Năm 2020, đại dịch Covid-19 khiến nhiều người thay đổi suy nghĩ, thái độ và cách cảm nhận cuộc sống. Trong đó, việc toàn dân thực hiện giãn cách xã hội đã tác động mạnh mẽ đến hành vi mua sắm của người dùng. Theo số liệu được cung cấp bởi top 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam, gồm: Lazada, Shopee, Tiki, Chợ Tốt và Sen Đỏ, năm 2020 ghi nhận sự phát triển tăng vọt của hình thức mua sắm trực tuyến. Cụ thể, số người dùng, lượng đơn hàng hoàn thành và tổng giá trị sản phẩm được bán ra trực tuyến đều tăng gấp nhiều lần so với cùng kỳ 2019.
Sen Đỏ lọt top 5 sàn thương mại điện tử yêu thích nhất năm 2020. |
Best Innovation Award là giải thưởng tôn vinh các sản phẩm có sự đổi mới, sáng tạo và tiên phong ứng dụng công nghệ để mang đến cuộc sống tốt hơn. Danh sách đề cử Best Innovation Award 2020 gồm 6 hạng mục: smartphone, super app, smart home, smart car, e-commerce platform và laptop. Mỗi hạng mục bao gồm 5 đề cử từ nhiều thương hiệu. Từ ngày 19/1 đến 21/1, người nhà F có thể bình chọn cho Sen Đỏ ở hạng mục e-commerce tại đây.
Tháng 9/2012, sàn thương mại điện tử Sendo.vn được thành lập, khởi nguồn là dự án trực thuộc Tập đoàn FPT. Sau hơn 9 năm, hiện Sen Đỏ là một trong những sàn thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam. Theo dữ liệu của Sen Đỏ, công ty đang có hơn 500.000 đối tác bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử, phục vụ 12 triệu người tiêu dùng ở 63 tỉnh của Việt Nam. Theo iPrice, website của Sen Đỏ đã có nhiều tháng liên tục tăng trưởng về lượt truy cập. Trên di động, Sen Đỏ từng giữ vị trí thứ 2 toàn quốc về số lượt tải xuống.
Theo thông tin từ trang DealStreetAsia, năm 2019, Sen Đỏ hoàn thành vòng gọi vốn Series C với tổng số tiền huy động được là 61 triệu USD. Thương vụ này có sự góp mặt của một số nhà đầu tư cũ như SBI Group, BEENOS, SoftBank Ventures Asia, Daiwa PI Partners và Digital Garage. Những nhà đầu tư này từng rót vốn cho Sendo trong vòng Series B trị giá 51 triệu USD vào năm 2018. Với nguồn vốn mới, startup thương mại điện tử này sẽ mở rộng kinh doanh đồng thời đầu tư sâu hơn vào công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (machine learning). Trong khi các đơn vị khác chọn đầu tư vào kho bãi, đội ngũ vận chuyển thì Sen Đỏ chọn phát triển một nền tảng kết nối các bên lại với nhau, hay còn gọi là mô hình C2C (khách hàng đến khách hàng). Ví dụ, Sen Đỏ không đầu tư vào kho bãi, nhưng có thể hợp tác với các đơn vị đã có lợi thế về kho bãi bài bản, chuyên nghiệp để phục vụ cho khách hàng.
>> CFO Sendo.vn: ‘Có thể đạt lợi nhuận trong 2 hoặc 3 năm tới’
Trân Trân
Ý kiến
()