Chúng ta

51 coder đấu trí lập trình FPT Edu Hackathon 2018

Thứ bảy, 9/6/2018 | 20:58 GMT+7

Trong ngày đầu tiên lập trình, 51 thí sinh thuộc 14 đội tranh tài Hackathon Tổ chức Giáo dục FPT đã hoàn thành trên 60% mục tiêu đề ra ban đầu. Nét mặt căng thẳng hiện rõ trên gương mặt thí sinh từng đội.

<p style="text-align:justify;"> Hôm nay (ngày 9/6), 51 thí sinh thuộc 14 đội vào vòng Chung kết cuộc thi lập trình FPT Edu Hackathon 2018 đã có mặt tại ĐH FPT Hòa Lạc, Hà Nội, tranh tài ngôi vị cao nhất của cuộc thi.</p> <p style="text-align:justify;"> Các đội chia thành 2 bảng đấu, bảng A gồm đội thi đến từ ĐH FPT và ĐH trực tuyến kiểu FUNiX. Trong khi đó, bảng B gồm đội thi đến từ Khối đào tạo liên kết quốc tế FAI, THPT FPT và Cao đẳng Thực hành FPT Polytechnic.</p>

Hôm nay (ngày 9/6), 51 thí sinh thuộc 14 đội vào vòng Chung kết cuộc thi lập trình FPT Edu Hackathon 2018 đã có mặt tại ĐH FPT Hòa Lạc, Hà Nội, tranh tài ngôi vị cao nhất của cuộc thi.

Các đội chia thành 2 bảng đấu, bảng A gồm đội thi đến từ ĐH FPT và ĐH trực tuyến kiểu FUNiX. Trong khi đó, bảng B gồm đội thi đến từ Khối đào tạo liên kết quốc tế FAI, THPT FPT và Cao đẳng Thực hành FPT Polytechnic.

<p class="Normal" style="text-align:justify;"> Theo quy định của BTC, các đội có 27 giờ lập trình liên tục kéo dài từ sáng ngày 9 đến hết trưa ngày 10/6. Trong thời gian trên, thí sinh hoàn thiện một sản phẩm, có thể là website, ứng dụng điện thoại,...</p> <p class="Normal" style="text-align:justify;"> Mọi laptop, phần cứng, một vài đoạn code có thể được chuẩn bị từ trước nhưng tất cả phải được công khai với BTC trước khi cuộc thi diễn ra. Cứ 2 giờ, các đội sẽ nộp mã nguồn một lần để BGK xác thực phần code trong 2 giờ đó có phải do đội làm hay không.</p>

Theo quy định của BTC, các đội có 27 giờ lập trình liên tục kéo dài từ sáng ngày 9 đến hết trưa ngày 10/6. Trong thời gian trên, thí sinh hoàn thiện một sản phẩm, có thể là website, ứng dụng điện thoại,...

Mọi laptop, phần cứng, một vài đoạn code có thể được chuẩn bị từ trước nhưng tất cả phải được công khai với BTC trước khi cuộc thi diễn ra. Cứ 2 giờ, các đội sẽ nộp mã nguồn một lần để BGK xác thực phần code trong 2 giờ đó có phải do đội làm hay không.

<p style="text-align:justify;"> Hội đồng chuyên môn đánh giá chất lượng sản phẩm lập trình gồm các giảng viên Công nghệ thông tin thuộc Tổ chức Giáo dục FPT: Trưởng Hội đồng chuyên môn FPT Edu Hackathon 2018 Phan Trường Lâm; thầy Đào Trọng Duy, thầy Nguyễn Tất Trung, thầy Hoàng Xuân Sơn...</p>

Hội đồng chuyên môn đánh giá chất lượng sản phẩm lập trình gồm các giảng viên Công nghệ thông tin thuộc Tổ chức Giáo dục FPT: Trưởng Hội đồng chuyên môn FPT Edu Hackathon 2018 Phan Trường Lâm; thầy Đào Trọng Duy, thầy Nguyễn Tất Trung, thầy Hoàng Xuân Sơn...

<p style="text-align:justify;"> Đội<strong> Captains</strong> của ĐH FPT Hà Nội đem đến FPT Edu Hackathon ý tưởng sử dụng ''Hệ thống nhận diện khuôn mặt thời gian thực'' giúp phát hiện hành vi thi hộ trong giáo dục. Cho rằng 27 giờ đồng hồ không đủ hoàn thành sản phẩm, các thành viên Captains quyết tâm cố gắng hết mình để đạt được mục tiêu hoàn chỉnh các chức năng của hệ thống.</p>

Đội Captains của ĐH FPT Hà Nội đem đến FPT Edu Hackathon ý tưởng sử dụng ''Hệ thống nhận diện khuôn mặt thời gian thực'' giúp phát hiện hành vi thi hộ trong giáo dục. Cho rằng 27 giờ đồng hồ không đủ hoàn thành sản phẩm, các thành viên Captains quyết tâm cố gắng hết mình để đạt được mục tiêu hoàn chỉnh các chức năng của hệ thống.

