Tối 25/5, vòng Chung kết Cuộc đua số mùa 3 đã diễn ra với những diễn biến hấp dẫn tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao Tây Hồ (Hà Nội).
Tham dự chương trình có các lãnh đạo cấp cao như Thứ trưởng bộ Khoa Hoc - Công Nghệ Bùi Thế Duy, Thứ trưởng bộ Thông tin & Truyền thông Phan Tâm, Trưởng ban Khoa giáo Nguyễn Quốc Khánh... Phía FPT có Chủ tịch Tập đoàn Trương Gia Bình, PTGĐ FPT Nguyễn Thế Phương, Giám đốc Công nghệ FPT Lê Hồng Việt và nhiều đại biểu khác.
Tối 25/5, vòng Chung kết Cuộc đua số mùa 3 đã diễn ra với những diễn biến hấp dẫn tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao Tây Hồ (Hà Nội).
Tham dự chương trình có các lãnh đạo cấp cao như Thứ trưởng bộ Khoa Hoc - Công Nghệ Bùi Thế Duy, Thứ trưởng bộ Thông tin & Truyền thông Phan Tâm, Trưởng ban Khoa giáo Nguyễn Quốc Khánh... Phía FPT có Chủ tịch Tập đoàn Trương Gia Bình, PTGĐ FPT Nguyễn Thế Phương, Giám đốc Công nghệ FPT Lê Hồng Việt và nhiều đại biểu khác.
10 đội tuyển thi đấu trong đêm Chung kết gồm 8 đội mạnh nhất trong nước gồm: UET Fastest (ĐH Công nghệ - ĐHQGHN); MTA_R4F (Học viện Kỹ thuật Quân sự), Fast and Fiery và PTIT Word.Exe (Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông), SQ26 (Đại học Thông tin liên lạc), CDS-NTU2 (Đại học Nha Trang), Dateh IT (Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia TP HCM) và LHU The Walkers (Đại học Lạc Hồng). Đặc biệt 2 đội khách mời đến từ Anh và Nga là một điểm mới trong cuộc thi năm nay.
Giải thưởng cho nhà vô địch của Cuộc đua số mùa 3 có tổng giá trị giải thưởng là 1,2 tỷ đồng (bao gồm một chuyến trải nghiệm, tìm hiểu về công nghệ tiên tiến hàng đầu tại Mỹ trong một tuần, 15 triệu đồng tiền mặt và một suất học bổng Tiến sỹ về Ngành Trí tuệ nhân tạo trị giá 700 triệu đồng dành cho thí sinh xuất sắc). Ảnh: Trâm Nguyễn
10 đội tuyển thi đấu trong đêm Chung kết gồm 8 đội mạnh nhất trong nước gồm: UET Fastest (ĐH Công nghệ - ĐHQGHN); MTA_R4F (Học viện Kỹ thuật Quân sự), Fast and Fiery và PTIT Word.Exe (Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông), SQ26 (Đại học Thông tin liên lạc), CDS-NTU2 (Đại học Nha Trang), Dateh IT (Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia TP HCM) và LHU The Walkers (Đại học Lạc Hồng). Đặc biệt 2 đội khách mời đến từ Anh và Nga là một điểm mới trong cuộc thi năm nay.
Giải thưởng cho nhà vô địch của Cuộc đua số mùa 3 có tổng giá trị giải thưởng là 1,2 tỷ đồng (bao gồm một chuyến trải nghiệm, tìm hiểu về công nghệ tiên tiến hàng đầu tại Mỹ trong một tuần, 15 triệu đồng tiền mặt và một suất học bổng Tiến sỹ về Ngành Trí tuệ nhân tạo trị giá 700 triệu đồng dành cho thí sinh xuất sắc). Ảnh: Trâm Nguyễn
Không giấu nổi sự phấn khích khi có mặt trong đêm chung kết Cuộc đua số, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình tiếp sức cho các thí sinh: "Đội đứng đầu hôm nay sẽ được đi Mỹ và có học bổng để trở thành tiến sĩ ngành Trí tuệ nhân tạo. Tôi xin chúc ý chí và quyết tâm của các bạn sẽ chiến thắng trong cuộc đua hôm nay". Trước đó, anh cũng nhấn mạnh Cuộc đua số thực sự là một sân chơi mang đẳng cấp quốc tế.
Không giấu nổi sự phấn khích khi có mặt trong đêm chung kết Cuộc đua số, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình tiếp sức cho các thí sinh: "Đội đứng đầu hôm nay sẽ được đi Mỹ và có học bổng để trở thành tiến sĩ ngành Trí tuệ nhân tạo. Tôi xin chúc ý chí và quyết tâm của các bạn sẽ chiến thắng trong cuộc đua hôm nay". Trước đó, anh cũng nhấn mạnh Cuộc đua số thực sự là một sân chơi mang đẳng cấp quốc tế.
