Trung tâm sẽ quản lý giám sát và điều hành toàn bộ 141 tuyến xe buýt phổ thông ở thành phố (gồm 106 tuyến xe buýt có trợ giá và 35 tuyến xe buýt không trợ giá), bắt đầu từ chuyến xe buýt đầu tiên trong ngày lúc 4h30 đến chuyến cuối cùng trong ngày đến 21h30.
Phần mềm giám sát do Công ty Giải pháp Công nghệ FPT (FTS thuộc FPT IS) xây dựng và triển khai từ cuối năm 2014. Các phân hệ gồm: Phần mềm quản lý thông tin trạm dừng, nhà chờ; Phần mềm quản lý thông tin hoạt động xe buýt; Phần mềm giám sát và điều hành trực tuyến; Xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung.
Thông qua hệ thống, các nhân viên tại trung tâm theo dõi qua màn hình camera nhằm giám sát hành trình từng chiếc xe buýt có chạy đúng biểu đồ, thời gian hành trình, việc đóng, mở cửa xe có đúng qui định hay không và và xe buýt có mở máy lạnh hay không… Đồng thời giám sát các nhân viên phục vụ hành khách trên xe buýt để có biện pháp chấn chỉnh hoặc xử phạt nhân viên/lái xe.
Thông qua hệ thống do FPT xây dựng, các nhân viên tại trung tâm theo dõi qua màn hình camera nhằm giám sát hành trình từng chiếc xe buýt. Ảnh minh hoạ. |
Như vậy, ngoài việc hành khách có thể phản ánh các thông tin về xe buýt hoặc đưa ra thắc mắc qua số điện thoại tổng đài 1022 như trước đây. Với hệ thống này, hành trình xe buýt cũng như thái độ phục vụ của nhân viên xe buýt đều được giám sát, giúp hành khách yên tâm hơn khi sử dụng dịch vụ.
Hệ thống giúp nâng cao hiệu quả công tác quản lý và điều hành xe buýt công cộng. Đây cũng là cơ sở để hướng tới giai đoạn mở rộng giải pháp trong tương lai như cung cấp thông tin trực tuyến cho hành khách, tích hợp các giải pháp đo đếm sản lượng, vé xe buýt điện tử…
Hồi đầu tháng 1, Cổng thông tin giao thông TP HCM qua website giaothong.hochiminhcity.gov.vn và ứng dụng trên thiết bị di động sử dụng hệ điều hành Android và iOS mang tên "TTGT TP HCM" do FPT IS thực hiện cũng đã được Sở Giao thông Vận tải TP HCM chính thức đưa vào hoạt động. Trung tâm xe buýt đang ứng dụng thông tin tình trạng giao thông từ cổng này vào công tác điều hành chuyến, phân luồng lại lộ trình tuyến (tránh kẹt xe), đối soát thông báo kẹt xe từ lái xe... Kết hợp với Cổng thông tin giao thông vào công tác điều hành trực tuyến sẽ giúp tăng cường hiệu quả vận hành của mạng lưới xe buýt thành phố.
Ngoài ra, với ứng dụng này, người dân còn có thể sử dụng như một bản đồ trực tuyến, nhằm tránh những tuyến đường đông người, ùn tắc, hướng dẫn lộ trình thông thoáng để đi.
TP HCM đang là địa phương đi đầu trong cả nước về việc sử dụng ứng dụng CNTT vào quản lý giao thông. Với sự gia tăng nhanh của các phương tiện giao thông và người sử dụng như hiện nay, CNTT sẽ là mấu chốt giúp tháo gỡ tình trạng kẹt xe, tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố.
>> Giá iPhone tiếp tục 'lao dốc' dịp 8/3
Thanh Trang
Ý kiến
()