Sự kiện do Chungta.vn tổ chức chiều ngày 7/12, tại tầng 13 toàn nhà FPT Cầu Giấy (Hà Nội). Chủ tịch Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT Telecom Chu Thanh Hà cùng nhiều chứng nhân quan trọng trong hành trình 20 năm Internet FPT đồng hành Việt Nam.
Sự kiện do Chungta.vn tổ chức chiều ngày 7/12, tại tầng 13 toàn nhà FPT Cầu Giấy (Hà Nội). Chủ tịch Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT Telecom Chu Thanh Hà cùng nhiều chứng nhân quan trọng trong hành trình 20 năm Internet FPT đồng hành Việt Nam.
TS. Trực luôn được người FPT nói chung và FPT Telecom nói riêng kính trọng vì những đấu tranh không ngừng nghỉ của ông chống lại sự bảo thủ để những doanh nghiệp tư nhân có thể kinh doanh dịch vụ Internet. Nhưng khi được phát biểu, ông thẳng thắn nói rằng chính ông mới là người phải cảm ơn FPT, cảm ơn những con người đã kiên trì theo đuổi lý tưởng lan tỏa Internet, kiên trì đấu tranh với cơ chế độc quyền để giờ đây người Việt Nam được tiếp cận với những công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới. “Các bạn thành công chứng tỏ quyết định của tôi đúng đắn. Các bạn thất bại cũng chính là tôi thất bại”, ông chia sẻ.
TS. Trực luôn được người FPT nói chung và FPT Telecom nói riêng kính trọng vì những đấu tranh không ngừng nghỉ của ông chống lại sự bảo thủ để những doanh nghiệp tư nhân có thể kinh doanh dịch vụ Internet. Nhưng khi được phát biểu, ông thẳng thắn nói rằng chính ông mới là người phải cảm ơn FPT, cảm ơn những con người đã kiên trì theo đuổi lý tưởng lan tỏa Internet, kiên trì đấu tranh với cơ chế độc quyền để giờ đây người Việt Nam được tiếp cận với những công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới. “Các bạn thành công chứng tỏ quyết định của tôi đúng đắn. Các bạn thất bại cũng chính là tôi thất bại”, ông chia sẻ.
Khi Việt Nam chưa có Internet, FPT đã có mạng Trí tuệ Việt Nam (TTVN), một sản phẩm tiền thân của mạng xã hội, tạo cho người dùng một thói quen và một không gian tương tác nội bộ với nhau trước khi Internet chính thức vào Việt Nam năm 1997. Thời đó, những người trẻ tuổi như Chu Thanh Hà, Thái Thanh Sơn, Nguyễn Thị Huệ, Lã Hồng Nguyên… đã lập nickname, chat với nhau, bán C sủi, lập box Tâm sự… Toàn những thứ vài ba năm sau đó giới trẻ mới quen dùng.
Khi Việt Nam chưa có Internet, FPT đã có mạng Trí tuệ Việt Nam (TTVN), một sản phẩm tiền thân của mạng xã hội, tạo cho người dùng một thói quen và một không gian tương tác nội bộ với nhau trước khi Internet chính thức vào Việt Nam năm 1997. Thời đó, những người trẻ tuổi như Chu Thanh Hà, Thái Thanh Sơn, Nguyễn Thị Huệ, Lã Hồng Nguyên… đã lập nickname, chat với nhau, bán C sủi, lập box Tâm sự… Toàn những thứ vài ba năm sau đó giới trẻ mới quen dùng.
Là người chứng kiến từ đầu đến cuối chặng đường 20 năm gian nan và vinh quang ấy của FPT Telecom, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình ghi nhận những thành quả mà FPT Telecom đã có được. Anh nhận định: “Chúng ta đã đặt tên cho FPT Telcom là FOX, loài cáo luồn lách rất nhanh thì đã đúng với giai đoạn vừa qua. Thực tế đã chứng minh là đúng”.
Là người chứng kiến từ đầu đến cuối chặng đường 20 năm gian nan và vinh quang ấy của FPT Telecom, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình ghi nhận những thành quả mà FPT Telecom đã có được. Anh nhận định: “Chúng ta đã đặt tên cho FPT Telcom là FOX, loài cáo luồn lách rất nhanh thì đã đúng với giai đoạn vừa qua. Thực tế đã chứng minh là đúng”.
Khi có giấy phép, khách hàng của FPT Telecom tăng không ngừng. 30% thị phần Internet của Việt Nam như một giấc mơ đã thành sự thực của nhà Cáo. Đội bán hàng thời kỳ đầu là những người phổ biến cho người dân biết Internet là gì, hiểu vì sao lại phải dùng Internet và dùng Internet như thế nào trước khi đi mời chào khách hàng. Những chiêu độc, lạ liên tục được tung ra như: Khuyến mại tặng modem, thẻ cào Internet trả trước, dùng đội kinh doanh trẻ, PG xinh đẹp tiếp cận khách hàng... “Cứ mỗi lần nghe âm thanh "tè tè tè" rồi "rít rít rít" của modem báo thông tín hiệu tôi lại vui mừng khôn xiết. Giờ nghĩ lại vẫn thấy yêu vô cùng”, chị Lê Minh Đức, một trong những salesman máu lửa đời đầu, nhớ lại.