<p class="Normal" style="margin:12pt 0in;line-height:15pt;text-align:justify;"> <span style="color:#222222;">Bốn chàng trai đến từ ĐH FPT Cần Thơ thuộc đội<strong> CodeGang</strong> đã có mặt ở Hà Nội từ ngày 7/6. Họ mang theo hơn 80 kg thiết bị. Sản phẩm đội thực hiện trong cuộc thi là F-Greenbox - một chiếc hộp có thể trồng rau, cây nhỏ với các chức năng chăm sóc cây tự động.</span></p> <p class="Normal" style="margin:12pt 0in;line-height:15pt;text-align:justify;"> <span style="color:#222222;">Tuy không phải ý tưởng độc nhất tại cuộc thi nhưng các thành viên của Codegang đã nỗ lực hết mình từ khâu làm phần cứng (mô hình sản phẩm) cho tới phần code. </span></p> <p class="Normal" style="margin:12pt 0in;line-height:15pt;text-align:justify;"> <span style="color:#222222;">Theo đội trưởng Đỗ Thành Đạt thì sản phẩm này sẽ cho phép thu hoạch cây trồng sớm hơn so với cách trồng thông thường từ 3-5 ngày, tiết kiệm công chăm sóc và hộp trồng nhỏ gọn, có thể tháo lắp, tùy chỉnh theo ý người dùng.</span></p> <p>  </p>

Bốn chàng trai đến từ ĐH FPT Cần Thơ thuộc đội CodeGang đã có mặt ở Hà Nội từ ngày 7/6. Họ mang theo hơn 80 kg thiết bị. Sản phẩm đội thực hiện trong cuộc thi là F-Greenbox - một chiếc hộp có thể trồng rau, cây nhỏ với các chức năng chăm sóc cây tự động.

Tuy không phải ý tưởng độc nhất tại cuộc thi nhưng các thành viên của Codegang đã nỗ lực hết mình từ khâu làm phần cứng (mô hình sản phẩm) cho tới phần code. 

Theo đội trưởng Đỗ Thành Đạt thì sản phẩm này sẽ cho phép thu hoạch cây trồng sớm hơn so với cách trồng thông thường từ 3-5 ngày, tiết kiệm công chăm sóc và hộp trồng nhỏ gọn, có thể tháo lắp, tùy chỉnh theo ý người dùng.

 

<p style="text-align:justify;"> <strong>CodeGang </strong>có sự đầu tư và chuẩn bị rất kỹ cho sản phẩm của đội mình khi mang vật liệu từ Cần Thơ ra Bắc phục vụ cho cuộc thi. Đội mất khá nhiều thời gian cho phần hoàn thiện mô hình này. Đến 17h chiều nay, mô hình đã hoàn thành.</p> <p style="text-align:justify;"> Trong khi đó, phần code thay nhau làm để kịp thời gian. Đặc biệt, các thành viên dành thời gian thuyết trình tập trước ngày trình diễn.</p> <p style="text-align:justify;"> Là người hỗ trợ đội, thầy Võ Hồng Khanh (ĐH FPT Cần Thơ) cho biết đội hoàn thành 70% hộp trồng rau. Sản phẩm đang trong quá trình hoàn thiện.</p>

CodeGang có sự đầu tư và chuẩn bị rất kỹ cho sản phẩm của đội mình khi mang vật liệu từ Cần Thơ ra Bắc phục vụ cho cuộc thi. Đội mất khá nhiều thời gian cho phần hoàn thiện mô hình này. Đến 17h chiều nay, mô hình đã hoàn thành.

Trong khi đó, phần code thay nhau làm để kịp thời gian. Đặc biệt, các thành viên dành thời gian thuyết trình tập trước ngày trình diễn.

Là người hỗ trợ đội, thầy Võ Hồng Khanh (ĐH FPT Cần Thơ) cho biết đội hoàn thành 70% hộp trồng rau. Sản phẩm đang trong quá trình hoàn thiện.

