Chúng ta

Bảo mật thông tin khi ‘lên mây’

Thứ hai, 21/1/2013 | 17:39 GMT+7

Trong thời đại của điện toán đám mây (Cloud) và dữ liệu lớn (Big Data), thông tin đã trở thành một thứ hàng hóa có giá trị nhưng cũng đặt ra những vấn đề về bảo mật thông tin riêng tư.
> Công nghệ 'đẻ' ra tiền

Ngày nay, các tổ chức, kể cả những công ty không quá chú trọng đến công nghệ như các nhà bán lẻ quần áo, trường đại học đến các tổ chức phi lợi nhuận, cũng phải đề cập đến kho dữ liệu khổng lồ về thông tin khách hàng.

Nhưng nếu những dữ liệu trên bao gồm cả thông tin cá nhân như hình ảnh, số thẻ tín dụng hay thói quen mua sắm, đó sẽ là hồi chuông cảnh báo dành cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp.

Các vấn đề xung quanh sự riêng tư và bảo mật dữ liệu ngày càng gia tăng có sự tác động lớn và công khai đến các hoạt động kinh doanh. Nhưng nó cũng có thể gây thiệt hại đáng kể đến một thứ tài sản quý giá khác của doanh nghiệp: Niềm tin của khách hàng.

d

Các vấn đề xung quanh sự riêng tư và bảo mật dữ liệu ngày càng gia tăng có sự tác động lớn và công khai đến các hoạt động kinh doanh. Ảnh: Internet.

Vì vậy, đối với nhiều doanh nghiệp, các phương pháp tiếp cận để bảo vệ dữ liệu được nhanh chóng trở thành một ưu tiên hàng đầu. Và nếu ở đâu đó chưa thực hiện, nó cũng sẽ sớm được quan tâm.

Theo IBM, mỗi ngày thế giới đang tạo ra hơn 2,5 nghìn tỷ byte thông tin mới. Với một số người, đây là một thông tin không đáng lưu tâm; nhưng với một số khác, đây là một giá trị thiết yếu dành cho doanh nghiệp.

Những thông tin cá nhân này sẽ giúp doanh nghiệp cải tiến sản phẩm của mình ngày một tốt hơn, theo dõi hiệu suất và đưa ra những sản phẩm phù hợp với thị hiếu người dùng nhất.

Nguồn dữ liệu thông tin to lớn này chính là nguồn gốc của những sản phẩm tuyệt vời. Tuy nhiên, do số lượng người sử dụng thông tin ngày càng gia tăng, việc sử dụng thông tin cần kết hợp với các thiết bị và dịch vụ mới.

Với sự phát triển tràn ngập các công nghệ di động sẽ càng đẩy nhanh xu thế này. Số lượng người sử dụng di động năm ngoái đã gấp tám lần số lượng người sử dụng Internet trong năm 2000, theo báo cáo của Cisco. Các thiết bị điện thoại di động kết nối Internet đã vượt quá dân số toàn cầu vào cuối năm 2012.

Khi thông tin cá nhân ngày càng trở nên phổ biến thì việc sử dụng những thông tin nhạy cảm vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn. Trong những năm trước đây, quản lý rủi ro chỉ là một vấn đề mang tính pháp lý và chỉ được xử lý bởi các kỹ sư thiết kế và luật sư. Ngày nay, mối quan tâm về tính riêng tư cùng những sai lầm thường xuyên xuất hiện trên trang nhất của các tờ báo.

Thời đại "trên mây" và dữ liệu lớn khiến các công ty có trách nhiệm nhất và an toàn nhất cũng có thể phạm sai lầm, hay trở thành nạn nhân của sự công kích. Nếu có sai sót xảy ra, những thông tin này sẽ nhanh chóng được lan truyền trên Twitter, Facebook, hay blog chỉ trong vòng một vài phút. Và điều này sẽ nhanh chóng đến tai những khách hàng quan trọng của công ty.

Nhận thức ngày càng sâu sắc sẽ kéo theo những kỳ vọng ngày càng cao hơn. Con người có xu hướng tin rằng thông tin cá nhân của họ thuộc quyền sở hữu của chính họ và thường phản ứng mạnh mẽ khi các công ty không đáp ứng được yêu cầu của họ xung quanh vấn đề an toàn và tính riêng tư.