Khi có giấy phép, khách hàng của FPT Telecom tăng không ngừng. 30% thị phần Internet của Việt Nam như một giấc mơ đã thành sự thực của nhà Cáo. Đội bán hàng thời kỳ đầu là những người phổ biến cho người dân biết Internet là gì, hiểu vì sao lại phải dùng Internet và dùng Internet như thế nào trước khi đi mời chào khách hàng. Những chiêu độc, lạ liên tục được tung ra như: Khuyến mại tặng modem, thẻ cào Internet trả trước, dùng đội kinh doanh trẻ, PG xinh đẹp tiếp cận khách hàng... “Cứ mỗi lần nghe âm thanh "tè tè tè" rồi "rít rít rít" của modem báo thông tín hiệu tôi lại vui mừng khôn xiết. Giờ nghĩ lại vẫn thấy yêu vô cùng”, chị Lê Minh Đức, một trong những salesman máu lửa đời đầu, nhớ lại.
Thử thách đến nhưng những cái đầu cứng không chịu khuất phục. Đã có những lúc đường cùng khi VNPT triển khai ADSL và không cho nhà mạng khác thuê hạ tầng. Trước bờ vực, FPT Telecom phải “phá rào”, đưa người chưa có kinh nghiệm dắt cả nhân viên nữ đi kéo cáp chui. Lúc bị cơ quan chức năng “tuýt còi” tưởng như FPT Telecom đã sụp đổ. "Sống hay là chết", nhà Cáo chọn thay đổi mô hình công ty để có được giấy phép hạ tầng năm 2005.
Thử thách đến nhưng những cái đầu cứng không chịu khuất phục. Đã có những lúc đường cùng khi VNPT triển khai ADSL và không cho nhà mạng khác thuê hạ tầng. Trước bờ vực, FPT Telecom phải “phá rào”, đưa người chưa có kinh nghiệm dắt cả nhân viên nữ đi kéo cáp chui. Lúc bị cơ quan chức năng “tuýt còi” tưởng như FPT Telecom đã sụp đổ. "Sống hay là chết", nhà Cáo chọn thay đổi mô hình công ty để có được giấy phép hạ tầng năm 2005.
Đó là những trang lịch sử hào hùng đã khép lại, những cơ hội mới đang mở ra cũng mang theo nhiều thách thức. Chuyến tàu Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tới liệu FPT Telecom có bắt kịp? Và ai sẽ là người “nhảy tàu”? Đó là câu hỏi đặt ra cho những người trẻ nhà Cáo. Theo anh Trần Thanh Hải, CTO FPT Telecom, việc trước tiên là chúng ta cần thay đổi định nghĩa về thuê bao không chỉ là số người mà phải là số lượng thiết bị kết nối với Internet. Nếu vậy, cơ hội của FPT không chỉ là 90 triệu dân Việt Nam mà đó có thể là hàng chục tỷ thiết bị IoT. Đó là nguồn cung cấp dữ liệu khổng lồ cho FPT.
Đó là những trang lịch sử hào hùng đã khép lại, những cơ hội mới đang mở ra cũng mang theo nhiều thách thức. Chuyến tàu Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tới liệu FPT Telecom có bắt kịp? Và ai sẽ là người “nhảy tàu”? Đó là câu hỏi đặt ra cho những người trẻ nhà Cáo. Theo anh Trần Thanh Hải, CTO FPT Telecom, việc trước tiên là chúng ta cần thay đổi định nghĩa về thuê bao không chỉ là số người mà phải là số lượng thiết bị kết nối với Internet. Nếu vậy, cơ hội của FPT không chỉ là 90 triệu dân Việt Nam mà đó có thể là hàng chục tỷ thiết bị IoT. Đó là nguồn cung cấp dữ liệu khổng lồ cho FPT.
Chủ tịch Trương Gia Bình nhấn mạnh, đây chính là cơ hội để FPT Telecom thay đổi lần nữa. Đã đến lúc Cáo phải trở thành Sư tử để chiếm lĩnh lãnh thổ riêng cho mình. "Chúng ta cần phải có một hạ tầng hùng mạnh đáp ứng cho tương lai 4.0.
Chủ tịch Trương Gia Bình nhấn mạnh, đây chính là cơ hội để FPT Telecom thay đổi lần nữa. Đã đến lúc Cáo phải trở thành Sư tử để chiếm lĩnh lãnh thổ riêng cho mình. "Chúng ta cần phải có một hạ tầng hùng mạnh đáp ứng cho tương lai 4.0.
Ý kiến
()