công nghệ này mới và rất khó nhưng các bạn đã tối ưu được thuật toán chạy trong nhà, ngoài trời. Bản thân BTC khi đưa ra đề bài cũng đã rất lo lắng vì sợ xe của các đội sẽ không thể chạy được trong đêm chung kết".

Anh cũng chia sẻ thêm, khi cuộc thi này kết thúc, toàn bộ kiến thức đã thực hiện sẽ được tập hợp lại thành một kho chung và mở ra cho các bạn năm sau có thể dựa trên công nghệ năm nay phát triển. Theo đó, cuộc thi sang năm sẽ không bó buộc trong phạm vi các trường nữa mà những ai trong cộng đồng công nghệ Việt Nam quan tâm tới xe tự hành cũng có thể tham gia.

<p class="Normal"> Cuộc đua số là cuộc thi công nghệ thường niên do Tập đoàn FPT tổ chức. Năm nay, diễn ra từ tháng 11/2016 đến tháng 5/2017, cuộc thi đã thu hút hơn 500 thí sinh từ 26 trường đại học trên cả nước tham dự. Sau 8 trận thi đấu vòng loại tại các trường đại học trên toàn quốc, 8 đội thi xuất sắc đã lọt vào vòng chung kết. Các đội có 3 tháng để lập trình, sử dụng các thuật toán điều khiển xe.<br /><span>Tham gia cuộc thi, sinh viên được ứng dụng các công nghệ mới nhất; đào tạo và thực hành các kỹ năng cần thiết cho quá trình làm việc; học hỏi những chuyên gia công nghệ hàng đầu của Việt Nam. Đặc biệt, đội giành giải Nhất còn có cơ hội gặp gỡ các chuyên gia công nghệ của Google tại thung lũng Silicon (Mỹ). FPT cũng tặng 50 triệu đồng cho trường đại học có đội thi xuất sắc kèm theo nhiều giải thưởng giá trị khác. Ngoài ra, tập đoàn sẽ trao cơ hội cho những sinh viên tài năng được trực tiếp tham gia vào các dự án công nghệ với khách hàng hàng đầu trên thế giới.</span></p> <p class="Normal"> <span>Đêm chung kết sẽ được tường thuật trực tiếp trên Truyền hình FPT Play, báo điện tử VnExpress, trang tin Chungta.vn và livestream trên FPT Workplace. Khán giả có thể tham gia bình chọn đội vô địch trên Fanpage Cuộc đua số để nhận các phần quà hấp dẫn có tổng giá trị lên tới 15 triệu đồng như laptop, lò vi sóng, tài khoản Fshare….</span></p>

Cuộc đua số là cuộc thi công nghệ thường niên do Tập đoàn FPT tổ chức. Năm nay, diễn ra từ tháng 11/2016 đến tháng 5/2017, cuộc thi đã thu hút hơn 500 thí sinh từ 26 trường đại học trên cả nước tham dự. Sau 8 trận thi đấu vòng loại tại các trường đại học trên toàn quốc, 8 đội thi xuất sắc đã lọt vào vòng chung kết. Các đội có 3 tháng để lập trình, sử dụng các thuật toán điều khiển xe.
Tham gia cuộc thi, sinh viên được ứng dụng các công nghệ mới nhất; đào tạo và thực hành các kỹ năng cần thiết cho quá trình làm việc; học hỏi những chuyên gia công nghệ hàng đầu của Việt Nam. Đặc biệt, đội giành giải Nhất còn có cơ hội gặp gỡ các chuyên gia công nghệ của Google tại thung lũng Silicon (Mỹ). FPT cũng tặng 50 triệu đồng cho trường đại học có đội thi xuất sắc kèm theo nhiều giải thưởng giá trị khác. Ngoài ra, tập đoàn sẽ trao cơ hội cho những sinh viên tài năng được trực tiếp tham gia vào các dự án công nghệ với khách hàng hàng đầu trên thế giới.

Đêm chung kết sẽ được tường thuật trực tiếp trên Truyền hình FPT Play, báo điện tử VnExpress, trang tin Chungta.vn và livestream trên FPT Workplace. Khán giả có thể tham gia bình chọn đội vô địch trên Fanpage Cuộc đua số để nhận các phần quà hấp dẫn có tổng giá trị lên tới 15 triệu đồng như laptop, lò vi sóng, tài khoản Fshare….

Đức Anh

Ý kiến

()