<p class="Normal" style="text-align:justify;"> <span>Đội “em út” Boys without Smartphones (THPT FPT) tỏ ra bình tĩnh và có chiến thuật thi đấu ổn định. Bộ ba Vũ Hưng, Tiến Mạnh và Đức Long chọn chiến thuật chia ra để làm. Mỗi thành viên chịu trách nhiệm code một phần riêng, sau đó sẽ cùng kết hợp lại hoàn thiện ứng dụng.</span></p> <p class="Normal" style="text-align:justify;"> Ứng dụng DealAssist của nhóm đưa ra danh sách các đơn hàng giá tốt, mã giảm giá theo từng ngày do chính người sử dụng lựa chọn các trang bán hàng. Từ đó, người dùng có được thông tin về giá thành, sale của các trang web trên thị trường.</p> <p class="Normal" style="text-align:justify;"> Hiện cả đội đã hoàn thiện hơn 60% mục tiêu đề ra.</p>

Đội “em út” Boys without Smartphones (THPT FPT) tỏ ra bình tĩnh và có chiến thuật thi đấu ổn định. Bộ ba Vũ Hưng, Tiến Mạnh và Đức Long chọn chiến thuật chia ra để làm. Mỗi thành viên chịu trách nhiệm code một phần riêng, sau đó sẽ cùng kết hợp lại hoàn thiện ứng dụng.

Ứng dụng DealAssist của nhóm đưa ra danh sách các đơn hàng giá tốt, mã giảm giá theo từng ngày do chính người sử dụng lựa chọn các trang bán hàng. Từ đó, người dùng có được thông tin về giá thành, sale của các trang web trên thị trường.

Hiện cả đội đã hoàn thiện hơn 60% mục tiêu đề ra.

<p class="Normal" style="text-align:justify;"> Đội <strong>Olaf</strong>, ĐH trực tuyến FUNiX, áp dụng IoT cho trại trồng nấm rơm. Ứng dụng sẽ thu thập thông tin nhiệt độ, độ ẩm không khí, hiển thị số liệu trên web app.</p> <p class="Normal" style="text-align:justify;"> Người dùng thiết lập chế độ tưới nước hẹn giờ theo thời gian thực hoặc tự động theo thông số độ ẩm, hệ thống thông gió hoặc đèn điện. Dữ liệu môi trường phòng nấm lưu lại trong nhật ký từng vụ nấm để người trồng đánh giá. Theo Hội đồng giám khảo FPT Edu Hackathon 2018, ứng dụng của Olaf có tính sáng tạo và ứng dụng cao trong nông nghiệp.</p> <p class="Normal" style="text-align:justify;"> Chia sẻ về ứng dụng, thành viên Tiến Công tâm sự: ''Olaf chắc thắng khoảng 50/50''.</p>

Đội Olaf, ĐH trực tuyến FUNiX, áp dụng IoT cho trại trồng nấm rơm. Ứng dụng sẽ thu thập thông tin nhiệt độ, độ ẩm không khí, hiển thị số liệu trên web app.

Người dùng thiết lập chế độ tưới nước hẹn giờ theo thời gian thực hoặc tự động theo thông số độ ẩm, hệ thống thông gió hoặc đèn điện. Dữ liệu môi trường phòng nấm lưu lại trong nhật ký từng vụ nấm để người trồng đánh giá. Theo Hội đồng giám khảo FPT Edu Hackathon 2018, ứng dụng của Olaf có tính sáng tạo và ứng dụng cao trong nông nghiệp.

Chia sẻ về ứng dụng, thành viên Tiến Công tâm sự: ''Olaf chắc thắng khoảng 50/50''.

<p style="text-align:justify;"> <strong>TabeAso</strong> (ĐH FPT Hà Nội) đang thi đấu với sản phẩm Fparking - ứng dụng giúp người dùng tìm và đặt chỗ để xe gần nhất và rẻ nhất xung quanh vị trí của họ. Theo các giám khảo, ứng dụng này sẽ giúp người dùng tiết kiệm tiền và thời gian. Tuy nhiên, do dữ liệu lớn nên mất nhiều thời gian hoàn thiện và khó hoàn thành trong 27 giờ.</p>

TabeAso (ĐH FPT Hà Nội) đang thi đấu với sản phẩm Fparking - ứng dụng giúp người dùng tìm và đặt chỗ để xe gần nhất và rẻ nhất xung quanh vị trí của họ. Theo các giám khảo, ứng dụng này sẽ giúp người dùng tiết kiệm tiền và thời gian. Tuy nhiên, do dữ liệu lớn nên mất nhiều thời gian hoàn thiện và khó hoàn thành trong 27 giờ.

