Chúng ta

Chủ tịch FPT IS: 'Neobank đang mang lại thay đổi và thách thức lớn'

Thứ tư, 8/6/2022 | 16:45 GMT+7

Xu hướng gia tăng tiện ích, gia tăng trải nghiệm, sự phát triển của các công ty Fintech hay sự ra đời của các Neobank (ngân hàng số) đang tạo nên cuộc đua khốc liệt trong ngành ngân hàng, theo Chủ tịch FPT IS Dương Dũng Triều.

Trong chuỗi hội thảo "Làm chủ cuộc chơi trong thời đại Neobank" do FPT IS và Temenos đồng hành tổ chức vừa qua, gần 100 khách hàng là lãnh đạo, quản lý của 20 ngân hàng lớn tại Hà Nội và TP HCM đã bày tỏ mối quan tâm lớn về các định hướng cũng như chiến lược trong giai đoạn tiếp theo với bài toán khai thác tối ưu hiệu quả từ dịch chuyển số.

"Cú huých" chuyển đổi số với sự góp mặt của các Neobank

Neobank - ngân hàng số trên di động 100% là xu hướng đã phổ biến và thành công ở nhiều nước trên thế giới và đã bắt đầu có mặt tại Việt Nam, trở thành một "key player" được chú ý hàng đầu trong chiến lược cạnh tranh của ngân hàng. 

Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch FPT IS Dương Dũng Triều khẳng định Neobank đang mang lại thay đổi và thách thức lớn, giúp định hình lại cách thức các ngân hàng và công ty tài chính cung cấp dịch vụ ra thị trường.

"Hiện nay, cuộc chơi trong ngành ngân hàng ngày một trở nên phong phú với sự ra đời của các Neobank trực thuộc chính các Ngân hàng lớn để tiếp cận tập khách hàng truyền thống như Cake, Yolo, Tnex; sự đầu tư vào Fintech từ các Tập đoàn lớn như FPT, Sovico, Vingroup…; sự phát triển các ví điện tử mobible money từ các đơn vị viễn thông lớn; đặc biệt là sự phát triển với tốc độ chóng mặt từ các start-up hay công ty fintech khác với sự gia tăng số lượng lên tới 179% và tăng trưởng doanh thu 77% chỉ trong 3 năm. Điều này đặt bài toán đầu tư, chiến lược chuyển đổi số sang một giai đoạn có tính ganh đua mạnh mẽ", anh Triều cho hay.

11-16546785697031913044194-9622-16546814

Anh Dương Dũng Triều - Chủ tịch FPT IS chia sẻ về xu hướng Neobank tại Việt Nam và nhận định ngân hàng cần ưu tiên đổi mới mô hình kinh doanh với các phương thức tiếp cận khách hàng qua kênh số một cách ấn tượng.

Các chuyên gia tư vấn của FPT IS cho rằng, trong 3 bài toán lớn về kinh doanh, vận hành, công nghệ, việc đổi mới mô hình kinh doanh với các phương thức tiếp cận khách hàng qua kênh số một cách ấn tượng là vấn đề cốt lõi đầu tiên mà ngân hàng cần giải quyết được.

Đại diện cho đơn vị dẫn đầu thị trường trên thế giới về cung cấp nền tảng mở cho các dịch vụ ngân hàng tổng hợp (composable banking), ông Swapnil Deshmukh - Giám đốc Khu vực Temenos - cho biết: "Các Neobank là minh chứng rõ nét cho xu hướng dịch chuyển số trong ngành ngân hàng tài chính. Điều này được thúc đẩy bởi 2 góc nhìn chính, từ góc nhìn thị trường/khách hàng, các mô hình dịch vụ Green/Xanh - nhu cầu đảm bảo sức khoẻ tài chính - cá nhân hoá mức độ cao là mong muốn nổi trội của khách hàng và cũng là 3 cơ hội lớn của ngành ngân hàng".

Theo ông Swapnil Deshmukh, các ngân hàng có quy trình online, không giấy tờ, quan tâm giúp khách hàng xây dựng sức khoẻ tài chính ổn định và mang lại các dịch vụ cá nhân hoá mức độ cao, "có mặt" trong tất cả các công đoạn trong đời sống của khách hàng, thì ngân hàng đó đang làm chủ được "cuộc chơi". Từ góc độ ngân hàng, phát triển các sản phẩm số (Product), hợp tác mở với các đối tác Fintech (Partner) và phát triển hệ sinh thái trên một nền tảng (Platform) là chiến lược đảm bảo thành công.

