Ngày 29/10, Ban Nhân sự FPT (FHR) đã triển khai chương trình khảo sát "We love FPT 2018" nhằm xác định và tìm giải pháp loại bỏ những bất cập gây ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của tập đoàn thông qua việc thu thập ý kiến đóng góp của CBNV. FHR đã email đến từng CBNV FPT từ level 3 trở lên. Đây là cuộc khảo sát không định danh.
Tính đến hết ngày 13/11, có 1.115 người trên tổng số 10.288 cán bộ từ level 3 trở lên tham gia khảo sát, cho ý kiến góp ý. FPT Software là đơn vị có số cán bộ tham gia khảo sát đông nhất - 362 người trên tổng số 5.407 cán bộ được gửi email, chiếm tỷ lệ 6,7%.
Với chương trình khảo sát "We love FPT" ẩn danh, CBNV có thể thoải mái đóng góp ý kiến sâu cho công ty/tập đoàn trên các nhóm vấn đề liên quan đến: Chiến lược/Kế hoạch; Kinh doanh; Sản phẩm/ Giải pháp/Dịch vụ/Công nghệ; Nhân lực; Tổ chức - lãnh đạo; Sản xuất, chất lượng; Tin học hóa; Tài chính - Kế toán; Cơ sở vật chất và Văn hóa. |
FPT Telecom và FPT Retail là hai đơn vị có tỷ lệ cán bộ tham gia khảo sát cao nhất, cùng là 22,9%. Trong đó, FPT Telecom có 345 người tham gia trên tổng số 1.506 cán bộ; FPT Retail có 192 cán bộ thực hiện khảo sát trên tổng số 837 người.
Đơn vị có tỷ lệ tham gia khảo sát "We love FPT 2018" cao tiếp theo là FPT Edu với 18,1%. Synnex FPT đạt 6,6%; FPT HO đạt 6,5%. FPT IS tham gia khảo sát với tỷ lệ là 5% và đơn vị có tỷ lệ thấp nhất là FPT Online với 4,7%.
“We love FPT 2018” là tên gọi mới kể từ năm nay của dự án “Nâng cao năng lực cạnh tranh”. Dự án được triển khai từ tháng 7/2014 theo quyết định của Chủ tịch FPT Trương Gia Bình. Theo đó, các đơn vị trong tập đoàn sẽ lấy ý kiến của CBNV để tìm ra những bất cập, từ đó hướng tới mục tiêu tăng năng suất và hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT.
Năm 2015, TGĐ FPT Bùi Quang Ngọc đã ký quyết định triển khai chương trình “Nâng cao Năng lực cạnh tranh 2015” trên toàn tập đoàn, được thực hiện bởi Ban Nhân sự FPT thông qua hệ thống khảo sát lấy ý kiến online. Các vấn đề được CBNV quan tâm nhất xoay quanh chính sách đãi ngộ, quy trình sản xuất kinh doanh, nhân lực, tin học hóa… Theo TGĐ FPT Bùi Quang Ngọc, nâng cao năng lực cạnh tranh là yếu tố cấp thiết và cần phải tiến hành ngay để giúp tập đoàn chiếm lĩnh thị trường trong nước và rộng bước tiến ra toàn cầu. Dự án này được xuất phát từ nhu cầu phát triển của tập đoàn, trong bối cảnh thị trường Việt Nam dù khó khăn nhưng vẫn tiềm năng, đòi hỏi FPT phải tiếp tục tăng trưởng. Đặc biệt với chiến lược toàn cầu hóa, FPT cần phải thay đổi để tăng tính chuyên nghiệp, thay đổi mô hình kinh doanh và bổ sung nguồn lực chất lượng cao cho thị trường mới. |
Diệu Anh
Ý kiến
()