- Anh có thể giới thiệu sơ lược về ESG cũng như xu hướng CĐX tại Việt Nam?
- ESG là viết tắt của Môi trường (Environment) - Xã hội (Social) - Quản trị doanh nghiệp (Governance) - bộ 3 tiêu chuẩn đo lường những yếu tố liên quan đến định hướng hoạt động phát triển bền vững của doanh nghiệp. Tại Việt Nam, các hoạt động ESG ngày càng trở nên phổ biến, Chính phủ cũng nỗ lực xây dựng các chính sách, cơ chế thúc đẩy doanh nghiệp trong nước đạt được các cam kết liên quan đến mục tiêu ESG trong phát triển bền vững.
Chuyển đổi xanh (CĐX - Green Transformation) trên nguyên lý ESG đang là xu hướng được các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng quan tâm thực hiện. Đây là quá trình chuyển đổi hướng tới tăng trưởng kinh tế bền vững, không dựa trên nhiên liệu hóa thạch và tiêu thụ quá mức tài nguyên thiên nhiên, từng bước hướng nền kinh tế tuần hoàn, phát triển nhân lực xanh, tái tạo năng lượng và ứng dụng công nghệ xanh.
Chuyên gia tư vấn Chuyển đổi số FPT Digital Nguyễn Thế Phương từng tham gia diễn thuyết về vai trò của CĐS trong hiện thực hóa các mục tiêu ESG tại hội nghị “ESG - Evolving To The Next Level”, tổ chức bởi Hiệp hội Doanh nghiệp Vương quốc Bỉ-Luxembourg tại Việt Nam (BeLuxCham). |
- Vậy tại sao doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm đến hoạt động CĐX?
- Không chỉ góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững trên toàn cầu, CĐX còn là cách để các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh khi gia nhập thị trường quốc tế. Châu Âu đã bắt đầu yêu cầu các khoản thuế carbon đối với hàng hóa nhập khẩu vào thị trường các nước thuộc EU dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất tại nước sở tại.
Theo đó, các doanh nghiệp sẽ phải kê khai khối lượng nhập khẩu và lượng phát thải khí nhà kính có trong hàng hóa nhập khẩu vào đây. Do đó, CĐX là xu thế bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện nếu muốn tham gia vào thị trường thương mại toàn cầu. Áp dụng những quy chuẩn của ESG, doanh nghiệp có thể tăng lợi thế cạnh tranh, giảm chi phí, thu hút nhà đầu tư, tạo triển vọng cải tiến chuỗi cung ứng, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu đến các thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản.
- Vừa qua, tại Hội thảo do HBA tổ chức, FPT Digital đã giới thiệu mô hình Chuyển đổi kép. Chúng ta có thể hiểu như thế nào về khái niệm này?
- Chuyển đổi kép là sự kết hợp giữa CĐS và CĐX, gắn tăng trưởng xanh với định hướng đầu tư vào công nghệ tiên tiến, kết cấu hạ tầng thông minh. Đây là mối quan hệ tương hỗ, theo đó, CĐS là phương tiện để hiện thực hóa các mục tiêu CĐX; và ngược lại, các mục tiêu ESG trong CĐX giúp định hình các tiêu chuẩn, thủ tục, quy định và thỏa thuận để thực hiện các chương trình CĐS.
Ví dụ, trong lĩnh vực sản xuất, công nghệ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu giảm phát thải thông qua việc tối ưu hóa tài nguyên; cải tiến công nghệ thiết kế sản phẩm mà không phát sinh thêm rác thải trong quá trình thử nghiệm. Ước tính, ngành CNTT sẽ đóng góp 20% vào tất cả các hoạt động hướng tới CĐX, đồng thời công nghệ số sẽ đẩy nhanh thêm 22% tiến độ hướng tới các mục tiêu Phát triển bền vững.
Kết quả nghiên cứu từ BCG Global Digital Transformation Survey 2021 cũng chỉ ra có tới 80% doanh nghiệp có kế hoạch gia tăng đầu tư vào tính bền vững và 60% doanh nghiệp coi ESG là tiêu chí chủ chốt trong việc lựa chọn và ưu tiên các sáng kiến số. Do đó, để hiệu quả, hai mục tiêu xanh - số phải được tích hợp ngay từ đầu trong chiến lược phát triển doanh nghiệp.
Mục tiêu ESG đã trở thành một trong những trọng tâm chính trong các chương trình CĐS của doanh nghiệp. |
- Đâu là những điều kiện thuận lợi để triển khai mô hình chuyển đổi kép tại Việt Nam?
- Trong quá trình chuyển đổi kép, các doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế nhờ các chính sách, chủ trương của chính phủ thông qua Chương trình CĐS quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 cũng như cam kết mạnh mẽ của Việt Nam về chống biến đổi khí hậu, mục tiêu Net Zero vào năm 2050.
