Mang trong mình niềm đam mê kinh doanh, khi đang học năm thứ 2 trường Đại học Nông lâm TP HCM, Quang kiên quyết bỏ ngang để thi lại vào chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp - Marketing & Sales, FPT Polytechnic HCM. Đúng khoảng thời gian này, gia đình lâm vào cảnh khó khăn nên chàng sinh viên bắt đầu nung nấu quyết tâm tự thân lập nghiệp.
Sức ép mưu sinh thôi thúc ý chí phấn đấu vượt qua mọi trở ngại của chàng trai trẻ. Đầu năm 2014, bằng con mắt và sự nhạy bén trong kinh doanh, Quang quyết định bán mỹ phẩm trực tuyến. Kế hoạch kinh doanh càng trở nên mạo hiểm khi chàng sinh viên FPT có trong tay vỏn vẹn 200.000 đồng.
Khởi nghiệp đúng lúc gia đình gặp khó khăn, nhưng Quang vẫn quyết tâm kinh doanh với số vốn chỉ 200.000 đồng. |
Để kiếm tiền trang trải cuộc sống và học tập, Quang còn phải đi phụ việc cho cửa hàng photocopy. "Đứng máy cả ngày nóng bỏng tay, người hốc hác. Tiền chẳng có là bao, tôi toàn phải ăn cơm với nước mắm. Nhiều bữa bị đói chỉ thầm ước có bát cơm với rau xanh để ăn cho đỡ cồn ruột", Quang nhớ lại.
Với công việc kinh doanh mỹ phẩm trực tuyến, bước đầu Quang phải đi năn nỉ công ty phân phối bán cho từng hộp vitamin E làm đẹp da với mức chiết khấu vài chục nghìn đồng rồi lập tức đi giao dịch cho khách để quay vốn. Từ vài ba hộp mỗi ngày, số sản phẩm bán được ngày một tăng lên, ngày cao điểm bán được hàng chục hộp thuốc. Lần đầu tiên, Quang tự kiếm được 1 triệu đồng.
Để thuận tiện hơn trong công việc, cậu quyết định bớt khẩu phần ăn để mua chiếc điện thoại trả góp phục vụ công việc kinh doanh của mình, từ đó các khâu nhận, kiểm tra đơn hàng, tìm đường giao hàng, liên hệ với khách dễ dàng hơn.
Bên cạnh việc đối mặt tài chính hạn hẹp, chàng trai sinh năm 1993 còn có ít thời gian rảnh bởi còn lo việc học ở trường. Để khắc phục điều đó, cậu tranh thủ từng phút ngoài giờ học, kể cả lúc ăn, lúc nghỉ giữa giờ để làm việc. Đêm về lại thức muộn để hoàn thành bài vở trên lớp. Mọi thứ cứ quay cuồng như thế liên tục.
Chàng sinh viên FPT Polytechnic HCM đã phát huy tối đa kiến thực được học tại trường khi áp dụng vào quá trình kinh doanh. |
Đầu năm 2015, Quang quyết định đầu tư toàn bộ số vốn tích lũy được vào quảng cáo, mở rộng sản phẩm, mua thêm thiết bị văn phòng và tuyển nhân viên hỗ trợ. Sau những khó khăn, may mắn đã mỉm cười với nam sinh FPT khi số tiền đầu tư đã đem lại doanh số tăng lên đáng kể. Tháng 11/2015, Quang thành lập công ty, chính thức ghi tên vào danh sách những doanh nhân trẻ tuổi. Phát triển nhanh về quy mô với hai văn phòng tại Hà Nội và TP HCM với doanh thu đã tăng lên đến cả tỷ đồng.
Cuối năm 2015, Quang mạnh dạn tham gia một cuộc thi khởi nghiệp quy mô lớn với sự góp mặt của hơn 1.000 doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam và thành công khi công ty đứng ở Top 70. "Những điều học ở FPT hết sức quan trọng và có thể áp dụng triệt để vào công việc kinh doanh hiện tại. Điển hình từ việc lập kế hoạch marketing, kế toán, thị trường, từ đó biết mình làm đúng, sai ở đâu, cần điều chỉnh cái gì", Quang chia sẻ.
Cũng theo chàng trai, nếu thất bại với công ty khởi nghiệp này thì cậu vẫn đủ sức rẽ sang một hướng khác. Điều quan trọng mỗi lần thất bại là một lần có thêm kinh nghiệm để khởi động và chuẩn bị chạy đua trên chặng đường phía trước.
Dự kiến trong năm nay, Quang mở thêm hai văn phòng đại diện ở Đà Nẵng và Cần Thơ. Bên cạnh đó, nam sinh cũng mong muốn đa dạng hóa sản phẩm và phát triển chuỗi cửa hàng của mình hơn nữa.
Ra đời năm 2010 với sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, FPT Polytechnic hiện đào tạo 3 khối ngành: Công nghệ thông tin, Kinh tế - Kinh doanh và Du lịch - Lữ hành - Nhà hàng - Khách sạn với hơn 6.500 sinh viên đang học tập và rèn luyện. Trong gần 6 năm, 2.400 sinh viên FPT Polytechnic đã tốt nghiệp, với 85% sinh viên tìm được công việc phù hợp trong 6 tháng sau khi ra trường. Gần 98% sinh viên có việc làm với mức lương cạnh tranh, sau một năm tốt nghiệp như Samsung, FPT, VNP, Thế giới di động,... |
>> Chàng sinh viên thành công khi đi ngược với số đông
Việt Nguyễn tổng hợp
Ý kiến
()