Chúng ta

'Kỹ năng sơ cứu đuối nước cần được phổ biến rộng rãi'

Thứ hai, 13/7/2015 | 11:38 GMT+7

“Tắm, lội hoặc bất cứ trường hợp nào tiếp xúc với nước ngập sâu đều có nguy cơ bị đuối nước khá cao. Do đó, sinh viên FPT cần phải nắm rõ những phương pháp sơ cứu để giải quyết các tình huống gặp phải và thường xuyên phổ biến cho bạn bè, người thân”, giảng viên FPT Polytechnic Đà Nẵng Nguyễn Xuân Biên chia sẻ.

<p class="Normal" style="text-align:justify;"> Chiều ngày 11/7, tại Khu du lịch cảng Tiên Sa, hơn 100 sinh viên FPT Polytechnic Đà Nẵng lắng nghe chia sẻ về một số phương pháp, kỹ năng cơ bản để tránh tình trạng tử vong khi gặp người bị đuối nước. Đây là khóa học định kỳ mỗi năm của nhà trường nhằm giúp sinh viên trang bị kỹ năng cần thiết khi sống chung với môi trường nước.</p>

Chiều ngày 11/7, tại Khu du lịch cảng Tiên Sa, hơn 100 sinh viên FPT Polytechnic Đà Nẵng lắng nghe chia sẻ về một số phương pháp, kỹ năng cơ bản để tránh tình trạng tử vong khi gặp người bị đuối nước. Đây là khóa học định kỳ mỗi năm của nhà trường nhằm giúp sinh viên trang bị kỹ năng cần thiết khi sống chung với môi trường nước.

<p class="Normal" style="text-align:justify;"> Người đứng lớp là thầy Nguyễn Xuân Biên, giảng viên Cao đẳng FPT Đà Nẵng. Bằng kiến thức và kinh nghiệm, thầy đã hướng dẫn các kỹ thuật cơ bản nhất gồm: Tư thế bồng bế, di chuyển nạn nhân, thao tác sơ cứu ban đầu, kiểm tra sự thở, hô hấp nhân tạo… </p>

Người đứng lớp là thầy Nguyễn Xuân Biên, giảng viên Cao đẳng FPT Đà Nẵng. Bằng kiến thức và kinh nghiệm, thầy đã hướng dẫn các kỹ thuật cơ bản nhất gồm: Tư thế bồng bế, di chuyển nạn nhân, thao tác sơ cứu ban đầu, kiểm tra sự thở, hô hấp nhân tạo… 

<p class="Normal" style="text-align:justify;"> Theo thầy Biên, tắm, lội hoặc bất cứ trường hợp nào tiếp xúc với nước ngập sâu đều có nguy cơ bị đuối nước. Đặc biệt vùng nước ngập sâu và chảy xiết như nước lũ lại càng nguy hiểm vì nước có thể cuốn trôi và nhấn chìm bất cứ ai, kể cả người khỏe mạnh và biết bơi. Do đó, điều đầu tiên là phải có những phương pháp phòng tránh như đối với trẻ em cần có phao và cha mẹ đi theo. Nơi thường xuyên có tai nạn thì thành lập đội cứu hộ.</p>

Theo thầy Biên, tắm, lội hoặc bất cứ trường hợp nào tiếp xúc với nước ngập sâu đều có nguy cơ bị đuối nước. Đặc biệt vùng nước ngập sâu và chảy xiết như nước lũ lại càng nguy hiểm vì nước có thể cuốn trôi và nhấn chìm bất cứ ai, kể cả người khỏe mạnh và biết bơi. Do đó, điều đầu tiên là phải có những phương pháp phòng tránh như đối với trẻ em cần có phao và cha mẹ đi theo. Nơi thường xuyên có tai nạn thì thành lập đội cứu hộ.