<p> Đội <strong>QLT</strong> với sản phẩm Hệ thống báo cháy thông minh. Ý tưởng của đội xuất phát từ thực tế công tác phòng và chữa cháy tại các chung cư, tòa nhà cao tầng còn rất hạn chế, chưa được chú trọng. Cả nhóm cho biết tính năng báo cháy nhanh nhạy của hệ thống sẽ giúp giảm thiểu tối đa các vụ thương vong do cháy nổ gây ra.</p>

Đội QLT với sản phẩm Hệ thống báo cháy thông minh. Ý tưởng của đội xuất phát từ thực tế công tác phòng và chữa cháy tại các chung cư, tòa nhà cao tầng còn rất hạn chế, chưa được chú trọng. Cả nhóm cho biết tính năng báo cháy nhanh nhạy của hệ thống sẽ giúp giảm thiểu tối đa các vụ thương vong do cháy nổ gây ra.

<p class="Normal" style="text-align:justify;"> Là một trong hai đại diện của CĐ FPT Polytechnic (cơ sở HCM), đội <strong>SHS</strong> gồm 4 chàng trai học chuyên ngành Lập trình di động. Đội xây dựng ý tưởng sử dụng điện thoại nền tảng android để điều khiển các thiết bị điện trong nhà thông qua giọng nói, có thể cài đặt để điều khiển hệ thống điện tử theo ý muốn người sử dụng.</p> <p class="Normal" style="text-align:justify;"> SHS kỳ vọng sản phẩm sẽ đem nhà thông minh đến gần hơn với người dùng Việt Nam, giúp người dùng thoải mái hơn khi ở nhà. Theo đó, thay vì phải bật từng công tắc, người dùng chỉ cần một chiếc điện thoại android kết nối internet và nói để ra lệnh cho điện thoại điều khiển tất cả các thiết bị điện trong nhà.</p> <p class="Normal" style="text-align:justify;"> Đội trưởng SHS Tiến Dũng cho biết, dù đội đang đứng ở vạch xuất phát. Thế nhưng, cả bốn thành viên đều giữ tâm lý khá thoải mái trước cuộc đua ngôi vị Quán quân FPT Edu Hackathon 2018.</p>

Là một trong hai đại diện của CĐ FPT Polytechnic (cơ sở HCM), đội SHS gồm 4 chàng trai học chuyên ngành Lập trình di động. Đội xây dựng ý tưởng sử dụng điện thoại nền tảng android để điều khiển các thiết bị điện trong nhà thông qua giọng nói, có thể cài đặt để điều khiển hệ thống điện tử theo ý muốn người sử dụng.

SHS kỳ vọng sản phẩm sẽ đem nhà thông minh đến gần hơn với người dùng Việt Nam, giúp người dùng thoải mái hơn khi ở nhà. Theo đó, thay vì phải bật từng công tắc, người dùng chỉ cần một chiếc điện thoại android kết nối internet và nói để ra lệnh cho điện thoại điều khiển tất cả các thiết bị điện trong nhà.

Đội trưởng SHS Tiến Dũng cho biết, dù đội đang đứng ở vạch xuất phát. Thế nhưng, cả bốn thành viên đều giữ tâm lý khá thoải mái trước cuộc đua ngôi vị Quán quân FPT Edu Hackathon 2018.

<p class="Normal" style="text-align:justify;"> <strong>TQT</strong> đến từ Viện Đào tạo Quốc tế FPT, là đội có ít thời gian chuẩn bị nhất khi tham gia cuộc thi Hackathon 2018. Đội gồm có 3 thành viên đều sinh năm 1998 gồm: Nguyễn Thị Vi Quỳnh, Trần Đình Trọng và Lê Văn Thành học 3 chuyên ngành khác nhau tại Viện Đào tào FAI. </p> <p class="Normal" style="text-align:justify;"> Với ý tưởng “Xây dựng Hệ thống phân tích quan điểm”, nhóm được Ban giám khả đánh giá cao cả về ý tưởng và hiện thực hóa. Do vậy, TQT xuất sắc góp mặt tại Chung kết Hackathon 2018 trước sự thán phục của nhiều người.</p> <p class="Normal" style="text-align:justify;"> Nhóm trưởng Vi Quỳnh chia sẻ: “Khi em đưa ra ý tưởng xây dựng hệ thống, các bạn cũng bị động  nhưng sau thời gian ngồi làm việc với nhau, toàn đội thống nhất và dần yêu thích đề xuất này. Hiện cả nhóm kiểm tra lại độ code của từng thành viên và phát hiện một số chỗ còn chưa chính xác".</p>

TQT đến từ Viện Đào tạo Quốc tế FPT, là đội có ít thời gian chuẩn bị nhất khi tham gia cuộc thi Hackathon 2018. Đội gồm có 3 thành viên đều sinh năm 1998 gồm: Nguyễn Thị Vi Quỳnh, Trần Đình Trọng và Lê Văn Thành học 3 chuyên ngành khác nhau tại Viện Đào tào FAI. 