Tuy nhiên, việc tích hợp mục tiêu CĐX vào chiến lược phát triển kinh doanh và chiến lược CĐS là một quá trình không dễ dàng, doanh nghiệp cần có phương pháp tiếp cận đúng, kế hoạch triển khai cụ thể và kiểm soát tốt quá trình thực hiện chuyển đổi. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải đánh giá một cách cẩn thận các mục tiêu ESG song hành cùng với chiến lược phát triển của doanh nghiệp, đồng thời tìm hiểu các giải pháp số phù hợp nhằm hỗ trợ hiện thực hóa các mục tiêu này. Qua quan sát khi thực hiện các dự án tư vấn cũng như thông tin trao đổi với DN tại các Hội thảo, tôi nhận thấy tỷ lệ doanh nghiệp thực sự hiểu rõ về chuyển đổi kép “rất thấp”.
- Trong lộ trình chuyển đổi kép, doanh nghiệp cần chú trọng đến những yếu tố nào?
-Để thành công trong lộ trình tích hợp chiến lược CĐS và CĐX, phục vụ cho mục tiêu phát triển doanh nghiệp, con người luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong 3 chữ “P” then chốt. Đó là: People - Leadership thể hiện tư duy và cam kết thực hiện của lãnh đạo; People - Mindset thể hiện tư duy và cam kết tham gia của đội ngũ; và People - Culture thể hiện văn hoá CĐS của tổ chức, trong đó văn hóa tổ chức được xây dựng dựa trên 3 yếu tố chính bao gồm: văn hóa linh hoạt (agile); văn hóa dữ liệu và văn hóa cộng tác.
CĐX dựa trên CĐS tại Việt Nam mới ở giai đoạn bắt đầu. Khó nhất bây giờ là nhận thức. Không ít doanh nghiệp lấy lý do đang rất nhiều việc, theo chủ quan thấy vẫn vận hành tốt, chưa cần phải CĐX, CĐS, nên chưa có sự quan tâm đúng mức và sự chuẩn bị cần thiết tối thiểu. Trong khi CĐS, CĐX đã trở thành cam kết thực thi trong khá nhiều hiệp định thương mại quốc tế mà Việt Nam ký kết tham gia. Vậy nên, muốn CĐS, CĐX thì trước hết phải chuyển đổi tư duy con người. Vì vậy, doanh nghiệp cần ưu tiên tác động tới nhân tố này thông qua đào tạo liên tục và truyền thông sâu rộng, giúp hình thành nguồn nhân sự số đáp ứng cho suốt quá trình chuyển đổi.
- FPT Digital đang hỗ trợ DN như thế nào trong nỗ lực chuyển đổi kép số và xanh?
Chỉ riêng trong năm 2023, FPT Digital đã tổ chức và tham dự với vai trò diễn giả tại hơn 30 hội thảo về ESG, giúp nâng cao nhận thức về ESG và phát triển bền vững cho hơn 300 doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đồng thời, doanh nghiệp cũng phát hành 22 báo cáo và phân tích chuyên sâu về ESG, thu hút hơn 500.000 lượt xem và tải trên website chính thức.
Với những đóng góp đó, FPT Digital vinh dự nhận giải thưởng dành cho “Doanh nghiệp có những đóng góp xuất sắc về Môi trường, Xã hội và Quản trị tại Việt Nam” trao bởi Hiệp hội Thương mại Mỹ (AmCham) trong khuôn khổ sự kiện AmCham ESG Impact Showcase 2023.
FPT Digital được chứng nhận có đóng góp tích cực cho việc hiện thực hóa các mục tiêu ESG tại Việt Nam. |
Năm 2024, FPT Digital chính thức khởi động chuỗi sự kiện DxHub™, mang đến cơ hội chia sẻ kiến thức và hợp tác giá trị trong lĩnh vực CĐS và CĐX.
Song song với đó, FPT Digital luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trong lộ trình hiện thực hóa các mục tiêu ESG và CĐS thông qua các gói giải pháp Tư vấn và Đào tạo về ESG và CĐS. Trong đó, nổi bật là các sản phẩm: Báo cáo đánh giá tiêu chuẩn giảm phát thải CO2 (Decarbonization Assessment); Tư vấn chiến lược ESG tổng thế; Báo cáo đánh giá hiện trạng ESG; Xây dựng lộ trình giảm phát thải, Tư vấn cơ hội và thách thức CĐX và các sản phẩm tư vấn CĐS hiện đã áp dụng thành công tại các DN Việt Nam như Thiên Long, Minh Phú, PJICO, PVFCCO, Vietsovpetro…
Ý kiến
()