1.000 chỗ ngồi tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao Tây Hồ (Hà Nội) được lấp đầy trừ rất sớm. Ảnh: Trâm Nguyễn
1.000 chỗ ngồi tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao Tây Hồ (Hà Nội) được lấp đầy trừ rất sớm. Ảnh: Trâm Nguyễn
Ngay sau khi các đại biểu bấm nút khai mạc, cuộc đua chính thức bắt đầu. Vòng thi thứ nhất có tên gọi “Khám phá Việt Nam”. Ở vòng này, mỗi đội thi có 3 phút để lập trình cho xe chạy theo lộ trình bắt buộc đã được cho trước qua 5 địa danh nổi tiếng của Việt Nam là Hà Nội, Hội An, Sơn Đoòng, Sa Pa, rừng Cúc Phương. Xe phải tự động tránh được các vật cản trên đường đua, vượt qua các thử thách mà ban tổ chức đã đưa ra như hầm, bóng râm, trên đường có tuyết, đường mất làn… Kết thúc vòng thi, bốn đội thi có kết quả tốt nhất được lựa chọn vào vòng 2.
Ngay sau khi các đại biểu bấm nút khai mạc, cuộc đua chính thức bắt đầu. Vòng thi thứ nhất có tên gọi “Khám phá Việt Nam”. Ở vòng này, mỗi đội thi có 3 phút để lập trình cho xe chạy theo lộ trình bắt buộc đã được cho trước qua 5 địa danh nổi tiếng của Việt Nam là Hà Nội, Hội An, Sơn Đoòng, Sa Pa, rừng Cúc Phương. Xe phải tự động tránh được các vật cản trên đường đua, vượt qua các thử thách mà ban tổ chức đã đưa ra như hầm, bóng râm, trên đường có tuyết, đường mất làn… Kết thúc vòng thi, bốn đội thi có kết quả tốt nhất được lựa chọn vào vòng 2.
5 trận đấu cùa vòng 1 diễn ra chóng vánh với nhiều bất ngờ. Dateh IT (ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc Gia TP HCM) không thể hoàn thành phần thi khi chiếc xe gặp trục trặc ngay ở những vòng lăn bánh đầu tiên.
Trong khi đó, MTA_R4F (Học viện Kỹ thuật Quân sự) và LHU The Walkers (ĐH Lạc Hồng) đều giành điểm tuyệt đối khi dễ dàng vượt qua cả 5/5 mốc. Đây cũng chính là 2 đội đầu tiên ghi tên mình vào vòng bán kết. Hai đội còn lại có mặt ở vòng tiếp theo là ast and Fiery (Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông) và CDSNTU2 (ĐH Nha Trang).
5 trận đấu cùa vòng 1 diễn ra chóng vánh với nhiều bất ngờ. Dateh IT (ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc Gia TP HCM) không thể hoàn thành phần thi khi chiếc xe gặp trục trặc ngay ở những vòng lăn bánh đầu tiên.
Trong khi đó, MTA_R4F (Học viện Kỹ thuật Quân sự) và LHU The Walkers (ĐH Lạc Hồng) đều giành điểm tuyệt đối khi dễ dàng vượt qua cả 5/5 mốc. Đây cũng chính là 2 đội đầu tiên ghi tên mình vào vòng bán kết. Hai đội còn lại có mặt ở vòng tiếp theo là ast and Fiery (Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông) và CDSNTU2 (ĐH Nha Trang).
Nỗi buồn của các chàng trai Dateh IT khi không thể ghi được điểm nào và chính thức bị loại. Ảnh: Trâm Nguyễn.
Nỗi buồn của các chàng trai Dateh IT khi không thể ghi được điểm nào và chính thức bị loại. Ảnh: Trâm Nguyễn.
Bảng kết quả vòng 1 sau 5 trận thi đấu.
Bảng kết quả vòng 1 sau 5 trận thi đấu.
Vòng thi đấu thứ hai có tên gọi “Vươn ra thế giới”. Tại vòng thi này, bốn đội thi được chia làm 2 cặp đấu đối kháng trực tiếp. Ban tổ chức đưa ra 10 điểm đến (gồm Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Pháp, Nga, Australia, Ai Cập, Canada, Mỹ) và lựa chọn ngẫu nhiên các điểm mà xe cần phải đi qua để đến đích cuối cùng.
Trong vòng 3 phút, bên cạnh phải việc vượt qua các chướng ngại vật và các cung đường đi phức tạp, xe tự hành của các đội còn phải tự tìm được đường đi ngắn nhất và di chuyển nhanh nhất để đến đích. Hai đội thi hoàn thành vòng thi nhanh nhất thi đấu đối kháng với nhau ở trận đấu cuối cùng.