22-16546785697051108318234-9411-16546814

Ông Swapnil Deshmukh - Giám đốc Khu vực, Infinity, Temenos chia sẻ về xu hướng Neobank từ 2 góc nhìn: Thị trường/Khách hàng và Ngân hàng.

Mô tả chi tiết cho cách thức tiếp cận của Temenos, ông Nicholas Edwards - Giám đốc quản lý khách hàng khu vực APAC, Temenos khẳng định dù là Neobank hay ngân hàng truyền thống đang muốn cạnh trạnh trên nền tảng số, hơn bao giờ hết, chính lúc này kinh doanh số (digital sales) là một trong những yếu tố quan trọng mang lại những đổi mới trong ngành ngân hàng.

"Khách hàng của chúng ta luôn mong muốn sự thuận tiện khi sử dụng sản phẩm, nhưng đó cũng là một trong những hành trình khó khăn nhất trong ngành này. Bên cạnh đó, các ngân hàng vẫn không ngừng đánh giá và hoàn thiện hành trình khách hàng để giảm tải những bất hợp lý trong quy trình. Để làm được điều này cần linh hoạt phối hợp giữa các công nghệ số gắn kết khách hàng, và duy trì sự ổn định của các hệ thống ngân hàng lõi. Gartner đã đưa ra một khái niệm gọi là "Pace Layer" - hỗ trợ hiệu quả cho những sáng tạo trong môi trường phức tạp", Giám đốc quản lý khách hàng khu vực APAC nhấn mạnh.

33-16546785697071166535984-3554-16546814

Ông Nicholas Edwards - Giám đốc quản lý khách hàng Khu vực APAC, Temenos đưa ra cách thức tiếp cận Neobank từ góc nhìn và kinh nghiệm 30 năm của Temenos.

Ông Mohan Naidu - nguyên Giám đốc TATA Consultancy Services và hiện là Giám đốc điều hành FPT UK chia sẻ kinh nghiệm từ sự phát triển nở rộ của các Neobank tại Anh. Theo ông Mohan, ngoài các yếu tố thúc đẩy từ thị trường, thì sự định hướng rõ ràng từ Cơ quan Ngân hàng mở tại Anh với bộ tiêu chuẩn chặt chẽ giúp các ngân hàng có được khung pháp lý chính thức, các tiêu chuẩn này hiện cũng đang được áp dụng ở nhiều khu vực trên thế giới. 

Giám đốc điều hành FPT UK dự báo, từ nay tới 2025, các ngân hàng sẽ không giống Fintech hay Neobank nhưng trong 5-10 năm họ sẽ học đc những điều Fintech làm được, họ sẽ chuyển đổi số thành công, tận dụng được sức mạnh công nghệ, hợp tác với các Fintech để đưa vào dịch vụ của mình. Điều quan trọng là làm sao các ngân hàng cần hướng tới việc mang tới các sản phẩm cá nhân hoá nhiều hơn, tư vấn tài chính và đảm bảo sức khoẻ tài chính cho khách hàng tốt hơn. 

Ông Mohan cho rằng các ngân hàng tại Việt Nam có thể tận dụng cơ hội bằng cách "nhúng" các dịch vụ fintech vào hoạt động của mình, xây dựng hệ sinh thái dịch vụ và thiết lập nền tảng - cung cấp ngân hàng như một dịch vụ, và quan trọng là cần có cơ cấu tổ chức linh hoạt, dễ điều chỉnh và làm sao tạo ra niềm tin trong việc sử dụng dữ liệu để thấu hiểu khách hàng cũng như tạo ra sản phẩm phù hợp.

Cơ hội để làm chủ cuộc chơi

Sự ra đời của các Neobank được nhìn nhận như một thách thức lớn nhưng ở mặt khác đem lại nhiều cơ hội cho các ngân hàng truyền thống. Đại diện cho các ngân hàng lớn và công ty Fintech đang có những bước phát triển đầy năng động trên thị trường, các lãnh đạo VPBank, OCB, MSB, Timo đã chia sẻ góc nhìn thể hiện mối quan tâm và chiến lược đầu tư số trong bối cảnh hiện nay.

