Chúng ta

Vertu về tay các nhà đầu tư Hong Kong

Thứ tư, 4/11/2015 | 07:44 GMT+7

Trang Financial Times mới công bố, quỹ đầu tư tư nhân EQT của Thụy Điển đã bán Công ty Vertu cho quỹ Godin Holdings có trụ sở tại Hong Kong, Trung Quốc.

Cùng thời điểm, ông Massimilano Pogliani, CEO Vertu, cũng đã từ chức sau 3 năm nắm giữ quyền điều hành. “Đây là thời điểm thích hợp để chuyển giao nhiệm vụ cho một nhóm mới”, Massimilano cho biết. 

iukpDAUIJkIs-2969-1419230594-4023-144656

Khi Pogliani gia nhập Vertu, thời điểm đó hãng đang cố gắng hiện đại hóa sản phẩm của mình sau khi tách khỏi Nokia. Ông chính là người đã chèo lái Vertu theo hướng thêm chất công nghệ vào sản phẩm siêu sang. ẢnhBloomberg.

Vertu được biết đến là hãng sản xuất điện thoại xa xỉ của Anh. Đại diện của cả hai quỹ đều từ chối chia sẻ về chi tiết của thỏa thuận mua bán mới được ký. Theo Financial Times, quỹ Godin Holdings, trụ sở tại Hong Kong, nhưng có sự tham gia chủ yếu của các nhà đầu tư Trung Quốc.

Năm 2012, EQT, quỹ đầu tư có trụ sở ở Stockholm (Thụy Điển), mua Vertu từ Nokia với giá hơn 200 triệu USD. Khi đó, thương hiệu này gần như ở bên bờ vực phá sản, và các nhà phân tích thị trường chính gần như không còn để tâm đến sản phẩm công ty. 

Vertu là công ty con của Nokia, thành lập vào năm 1998. Công ty này ra đời nhằm sản xuất những sản phẩm điện thoại di động siêu sang dành cho giới nhà giàu, khác biệt hoàn toàn với những sản phẩm đại chúng mà Nokia đã sản xuất trước đó.

Năm 2002, Vertu bán ra thị trường sản phẩm điện thoại đầu tiên. Đến năm 2015, công ty đã bán tất cả 450.000 điện thoại trên khắp thế giới với mức giá sản phẩm trung bình là 5.000 USD.

Vào thập kỷ trước, Vertu tạo dựng tên tuổi qua sản phẩm điện thoại di động nạm kim cương cho tầng lớp người dùng cao cấp, mới nổi, nhất là ở các khu vực châu Á, Trung Đông và Nga. Thành lập năm 1998, là công ty con của Nokia, công ty được định hướng với khái niệm về điện thoại di động xa hoa, sang trọng để có thể bán với giá cao như đồng hồ cao cấp Patek Philippe.

Thế nhưng, về mặt công nghệ, Vertu tụt hậu xa so với các đối thủ. Chiếc điện thoại di động đẳng cấp của Vertu tuy đẹp nhưng lại chưa mấy “thông minh”. Sản phẩm đầu bảng của công ty là chiếc Vertu Signature vẫn còn dùng màn hình nhỏ và bàn phím bằng nút. Thay vì những chức năng mới, độc đáo, điểm nhấn của siêu phẩm Signature lại được đính bằng hạt ruby 5 carat.

lifestyle-rqaa-8444-1446562522.jpg

Sau 3 năm chuyển qua đối tác châu Âu, Vertu đã có chủ mới là các nhà đầu tư Hong Kong, Trung Quốc.

Mẫu điện thoại Vertu mới nhất có giá khoảng 10.000 USD, và giá bán có thể lên đến 20.000 USD nếu khách hàng muốn điện thoại được nạm vàng hay đá quý. Chiếc điện thoại đắt nhất mà Vertu từng bán ra có giá lên đến trên 250.000 USD. Mỗi chiếc điện thoại được bán ra đều có đi kèm chứng nhận có chữ ký của nghệ nhân đã chế tác sản phẩm.

Thách thức cho Vertu chính là làm cho chiếc điện thoại trở nên “bất tử” như đồng hồ Rolex hay Patek Philippe. Với công nghệ điện thoại thông minh ngày càng cải tiến và khách hàng luôn thay điện thoại, việc mở rộng phân khúc khách hàng chịu chi ra 10.000 USD hay mở rộng từ tầng lớp siêu giàu sang của Vertu sẽ không phải là việc khó. “Một số người tuy không thuộc tầng lớp siêu giàu nhưng vẫn mua túi Louis Vuitton và đồng hồ Rolex. Nếu Vertu muốn lôi cuốn khách hàng thì cần nhiều thứ hơn là việc… thiết kế sản phẩm”, ông Jim Prior, CEO của Lambie-Nairn, công ty từng tư vấn cho Vertu khi còn thuộc Nokia, cho biết trên Bloomberg.

Trong báo cáo vào tháng 4/2014, EQT cho biết tổng doanh số năm 2013 của Vertu là 192 triệu bảng Anh (tương đương 309 triệu USD). EQT là quỹ đầu tư tư nhân với 970 nhân viên. 

Sau khi được quỹ Godin Holdings mua lại, Vertu sẽ vẫn tiếp tục các hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường. Hiện Vertu có khoảng 900 nhân viên trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, FPT là nhà phân phối các sản phẩm chính hãng của Vertu.

>> Cổ phiếu FPT tăng trần

Lan Chi

Ý kiến

()