Vòng thi đấu thứ hai có tên gọi “Vươn ra thế giới”. Tại vòng thi này, bốn đội thi được chia làm 2 cặp đấu đối kháng trực tiếp. Ban tổ chức đưa ra 10 điểm đến (gồm Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Pháp, Nga, Australia, Ai Cập, Canada, Mỹ) và lựa chọn ngẫu nhiên các điểm mà xe cần phải đi qua để đến đích cuối cùng.
Trong vòng 3 phút, bên cạnh phải việc vượt qua các chướng ngại vật và các cung đường đi phức tạp, xe tự hành của các đội còn phải tự tìm được đường đi ngắn nhất và di chuyển nhanh nhất để đến đích. Hai đội thi hoàn thành vòng thi nhanh nhất thi đấu đối kháng với nhau ở trận đấu cuối cùng.
Trận bán kết 1 là cuộc đối đầu giữa MTA_R4F (Học viện Kỹ thuật Quân sự) - CDSNTU2 (Đại học Nha Trang)
Hai đội bước vào trận đấu theo thể thức loại trực tiếp. Đội nào hoàn thành đường đua trước, trận đấu sẽ kết thúc và không có retry. Xe 2 đội đều di chuyển rất nhanh, đặc biệt là MTA_R4F.
Cũng như vòng 1, MTA_R4F hoàn thành vòng đua 1 cách xuất sắc và giành vé vào chung kết.
Trận bán kết 1 là cuộc đối đầu giữa MTA_R4F (Học viện Kỹ thuật Quân sự) - CDSNTU2 (Đại học Nha Trang)
Hai đội bước vào trận đấu theo thể thức loại trực tiếp. Đội nào hoàn thành đường đua trước, trận đấu sẽ kết thúc và không có retry. Xe 2 đội đều di chuyển rất nhanh, đặc biệt là MTA_R4F.
Cũng như vòng 1, MTA_R4F hoàn thành vòng đua 1 cách xuất sắc và giành vé vào chung kết.
Niềm vui của các cổ động viên MTA_R4F (Học viện Kỹ thuật Quân sự) trên khán đài. Ảnh: Trâm Nguyễn
Niềm vui của các cổ động viên MTA_R4F (Học viện Kỹ thuật Quân sự) trên khán đài. Ảnh: Trâm Nguyễn
Ở trận bán kết 2 giữa Fast and Fiery (HV Công nghệ Bưu chính Viễn thông) và LHU The Walkers (ĐH Lạc Hồng), 2 đội sử dụng hết 3 phút của vòng đấu mà không hoàn thành chặng đua. Fast and Fiery đi được 2/5 mốc. Và LHU The Walkers không ghi được điểm. LHU The Walkers (ĐH Lạc Hồng) ghi tên mình vào trận cuối. Ảnh: Trâm Nguyễn
Ở trận bán kết 2 giữa Fast and Fiery (HV Công nghệ Bưu chính Viễn thông) và LHU The Walkers (ĐH Lạc Hồng), 2 đội sử dụng hết 3 phút của vòng đấu mà không hoàn thành chặng đua. Fast and Fiery đi được 2/5 mốc. Và LHU The Walkers không ghi được điểm. LHU The Walkers (ĐH Lạc Hồng) ghi tên mình vào trận cuối. Ảnh: Trâm Nguyễn
Bước vào vòng đua quyết định, MTA_R4F (Học viện Kỹ thuật Quân sự) và Fast and Fiery (HV Công nghệ Bưu chính Viễn thông) đều mất một khoảng thời gian dài hơn bình thường để chuẩn bị cho hai chiếc xe.
Sau một số lần hiệu chỉnh, Fast and Fiery sử dụng chiến thuật "chậm mà chắc" trong khi MTA_R4F đẩy cao tốc độ với tham vọng "knock-out" đối thủ.
Cuối cùng, với sự ổn định và bản lĩnh vững vàng, đội MTA - R4F đã hoàn thành sớm nhất một vòng đua từ Việt Nam đến Silicon Valley của Mỹ với thời gian 52 giây để trở thành nhà vô địch Cuộc đua số Mùa 3.
Bước vào vòng đua quyết định, MTA_R4F (Học viện Kỹ thuật Quân sự) và Fast and Fiery (HV Công nghệ Bưu chính Viễn thông) đều mất một khoảng thời gian dài hơn bình thường để chuẩn bị cho hai chiếc xe.
Sau một số lần hiệu chỉnh, Fast and Fiery sử dụng chiến thuật "chậm mà chắc" trong khi MTA_R4F đẩy cao tốc độ với tham vọng "knock-out" đối thủ.