Nói về "mối quan hệ" giữa Neobank và ngân hàng truyền thống, các diễn giả đều cho rằng đây không phải là mối quan hệ đối đầu, mà là sự song hành, hợp tác, cùng hướng tới mục tiêu đáp ứng nhu cầu của thị trường. Ông Dư Xuân Vũ - Phó Giám đốc Khối Bán lẻ, kiêm Giám đốc Ngân hàng số, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB): "Neobank giống như cách Covid-19 tác động với xã hội, đó là làm cho xã hội thay đổi rất nhiều, ban đầu nhìn như chỉ là thách thức, nhưng thật ra có cơ hội lớn. Nhưng ngược với Covid-19, Neobank những năm đầu có thể chưa tác động đâu nhưng những năm sau sẽ tác động rất nhiều".

Ông Vũ nhấn mạnh: "Con người vẫn có nhu cầu được gặp gỡ con người, ngân hàng truyền thống có công nghệ, có mạng lưới, có con người, thể chế, đó là thế mạnh của ngân hàng truyền thống. Còn neobank đơn thuần là công nghệ, vậy ngân hàng truyền thống cần liên kết các kênh và nguồn lực có sẵn tốt hơn. Để ngân hàng truyền thống cùng sống chung với neobank, fintech thì chúng tôi cần phải tối ưu những gì mình có, nền tảng, tài sản, chứ không chỉ công nghệ".

Còn với ông Claude Spiese - Tư vấn cao cấp, Grant Thornton Vietnam, người đã tham gia quá trình thành lập Timo: "Các đơn vị như Timo sẽ làm rất tốt phần front-end, còn ngân hàng truyền thống vẫn là trụ cột phần back-end, nó mang lại sự kết hợp chặt chẽ hiệu quả".

Theo ông Nguyễn Quốc Khánh, Giám đốc công nghệ, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB): "Neobank có thể nhìn như hiện tượng fomo trong chứng khoán. Trong vòng 3-5 tới, Neobank sẽ trở thành truyền thống vì mọi thứ biến đổi rất nhanh và khi đó sẽ là phổ biến rồi".

Trong khi đó, ông Nguyễn Hồng Trung, Giám đốc Digital Factory - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) - đơn vị sở hữu Neobank CAKE lại cho rằng: "Neobank không phải chỉ là thách thức hay cơ hội, nó là động lực thay đổi giúp ngân hàng dựa vào mô hình đó để đánh giá lại tất cả hoạt động của mình. Nhưng điều quan trọng không phải là mô hình nào, mà ngân hàng cần thực sự xác định được rõ tầm nhìn phát triển của mình, thay vì chỉ thuần tuý đi theo cách làm của các đối thủ. Chỉ khi nào đánh giá được điều kiện hiện có, tính sẵn sàng của sản phẩm, quy trình, con người, thì ngân hàng sẽ đưa ra được chiến lược số đúng đắn".

44-16546785697131575749088-5261-16546814

Đại diện lãnh đạo VPBank, OCB, MSB, Timo cùng FPT IS và Temenos chia sẻ góc nhìn thể hiện mối quan tâm và chiến lược đầu tư số của ngân hàng truyền thống trong bối cảnh Neobank đang phát triển mạnh mẽ.

Trước nhu cầu dịch chuyển mạnh mẽ từ các ngân hàng, anh Dương Dũng Triều khẳng định, FPT IS đã có hành trình hơn 25 năm song hành cùng các Ngân hàng tại Việt Nam với việc xây dựng các hệ thống lõi, hệ thống công nghệ thông tin cho khắp các ngân hàng lớn. 

Đến nay, FPT IS đang đầu tư mạnh mẽ trong việc xây dựng đội ngũ CoE công nghệ và kinh doanh, cùng suy nghĩ, trăn trở với việc giải các bài toán của khách hàng. FPT IS sẵn sàng chiến lược tư vấn toàn diện tới các giải pháp quick-win như FPT.eSign, FPT.eContract, FPT AI/Chatbot, RPA… giúp ngân hàng xây dựng hành trình khách hàng hoàn hảo với tốc độ rút ngắn tối ưu. 

Cùng với các đối tác lớn hàng đầu thế giới như Temenos, FPT IS có thể đóng vai trò như một Neobank, cùng ngân hàng xây dựng các nền tảng chung để mang lại cho người dùng hệ sinh thái giải pháp tài chính tối ưu. 

Thùy Linh

Ý kiến

()