Theo anh Bình, Đại hội thường niên được diễn ra trong trận mưa tuyết dữ dội nhất trong 66 năm qua tại Thụy Sỹ. Thành phố Davos ngập trong tuyết, với nhiệt độ là -1,5 độ C.
Tham gia Đại hội thường niên lần này, các đại biểu là các nguyên thủ quốc gia, nhà khoa học, học giả, các chuyên gia, lãnh đạo các tập đoàn và tổ chức quốc tế, sẽ bàn thảo về các vấn đề đang diễn ra trên thế giới. Đặc biệt, Đại hội sẽ thảo luận về cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu và ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế toàn cầu.
Các đại biểu bàn thảo về các vấn đề của thế giới. Ảnh: C.T. |
“Các nhà lãnh đạo quan tâm đến các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn; đổi mới là không thể thiếu nếu muốn tồn tại và trách nhiệm xã hội được nhấn mạnh”, anh Bình cho biết thêm.
Trong ngày 25/1, các đại biểu sẽ cùng trao đổi về bối cảnh kinh tế toàn cầu, công nghệ thế giới và nắm bắt cơ hội trong một nền kinh tế toàn cầu.
Bên lề cuộc họp thường niên của WEF, Chủ tịch HĐQT FPT đã gặp gỡ ông Marc Holtzman, Giám đốc quản trị kiêm Phó Chủ tịch Bộ phận ngân hàng đầu tư Barclays Capital. “Marc quan tâm đến FPT và sẽ sang thăm công ty trong tháng tới”, anh Bình cho hay.
Cùng ngày, anh Bình đã gặp và trao đổi với ông Jin Woo So - TGĐ SK Planet - thành viên của tập đoàn SK Telecom, doanh nghiệp viễn thông lớn thứ 4 Hàn Quốc; ông T.K. Kurien - TGĐ Wipro và ông Rob Davies, Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Nam Phi.
Bên cạnh đó, anh Trương Gia Bình cũng gặp và giao lưu với những học giả hàng đầu thế giới là Giám đốc Viện Công nghệ Massachutsetts (MIT) - GS. Susan Hockfield, Hiệu trưởng trường Kennedy, Đại học Harvard - GS. David Ellwood.
Tại đây, anh sẽ truyền tải thông điệp về một Việt Nam hiện đại hóa, tin học hóa, với niềm tin mãnh liệt vào công nghệ thông tin - viễn thông sẽ là hạ tầng của mọi hạ tầng kinh tế xã hội.
Trong chuyến đi lần này, anh Trương Gia Bình sẽ tham gia rất nhiều hội thảo, trong đó tập trung vào vấn đề tăng trưởng và việc làm cho đất nước; kế đến là công nghệ, vai trò của công nghệ đối với xã hội và kĩ năng lãnh đạo từ những tập đoàn hàng đầu thế giới.
Đại hội thường niên diễn ra trong cơn mưa tuyết dữ dội. Ảnh: C.T. |
Ngày mai, 26/1, anh Bình cùng các đại biểu sẽ tham gia thảo luận về các chủ đề: Giải pháp tăng trưởng thông minh, châu Phi thay đổi để chuyển đổi, các vấn đề về việc làm và giáo dục…
Song song, Chủ tịch HĐQT FPT sẽ có các cuộc gặp gỡ với đại diện các tập đoàn hàng đầu thế giới như Microsoft.
Tháng 11/2011, FPT đã trở thành một trong 1.000 thành viên sáng lập Diễn đàn Kinh tế thế giới. Theo anh Bình, sự kiện trở thành thành viên của WEF thể hiện tầm cao mới của thương hiệu FPT, góp phần giới thiệu hình ảnh Việt Nam trong cộng đồng quốc tế. Tham gia WEF, FPT được tiếp cận với các tổ chức, quốc gia điển hình trên thế giới; có cơ hội mở rộng thị trường, gặp gỡ các đối tác mới. Đây cũng là một bước tiến mới của FPT trong việc thực hiện chiến lược Toàn cầu hóa.
Sự kiện đầu tiên mà FPT xuất hiện tại WEF là Đại hội thường niên Davos 2012 (Annual Meeting Davos 2012), tại Davos, Thụy Sỹ.
Lâm Thao
Ý kiến
()