Với ý tưởng “Xây dựng Hệ thống phân tích quan điểm”, nhóm được Ban giám khả đánh giá cao cả về ý tưởng và hiện thực hóa. Do vậy, TQT xuất sắc góp mặt tại Chung kết Hackathon 2018 trước sự thán phục của nhiều người.

Nhóm trưởng Vi Quỳnh chia sẻ: “Khi em đưa ra ý tưởng xây dựng hệ thống, các bạn cũng bị động  nhưng sau thời gian ngồi làm việc với nhau, toàn đội thống nhất và dần yêu thích đề xuất này. Hiện cả nhóm kiểm tra lại độ code của từng thành viên và phát hiện một số chỗ còn chưa chính xác".

<p class="Normal" style="text-align:justify;"> Xuất phát từ công việc thường ngày tại trạm y tế, đội trưởng <strong>''Bộ tứ Codefight'' </strong>Vũ Đăng Nhân cùng nhóm nảy ra ý tưởng xây dựng ứng dụng theo dõi và quản lý các chỉ số sinh tồn từ xa (Fx04) giúp cho công việc của đội ngũ y, bác sĩ đỡ vất vả hơn. Đánh giá về ứng dụng, Trưởng ban Công nghê cuộc thi FPT Edu Hackathon 2018 Phan Trường Lâm nhận xét: "Tôi rất ấn tượng với ý tưởng ứng dụng theo dõi các chỉ số sinh tồn từ xa của đội Bộ tứ Codefight (ĐH FUNiX) bởi tính hiện thực hóa của nó rất cao''. </p> <p class="Normal" style="text-align:justify;"> Đội phân công thành viên Hoàng Long phụ trách đồ họa và giao diện. Phần lập trình do Nguyễn Văn Duy đảm nhiệm. Trong khi, Khánh Duy lắp ráp thiết bị và vi mạch, đội trưởng Nguyễn Đăng Nhân lên ý tưởng và thuyết trình.</p>

Xuất phát từ công việc thường ngày tại trạm y tế, đội trưởng ''Bộ tứ Codefight'' Vũ Đăng Nhân cùng nhóm nảy ra ý tưởng xây dựng ứng dụng theo dõi và quản lý các chỉ số sinh tồn từ xa (Fx04) giúp cho công việc của đội ngũ y, bác sĩ đỡ vất vả hơn. Đánh giá về ứng dụng, Trưởng ban Công nghê cuộc thi FPT Edu Hackathon 2018 Phan Trường Lâm nhận xét: "Tôi rất ấn tượng với ý tưởng ứng dụng theo dõi các chỉ số sinh tồn từ xa của đội Bộ tứ Codefight (ĐH FUNiX) bởi tính hiện thực hóa của nó rất cao''. 

Đội phân công thành viên Hoàng Long phụ trách đồ họa và giao diện. Phần lập trình do Nguyễn Văn Duy đảm nhiệm. Trong khi, Khánh Duy lắp ráp thiết bị và vi mạch, đội trưởng Nguyễn Đăng Nhân lên ý tưởng và thuyết trình.

<p style="text-align:justify;"> Đội <strong>V-Team</strong> đến từ ĐH FPT Hà Nội mang đến cuộc thi ứng dụng "Hệ thống đặt phòng và khóa cửa thông minh cho khách sạn". Ứng dụng này sử dụng công nghệ blockchain và smart contract để giải quyết vấn giữa các bên trung gian, giúp chủ nhà nghỉ/khách sạn và khách hàng có thể thanh toán trực tiếp nhanh chóng.</p> <p style="text-align:justify;"> Trong 12 giờ qua, VTeam chỉ còn một nửa, thành viên Trọng Nam gặp vấn đề sức khỏe từ sáng, đến chiều vẫn chưa thể góp mặt trong đội hình.</p>

Đội V-Team đến từ ĐH FPT Hà Nội mang đến cuộc thi ứng dụng "Hệ thống đặt phòng và khóa cửa thông minh cho khách sạn". Ứng dụng này sử dụng công nghệ blockchain và smart contract để giải quyết vấn giữa các bên trung gian, giúp chủ nhà nghỉ/khách sạn và khách hàng có thể thanh toán trực tiếp nhanh chóng.

