Chúng ta

Bán kết Cuộc đua số phía Nam chạy đua trước giờ G

Thứ bảy, 31/3/2018 | 16:52 GMT+7

8 đội với hai đại diện Đà Nẵng và 6 thành viên các trường tại Sài Gòn đang gấp rút tập luyện để tối ưu thuật toán lập trình sao cho xe chạy được nhanh nhất có thể trước giờ thi vòng Bán kết phía Nam.

ck-1-2783-1522483707.jpg

Tối 31/3, vòng bán kết khu vực phía Nam sẽ diễn ra tại nhà thi đấu ĐH Bách Khoa, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP HCM, với sự tham gia của 8 đội: DUT Stark và NII (Đại học Bách khoa Đà Nẵng); BK-PIF và CDIO 4.0 (ĐH Bách khoa TP HCM); Komorobi và Sophia (ĐH CNTT - ĐHQG TP HCM); Fast and Furious và Golden Eye (ĐH KHTN - ĐHQG TP HCM).

Ngay từ sáng, các đội thi đã hội quân tại sân thi đấu để thử sân và sửa các lỗi nhằm sẵn sàng cho phần thi quan trọng.

DSC-6387-JPG-7740-1522483707.jpg

Ngay sau khi nhận được mô hình xe và mã nguồn mở do Ban tổ chức cung cấp, các đội đã tìm hiểu đề bài đưa ra để có thể xử lý hình ảnh chính xác nhất, cho xe nhận dạng biển báo để đi đúng hướng của biển. Một thành viên đến từ ĐH KHTN TP HCM chia sẻ, để có sa hình luyện tập, đội dùng giấy trắng A4 cắt ra để tạo nên cung đường cho xe chạy. 

DSC-6389-JPG-2371-1522483707.jpg

Phan Minh Trí (phải), đội trưởng BK-PIF từ ĐH Bách khoa TP HCM, cho rằng môi trường test và ngôn ngữ của vòng Bán kết được thay đổi so với khi tập luyện là hai khó khăn của đội. "Chúng tôi chạy đua với thời gian để set-up lại hệ thống", Trí chia sẻ.

Theo thành viên Âu Dương Thanh (áo đỏ), tiêu chí của BK-PIF: "An toàn trên hết. Đội sẽ chạy chậm để về đích thay vì mạo hiểm".

DSC-6391-JPG-4059-1522483707.jpg

Cuộc đua số mùa thứ 2 diễn ra từ tháng 10/2017 đến tháng 4/2018. Đây là cuộc thi lập trình công nghệ xe tự hành dành cho tất cả sinh viên đại học trên cả nước. Với gần 800 sinh viên - 260 đội thi đến từ 32 trường đại học đăng ký chinh phục công nghệ xe tự hành, Ban tổ chức đã chọn ra 205 đội bước vào vòng loại trường.

DSC-6392-JPG-7759-1522483707.jpg

Các đội thi rất quyết tâm trước khi vào trận. Theo chia sẻ của các thành viên đội chơi, để đi đến được vòng bán kết này, họ đã phải đầu tư nhiều thời gian và công sức. Nhiều đêm toàn đội phải thức trắng để lập trình và chạy thử nghiệm.

DSC-6394-JPG-4875-1522483707.jpg

DUT Stark từ ĐH Bách khoa Đà Nẵng di chuyển vào Sài Gòn từ ngày 29/3 để làm quen môi trường và tập luyện. Hoàng Thị Minh Khanh (trái) cho biết đội đang fix lại các lỗi trước khi mang xe ra test đường chạy.

DSC-6397-JPG-2721-1522483707.jpg

Đề bài của cuộc thi năm nay cũng được nâng cao độ khó so với năm trước. Cụ thể, tại vòng chung kết, các thí sinh sẽ phải lập trình để xe có thể chạy được với điều kiện mô phỏng ánh sáng ngoài trời, nhận diện biển báo giao thông, rẽ trái/phải theo quy định…

Với bài thi "Xe tự hành", trên thân xe được cấp, các đội đã lựa chọn rất đa dạng các công nghệ dẫn đường, phân tích hình ảnh để áp dụng cho chiếc xe của mình.

DSC-6400-JPG-6523-1522483707.jpg

Trong danh sách chính thức, Sofia của ĐH KHTN TP HCM chỉ có 4 thành viên nhưng trước kỳ thi quan trọng, đội này huy động khá đông người hỗ trợ, tư vấn. "Chúng tôi đang chỉnh vài lỗi cho thật chuẩn bởi khi tập luyện khá khác so với sân thi đấu chính thức", một thành viên chia sẻ.

DSC-6403-JPG-4476-1522483707.jpg

Dù gặp nhiều khó khăn, trước trận bán kết, xe của các đội đều đã có thể nhận diện đường đi, tránh vật cản và rẽ trái phải theo quy định. Các đội đang tích cực tập luyện để tối ưu thuật toán lập trình sao cho xe chạy được nhanh nhất có thể. "Chúng tôi cố gắng trong khoảng 20 giây cho phần thi sa hình", một thành viên từ ĐH CNTT TP HCM bật mí.

DSC-6404-JPG-1456-1522486813.jpg

Phan Duy Hùng, đội NII của ĐH Bách khoa Đà Nẵng, kiên trì ôm laptop để fix lỗi ma sát của sân đấu. "Khi tập, sân của đội trơn hơn trong khi thảm thi đấu mức ma sát lớn khiến góc cua thiếu chính xác", Hùng phàn nàn. "Chúng tôi phải chạy đua để chỉnh lỗi".

DSC-6407-JPG-9294-1522483707.jpg

Dương Minh Công, đội trưởng Fast and Furious, từ ĐH KHTN TP HCM, cho rằng, khi xem trận Bán kết ở HN qua Fanpage Cuộc đua số, nhận thấy sự cố trong lúc thi đấu xảy ra thường xuyên nên đội tranh thủ tối đa thử tại đường đua để phát hiệm nhằm khắc phục những lỗi tiềm ẩn. "Hồi sáng, chúng tôi tự tin 80% nhưng khi chạy thử, mức này lại tụt một khúc. Chúng tôi đang nỗ lực đễ xe chạy mượt nhất có thể", Công cười nói.

DSC-6407-JPG-2840-1522486813.jpg

Theo anh Lê Ngọc Tuấn, chuyên gia Công nghệ FPT, thành viên Ban tổ chức, quan sáti trước giờ đấu khoảng 4 tiếng, xe của các đội phía Nam đang chậm hơn đối thủ miền Bắc, cả về tốc độ lẫn việc xử lý các lỗi lập trình, thuật toán. "Hy vọng các bạn sẽ có cú nhảy vọt trước giờ G", anh Tuấn hào hứng.

Xem Livestream Bán kết Cuộc đua số phía Nam từ 19h tại đây.

Trước đó (ngày 27/3), sau 2 vòng thi đầy căng thẳng và kịch tính đã xác định được 4 đội mạnh nhất tham gia vòng chung kết Quốc gia vào tháng 5 tới, gồm: Đội Proptype và Win Win Spiral (ĐH FPT); Đội MTA Race 4 Fun (Học viện Kỹ thuật quân sự); Đội UET Fastest (ĐH Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội). Đặc biệt, đội tuyển của ĐH FPT Prototype và Win Win Spiral đã xuất sắc giành 2 vị trí Nhất, Nhì của vòng thi với thời gian lần lượt là 17,06 giây và 20,62 giây.

>> ĐH FPT thắng áp đảo bán kết Cuộc đua số phía Bắc với thời gian kỷ lục

Nguyên Văn

Ý kiến

()