<p class="Normal" style="text-align:justify;"> Thầy Biên đích thân hướng dẫn một số động tác khi gặp trường hợp bị đuối nước. Đáng chú ý sau khi đưa nạn nhân vào bờ cần nhanh chóng hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt ngay; Khai thông đường hô hấp bằng cách đặt nạn nhân nằm ưỡn cổ nghiêng sang một bên, dùng gạc hay khăn vải móc đờm dãi, dị vật khỏi đường thở và miệng nạn nhân; đặt một khăn mùi soa hay miếng gạc qua miệng nạn nhân, dùng hai ngón tay cái và trỏ bịt mũi nạn nhân rồi thổi hơi trực tiếp vào miệng nạn nhân.</p>

Thầy Biên đích thân hướng dẫn một số động tác khi gặp trường hợp bị đuối nước. Đáng chú ý sau khi đưa nạn nhân vào bờ cần nhanh chóng hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt ngay; Khai thông đường hô hấp bằng cách đặt nạn nhân nằm ưỡn cổ nghiêng sang một bên, dùng gạc hay khăn vải móc đờm dãi, dị vật khỏi đường thở và miệng nạn nhân; đặt một khăn mùi soa hay miếng gạc qua miệng nạn nhân, dùng hai ngón tay cái và trỏ bịt mũi nạn nhân rồi thổi hơi trực tiếp vào miệng nạn nhân.

<p> Sau khi được học lý thuyết và hướng dẫn tận tình, nhiều sinh viên chủ động xung phong lên để thực hành. </p>

Sau khi được học lý thuyết và hướng dẫn tận tình, nhiều sinh viên chủ động xung phong lên để thực hành. 

<div style="text-align:justify;"> Đa phần sinh viên đều lần đầu tiên được trải nghiệm một lớp học thực tế về sơ cứu người đuối nước tại bãi biển nên còn gặp lúng túng. Tuy nhiên, dưới sự hướng dẫn của thầy Biên và khả năng tiếp thu nhanh đã giúp quá trình thực hành diễn ra thành công. </div>

Đa phần sinh viên đều lần đầu tiên được trải nghiệm một lớp học thực tế về sơ cứu người đuối nước tại bãi biển nên còn gặp lúng túng. Tuy nhiên, dưới sự hướng dẫn của thầy Biên và khả năng tiếp thu nhanh đã giúp quá trình thực hành diễn ra thành công. 

<p class="Normal"> Những động tác sơ cứu như bịt mũi nạn nhân rồi thổi hơi trực tiếp vào miệng đã mang lại tiếng cười cho cán bộ, giảng viên và sinh viên tham gia chương trình.  </p>

Những động tác sơ cứu như bịt mũi nạn nhân rồi thổi hơi trực tiếp vào miệng đã mang lại tiếng cười cho cán bộ, giảng viên và sinh viên tham gia chương trình.  

<p class="Normal" style="text-align:justify;"> Trường hợp ngừng tim phải ép tim ngoài lồng ngực. Dùng hai tay chồng lên nhau ép lên lồng ngực ngoài tim, tần số ép khoảng 100 lần/phút. Nếu chỉ có một người cấp cứu thì thổi ngạt 2-3 hơi lại ép tim ngoài lồng ngực 10-15 nhịp. Có hai người cấp cứu thì một người thổi ngạt, một người ép tim ngoài lồng ngực, làm kiên trì cho đến khi tim đập lại và thở trở lại.</p>

Trường hợp ngừng tim phải ép tim ngoài lồng ngực. Dùng hai tay chồng lên nhau ép lên lồng ngực ngoài tim, tần số ép khoảng 100 lần/phút. Nếu chỉ có một người cấp cứu thì thổi ngạt 2-3 hơi lại ép tim ngoài lồng ngực 10-15 nhịp. Có hai người cấp cứu thì một người thổi ngạt, một người ép tim ngoài lồng ngực, làm kiên trì cho đến khi tim đập lại và thở trở lại.

<p class="Normal" style="text-align:justify;"> Kết thúc buổi học, đại diện lãnh đạo nhà trường, thầy Biên trao một số phần thưởng cho các cặp sinh viên thực hành xuất sắc. Cùng thời điểm, gần 20 cán bộ, giảng viên và hơn 100 sinh viên FPT Polytechnic Đà Nẵng đã hội tụ về cảng Tiên Sa để tham dự Hội trại chào mừng sinh nhật 5 năm. </p>

Kết thúc buổi học, đại diện lãnh đạo nhà trường, thầy Biên trao một số phần thưởng cho các cặp sinh viên thực hành xuất sắc. Cùng thời điểm, gần 20 cán bộ, giảng viên và hơn 100 sinh viên FPT Polytechnic Đà Nẵng đã hội tụ về cảng Tiên Sa để tham dự Hội trại chào mừng sinh nhật 5 năm. 

Việt Nguyễn

Ý kiến

()