Trong 12 giờ qua, VTeam chỉ còn một nửa, thành viên Trọng Nam gặp vấn đề sức khỏe từ sáng, đến chiều vẫn chưa thể góp mặt trong đội hình.

<p style="text-align:justify;"> Xây dựng ứng dụng điều khiển nhà thông minh bằng giọng nói, ba thành đội "<strong>Jet lùn</strong>" là Trần Hữu Lâm, Nguyễn Trọng Hùng và Hoàng Anh Như cùng nhau code xuyên trưa không nghỉ ngơi. Hiện đội hoàn thành được 50% mục tiêu đề ra và đặt quyết tâm đến đêm nay sẽ tăng lên con số 80%. Theo thành viên Hữu Lâm, vấn đề khó khăn nhất của đội là việc lập trình dòng lệnh bởi cả ba mạnh về phần cứng hơn.</p>

Xây dựng ứng dụng điều khiển nhà thông minh bằng giọng nói, ba thành đội "Jet lùn" là Trần Hữu Lâm, Nguyễn Trọng Hùng và Hoàng Anh Như cùng nhau code xuyên trưa không nghỉ ngơi. Hiện đội hoàn thành được 50% mục tiêu đề ra và đặt quyết tâm đến đêm nay sẽ tăng lên con số 80%. Theo thành viên Hữu Lâm, vấn đề khó khăn nhất của đội là việc lập trình dòng lệnh bởi cả ba mạnh về phần cứng hơn.

<p style="text-align:justify;"> <strong>Bonic Smatech</strong> là những chàng trai của FPT Aptech. Nhóm triển khai dự án Bonic garden gồm các sản phẩm hỗ trợ trồng cây thông minh. Sản phẩm chính bao gồm bộ điều khiển tự động ứng dụng công nghệ Internet of Things và các sản phẩm, module kết hợp đi kèm. </p> <p style="text-align:justify;"> Các cảm biến trên giàn sẽ cảm nhận, thu thập thông tin và xử lý bằng thuật toán đã được cài đặt sẵn. Sau đó, phản hồi về giao diện quản lý thông qua kết nối Internet và sử dụng AI đưa ra đánh giá cảnh báo sớm về tình trạng phát triển của cây trồng.</p>

Bonic Smatech là những chàng trai của FPT Aptech. Nhóm triển khai dự án Bonic garden gồm các sản phẩm hỗ trợ trồng cây thông minh. Sản phẩm chính bao gồm bộ điều khiển tự động ứng dụng công nghệ Internet of Things và các sản phẩm, module kết hợp đi kèm. 

Các cảm biến trên giàn sẽ cảm nhận, thu thập thông tin và xử lý bằng thuật toán đã được cài đặt sẵn. Sau đó, phản hồi về giao diện quản lý thông qua kết nối Internet và sử dụng AI đưa ra đánh giá cảnh báo sớm về tình trạng phát triển của cây trồng.

<p class="Normal" style="text-align:justify;"> Ba thành viên đội <strong>KHQ </strong>đến từ ĐH FPT HCM  mang tới cuộc thi ứng dụng "Nông trại thông minh" giúp tự động hóa công việc trồng cây và rau. Theo đó, người dùng có thể kiếm soát và điều khiển từ xa qua di động. Hệ thống tự động trồng cây gồm: tưới cây, bón phân, kiểm soát nhiệt độ. Đặc biệt, ứng dụng có thể theo dõi và kiểm soát quy trình qua điện thoại.</p> <p class="Normal" style="text-align:justify;"> Ứng dụng sử dụng các bộ mạch điều khiển (Arduino R3 và nhiều mạch tương tự); các bộ cảm biến về nhiệt độ, ánh sáng; Arduino IDE, Visual Studio, Android Studio và những công nghệ về web để chuyển dữ liệu từ camera đang quan sát đến điện thoại người dùng.</p> <p class="Normal" style="text-align:justify;">  </p>

Ba thành viên đội KHQ đến từ ĐH FPT HCM  mang tới cuộc thi ứng dụng "Nông trại thông minh" giúp tự động hóa công việc trồng cây và rau. Theo đó, người dùng có thể kiếm soát và điều khiển từ xa qua di động. Hệ thống tự động trồng cây gồm: tưới cây, bón phân, kiểm soát nhiệt độ. Đặc biệt, ứng dụng có thể theo dõi và kiểm soát quy trình qua điện thoại.