Đây chính là mối bận tâm chung của các nhà hoạch định chính sách, quản lý thị trường, các nhà đầu tư và cả những khách hàng đang sử dụng sản phẩm và dịch vụ. 

Theo khảo sát gần đây của TRUSTe, 91% người tiên dùng lo lắng về tính riêng tư trong môi trường online. 80% trong số đó nói rằng họ sẽ tránh làm kinh doanh với các công ty không đảm bảo được quyền riêng tư.

d

Theo khảo sát gần đây của TRUSTe, 91% người tiên dùng lo lắng về tính riêng tư trong môi trường online.

Vậy các nhà lãnh đạo cần làm gì để bảo vệ thương hiệu, cũng như sẵn sàng đối phó với những rủi ro liên quan đến dữ liệu? Hầu hết các công ty đều rất nỗ lực trong việc quản lý rủi ro và kiểm soát hoạt động bảo vệ thông tin khách hàng, cũng như có luật sư riêng bảo vệ họ trong khuôn khổ pháp lý với những hành vi liên quan. Tuy nhiên, nhiều công ty vẫn chưa chú trọng đến việc đầu tư hướng tới tương lai trong việc bảo vệ danh tiếng liên quan đến dữ liệu cá nhân.

Ngày càng có nhiều công ty áp dụng cái gọi là “Tính riêng tư có chủ định”, một chiến lược tiếp cận kết hợp giữa trách nhiệm bảo vệ tính riêng tư với toàn bộ vòng đời của sản phẩm từ thiết kế đến phát triển.

Điều này giúp cho tính riêng tư trở thành một phần của bộ máy công ty. Rất nhiều công ty thức thời đã bắt đầu lưu tâm đến niềm tin khách hàng gắn liền với Big Data. Và họ bắt đầu xây dựng danh tiếng của mình dựa vào đổi mới công nghệ và chu kỳ phát triển sản phẩm. Đây được gọi là “Tính riêng tư có chủ định”.

Những công ty thực hiện phương pháp này có thể tiếp cận khách hàng để thu thập và sử dụng thông tin cá nhân với những lý do rõ ràng và thuyết phục bằng cách đưa ra tình huống xung quanh những quyết định đó. Các công ty theo xu hướng này cũng từng bước chuẩn bị để giải quyết một cách minh bạch với các tình huống có thể xảy ra.

Để xây dựng lòng tin trong thời đại Big Data, các nhà quản lý cần hành động trước khi sai lầm có thể xảy ra bằng cách:

Hiểu rõ điều gì đang xảy ra. Hiểu rõ những thông tin thu thập được cũng như làm sao để sử dụng chúng một cách hợp lý nhất, cũng như cách bảo vệ những thông tin đó, đồng thời so sánh với những tiêu chuẩn ngành cũng như sự mong đợi của khách hàng.

Sẵn sàng chia sẻ. Mọi người đều được hưởng lợi từ việc có thêm thông tin, không ai được hưởng lợi từ những điều bất ngờ. Hãy suy nghĩ làm sao để có thể thông tin đến mọi người một cách rõ ràng và cởi mở nhất có thể là cách của doanh nghiệp sử dụng dữ liệu thông minh.

Hầu như tất cả các công ty đều có lúc phải giải quyết các vấn đề liên quan đến Big Data. Do đó, cần thiết lập hồ sơ theo dõi một cách minh bạch, hợp lý để giúp giải quyết các vấn đề có thể phát sinh trong suốt quá trình hoạt động.

Sẵn sàng đối phó. Tất cả các công ty cần chuẩn bị thật tốt để xử lý những tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Không nên bắt đầu lập kế hoạch xử lý vấn đề sau khi nó đã xảy ra. Một khoản đầu tư nhỏ có thể làm nên sự khác biệt rất lớn sau này.

Cuối cùng, thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phụ thuộc vào sự tin tưởng của khách hàng. Năng lực xử lý thông tin của công ty sẽ chứng tỏ cho khách hàng thấy rõ giá trị thực của công ty đó. Để duy trì lòng tin, các tổ chức cần thực hiện một cách rõ ràng các bước để đáp ứng hay thậm chí là vượt qua mong đợi của khách hàng xung quanh sự riêng tư và tính bảo mật.

Bảo vệ thông tin là một vấn đề đúng đắn mà mọi doanh nghiệp thông minh, thức thời cần thực hiện.

Na Vy (theo Mashable.com)

Ý kiến

()