Cuối cùng, với sự ổn định và bản lĩnh vững vàng, đội MTA - R4F đã hoàn thành sớm nhất một vòng đua từ Việt Nam đến Silicon Valley của Mỹ với thời gian 52 giây để trở thành nhà vô địch Cuộc đua số Mùa 3.
Màn ăn mừng chiến thắng đầy cảm xúc của các chàng trai áo lính. Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao Tây Hồ (Hà Nội) như nổ tung trong tiếng hò reo của các cổ động viên.
Chủ tịch Trương Gia Bình cũng không thể ngồi yên, anh xuống sân quan sát toàn bộ trận đấu cuối cùng. "Trận chung kết vô cùng hồi hộp. Tôi đã nghĩ không biết với bài thi khó như thế này, có đội nào có thể hoàn thành đề thi không. Và thật tuyệt vời khi Học viện Kỹ thuật Quân sự đã làm được. Trình độ của sinh viên Việt Nam rất ấn tượng. Đó là sức bật của Việt Nam".
Màn ăn mừng chiến thắng đầy cảm xúc của các chàng trai áo lính. Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao Tây Hồ (Hà Nội) như nổ tung trong tiếng hò reo của các cổ động viên.
Chủ tịch Trương Gia Bình cũng không thể ngồi yên, anh xuống sân quan sát toàn bộ trận đấu cuối cùng. "Trận chung kết vô cùng hồi hộp. Tôi đã nghĩ không biết với bài thi khó như thế này, có đội nào có thể hoàn thành đề thi không. Và thật tuyệt vời khi Học viện Kỹ thuật Quân sự đã làm được. Trình độ của sinh viên Việt Nam rất ấn tượng. Đó là sức bật của Việt Nam".
"Tân vương" MTA - R4F (Học viện Kỹ thuật Quân sự) ẵm trọn giải thưởng lên tới 1,2 tỷ đồng. Đây là lần thứ 2 Học viện Kỹ thuật Quân sự có đội thi vô địch Cuộc đua số.
Xúc động khi trở thành nhà vô địch Cuộc đua số mùa 3, sinh viên Lại Tiến Đệ, đội trưởng của MTA - R4F chia sẻ: “Sau hai năm tham dự Cuộc đua số, cuối cùng những nỗ lực của chúng em đã có được kết quả tốt nhất. Năm nay đề thi khó hơn khi Ban tổ chức đưa ra bài toán tự định vị xe. Tuy nhiên, đội của em đã vượt qua được và bước lên được đỉnh cao nhất là bởi đã có một nền tảng kiến thức vững chắc đã được xây dựng và rèn luyện từ cuộc thi năm trước”. Ảnh: Trâm Nguyễn.
"Tân vương" MTA - R4F (Học viện Kỹ thuật Quân sự) ẵm trọn giải thưởng lên tới 1,2 tỷ đồng. Đây là lần thứ 2 Học viện Kỹ thuật Quân sự có đội thi vô địch Cuộc đua số.
Xúc động khi trở thành nhà vô địch Cuộc đua số mùa 3, sinh viên Lại Tiến Đệ, đội trưởng của MTA - R4F chia sẻ: “Sau hai năm tham dự Cuộc đua số, cuối cùng những nỗ lực của chúng em đã có được kết quả tốt nhất. Năm nay đề thi khó hơn khi Ban tổ chức đưa ra bài toán tự định vị xe. Tuy nhiên, đội của em đã vượt qua được và bước lên được đỉnh cao nhất là bởi đã có một nền tảng kiến thức vững chắc đã được xây dựng và rèn luyện từ cuộc thi năm trước”. Ảnh: Trâm Nguyễn.
Cuộc đua số là cuộc thi thường niên về lập trình xe tự hành dành cho các bạn sinh viên yêu công nghệ do Tập đoàn FPT và VTV đồng tổ chức. Cuộc đua số mùa 2018-2019 được chính thức khởi động ngày 11/10/2018.
Để đáp ứng các bài toán công nghệ ngày càng nâng cao, tại cuộc thi năm nay, FPT cũng nâng cấp phiên bản mô hình xe tự hành lên tỷ lệ 1/7 với động cơ mạnh mẽ hơn, khung xe chắc chắn tích hợp hệ thống giảm sóc. Điều này khiến chiếc xe đua có thể đạt tốc độ tối đa cao hơn nhưng cũng đặt ra các bài toán phức tạp hơn để điều khiển xe hoạt động chính xác. Bảng mạch chủ được nâng cấp chuyên để xử lý đồ họa và trí tuệ nhân tạo, camera có khả năng chuyển động và góc nhìn mở rộng…
Trâm Nguyễn
Ảnh: Nguyễn Thắng
Ý kiến
()