Ứng dụng sử dụng các bộ mạch điều khiển (Arduino R3 và nhiều mạch tương tự); các bộ cảm biến về nhiệt độ, ánh sáng; Arduino IDE, Visual Studio, Android Studio và những công nghệ về web để chuyển dữ liệu từ camera đang quan sát đến điện thoại người dùng.

 

<p style="text-align:justify;"> <span style="color:rgb(0,0,0);">Mang đến cuộc thi ứng dụng nền tảng Messenger chatbot cung cấp thông tin giải trí và dịch vụ tiện ích trong đời sống, đội <strong>OxO</strong> (đến từ Viện Đào tạo Quốc tế FPT) đặt mục tiêu đạt giải cao tại FPT Edu Hackathon 2018. </span></p> <p class="Normal" style="text-align:justify;"> Sáng tạo chatbot của đội giúp người dùng sử dụng Messenger Facebook với các module đơn giản như: LocationBOT (tìm hàng quán dựa trên vị trí người dùng gửi lên), NewsBOT (lấy thông tin 5 bài nóng nhất trên các trang báo điện tử), EntertainBOT (gợi ý nhạc, game cho người dùng)...</p> <p class="Normal" style="text-align:justify;"> Ngoài ra, chatbot còn có một chương trình đặc biệt là ''SecBOT'' giúp kiểm tra thông tin người dùng có bị lộ thông tin ra ngoài và đưa ra gợi ý giải quyết. </p> <p class="Normal" style="text-align:justify;"> Trong sáng nay, thành viên nam duy nhất của nhóm OxO - Đặng Quang Anh phải tạm dừng tham gia chung kết FPT Edu Hackathon 2018 vì lý do cá nhân. Hai thành viên nữ của đội là Ứng Vương Mai Trà và Nguyễn Thu Thảo chịu trách nhiệm lập trình chính trong buổi sáng. Hiện Quang Anh đã có mặt tại hội trường, tham gia vào phần lập trình cho team.</p>

Mang đến cuộc thi ứng dụng nền tảng Messenger chatbot cung cấp thông tin giải trí và dịch vụ tiện ích trong đời sống, đội OxO (đến từ Viện Đào tạo Quốc tế FPT) đặt mục tiêu đạt giải cao tại FPT Edu Hackathon 2018. 

Sáng tạo chatbot của đội giúp người dùng sử dụng Messenger Facebook với các module đơn giản như: LocationBOT (tìm hàng quán dựa trên vị trí người dùng gửi lên), NewsBOT (lấy thông tin 5 bài nóng nhất trên các trang báo điện tử), EntertainBOT (gợi ý nhạc, game cho người dùng)...

Ngoài ra, chatbot còn có một chương trình đặc biệt là ''SecBOT'' giúp kiểm tra thông tin người dùng có bị lộ thông tin ra ngoài và đưa ra gợi ý giải quyết. 

Trong sáng nay, thành viên nam duy nhất của nhóm OxO - Đặng Quang Anh phải tạm dừng tham gia chung kết FPT Edu Hackathon 2018 vì lý do cá nhân. Hai thành viên nữ của đội là Ứng Vương Mai Trà và Nguyễn Thu Thảo chịu trách nhiệm lập trình chính trong buổi sáng. Hiện Quang Anh đã có mặt tại hội trường, tham gia vào phần lập trình cho team.

<p class="Normal" style="text-align:justify;"> Khu vực tea break BTC chuẩn bị để các đội nạp năng lượng trong thời gian thi đấu.</p>

Khu vực tea break BTC chuẩn bị để các đội nạp năng lượng trong thời gian thi đấu.

<p class="Normal" style="text-align:justify;"> Các suất cơm hộp được chuẩn bị sẵn cho 14 đội thi FPT Edu Hackathon. Đa phần các thí sinh ăn tại chỗ làm việc.</p>

Các suất cơm hộp được chuẩn bị sẵn cho 14 đội thi FPT Edu Hackathon. Đa phần các thí sinh ăn tại chỗ làm việc.

<p class="Normal" style="text-align:justify;"> Hơn 100 chiếc túi ngủ và chiếu cói sẵn sàng đáp ứng chỗ ngủ cho 51 thí sinh.</p> <p class="Normal" style="margin:12pt 0in;line-height:15pt;text-align:justify;"> <span style="color:#222222;">Trải qua gần một ngày tranh tài FPT Edu Hackathon 2018, các đội còn gặp khá nhiều khó khăn. Đơn cử, Tabe Aso gặp trục trặc về phần tạo dữ liệu server; CoderGang chưa hoàn thành việc submit lần 1; KHQ chưa thực hiện đúng việc submit, một phần do chưa hiểu rõ quy chế thi.</span></p> <p class="Normal" style="margin:12pt 0in;line-height:15pt;text-align:justify;"> <span style="color:#222222;">Giám khảo Phan Trường Lâm cho biết cả 14 đội thi đều tập trung cao độ, hứng khởi hoàn thành ứng dụng của mình. Anh đánh giá cao hai đội "Bộ tứ code fight'' và ''Code Gang'' khi có phần chuẩn bị kỹ lưỡng về thiết bị. Cụ thể, đội ''Code Gang'' mang 80kg thiết bị từ Cần Thơ ra Hà Nội.</span></p> <p class="Normal" style="margin:12pt 0in;line-height:15pt;text-align:justify;">  </p> <p class="Normal" style="margin:12pt 0in;line-height:15pt;text-align:justify;"> <span style="color:rgb(34,34,34);">Trận Chung kết FPT Edu Hackathon 2018 diễn trong hai ngày 9-10/6, tại ĐH FPT cơ sở Hòa Lạc, Hà Nội. Hiện 14 đội làm việc khẩn trương sẵn sàng cho phần thi chính diễn ra chiều ngày 10/6. </span></p> <p class="Normal" style="margin:12pt 0in;line-height:15pt;text-align:justify;"> <span>Hackathon là một sự kiện mà các lập trình viên, cùng những người liên quan trong ngành phát triển phần mềm như các nhà thiết kế đồ họa, thiết kế giao diện, quản lý dự án sẽ hợp tác với nhau trong thời gian ngắn để hoàn thành một dự án phần mềm.</span></p> <p class="Normal" style="text-align:justify;"> FPT Edu Hackathon 2018 là cuộc thi lập trình dành cho học sinh, sinh viên của Tổ chức giáo dục FPT (FPT Edu), được tổ chức theo mô hình Hackathon nổi tiếng của thế giới. Các thí sinh sẽ thi đấu theo đội, mỗi đội gồm 3-4 người. Cuộc thi có 2 bảng đấu với hệ thống giải thưởng riêng biệt và trải qua 3 vòng thi: vòng ý tưởng, vòng sơ loại và vòng chung kết.</p> <p class="Normal" style="margin:12pt 0in;line-height:15pt;text-align:justify;">  </p> <p style="text-align:justify;">  </p> <p class="Normal" style="margin:12pt 0in;line-height:15pt;text-align:justify;">  </p>

Hơn 100 chiếc túi ngủ và chiếu cói sẵn sàng đáp ứng chỗ ngủ cho 51 thí sinh.

Trải qua gần một ngày tranh tài FPT Edu Hackathon 2018, các đội còn gặp khá nhiều khó khăn. Đơn cử, Tabe Aso gặp trục trặc về phần tạo dữ liệu server; CoderGang chưa hoàn thành việc submit lần 1; KHQ chưa thực hiện đúng việc submit, một phần do chưa hiểu rõ quy chế thi.

Giám khảo Phan Trường Lâm cho biết cả 14 đội thi đều tập trung cao độ, hứng khởi hoàn thành ứng dụng của mình. Anh đánh giá cao hai đội "Bộ tứ code fight'' và ''Code Gang'' khi có phần chuẩn bị kỹ lưỡng về thiết bị. Cụ thể, đội ''Code Gang'' mang 80kg thiết bị từ Cần Thơ ra Hà Nội.

 

Trận Chung kết FPT Edu Hackathon 2018 diễn trong hai ngày 9-10/6, tại ĐH FPT cơ sở Hòa Lạc, Hà Nội. Hiện 14 đội làm việc khẩn trương sẵn sàng cho phần thi chính diễn ra chiều ngày 10/6. 

Hackathon là một sự kiện mà các lập trình viên, cùng những người liên quan trong ngành phát triển phần mềm như các nhà thiết kế đồ họa, thiết kế giao diện, quản lý dự án sẽ hợp tác với nhau trong thời gian ngắn để hoàn thành một dự án phần mềm.

FPT Edu Hackathon 2018 là cuộc thi lập trình dành cho học sinh, sinh viên của Tổ chức giáo dục FPT (FPT Edu), được tổ chức theo mô hình Hackathon nổi tiếng của thế giới. Các thí sinh sẽ thi đấu theo đội, mỗi đội gồm 3-4 người. Cuộc thi có 2 bảng đấu với hệ thống giải thưởng riêng biệt và trải qua 3 vòng thi: vòng ý tưởng, vòng sơ loại và vòng chung kết.

 

 

 

Thanh Tùng - Diệu Anh

Ý kiến

()