Chúng ta

Facebook cập nhật chức năng ‘Tôi an toàn’ tại Nepal

Thứ hai, 27/4/2015 | 07:46 GMT+7

Chức năng "Safety Check" - ra mắt ngày 14/10/2014 - đã được mạng xã hội lớn nhất thế giới cập nhật ngay sau động đất tại Nepal cho phép người dùng có thể thông báo tình trạng an toàn của mình.

Ứng dụng hoạt động như sau: khi ở thành phố A bị động đất hoặc sóng thần, phần mềm Facebook trên điện thoại sẽ tự động xác định vị trí của bạn có đang ở đó hay không, nếu có, một giao diện check-in sẽ hiện ra, nếu người dùng an toàn, hãy bấm vào nút "I'm safe", trạng thái này ngay lập tức sẽ được phát lên tường (News Feed) để bạn bè và người thân có thể nhìn thấy và có thể yên tâm hơn.

Safety-check-2-7467-1430060276.jpg

Chức năng Safety Check được kích hoạt trên các nền tảng, kể cả di động hay máy bàn.

“Sáng nay chúng tôi kích hoạt "Safety Check" cho người dùng bị ảnh hưởng bởi trận động đất ở Nepal. Đó là một cách đơn giản để cho gia đình và bạn bè biết bạn đang ổn”, CEO Facebook Mark Zukerberg thông báo trên trang cá nhân. “Khi thiên tai xảy ra, mọi người cần phải biết những người thân yêu của họ an toàn không. Việc kết nối sẽ thực sự quan trọng trong những khoảnh khắc như này”. Sau 16h, có hơn 230.000 lượt thích, hơn 34.000 lượt chia sẻ và rất nhiều bình luận dành cho chức năng này.

Theo Nguyễn Thị Hải Yến, sinh viên khóa 7, ĐH FPT, người vừa ‘thoát chết’ tại Nepal, sau sự cố, điện thoại của bạn đã hiện lên giao diện "Safety Check" và “Tôi chỉ việc bấm nút "I'm safe" nhằm chia sẻ tình hình để người thân trên mạng xã hội yên tâm”.

Nữ sinh FPT cập nhật chức năng báo an toàn lên tường.

Nữ sinh FPT cập nhật chức năng báo an toàn lên tường.

Đây là một chức năng vô cùng thiết thực bởi thói quen của mọi người thường chia sẻ trên Facebook. Trong trường hợp có thiên tai, nhu cầu liên lạc của người dân là rất lớn, dẫn đến việc mạng điện thoại bị nghẽn. Do đó, họ thường tìm đến các mạng xã hội, như Facebook hoặc Twitter để cập nhật tình hình. Chức năng "Safety Check" ra đời sẽ giúp mọi người có thể thông báo tình hình một cách nhanh hơn.

Facebook tiết lộ, chức năng này là một phần trong chương trình cảnh báo mang tên "Disaster Message Board" được tạo ra bởi các kỹ sư Nhật Bản sau sự số sóng thần ập vào nước này cách đây hơn 3 năm. "Safety Check" đã được tích hợp vào nền tảng Android, iOS, điện thoại phổ thông và cả phiên bản dành cho máy tính. 

2015-04-26-170427-1-copy-8656-1430060276

Chia sẻ của CEO Facebook được cộgn đồng tích cực đón nhận và lan tỏa.

“Bọn em cảm thấy rất may mắn bởi trước khi động đất tầm 10 phút, đột nhiên tài xế người Nepal xin phép cả đoàn vào một ngôi đền rất đông người để cầu may. Khi vòng ra chưa đến cửa đền thì động đất”, Nguyễn Thị Hải Yến, sinh viên khóa 7, ĐH FPT, kể về thới khắc khó quên. Yến và nhóm bạn 10 người từ Việt Nam đã an toàn ở Pokhara, cách thủ đô Kathmandu, tâm chấn của động đất 7,9 độ richter, khoảng 30km. Cũng như các bạn cùng đi, Yến đã nhanh chóng cập nhật tình hình sức khỏe của mình qua Facebook để người thân, bạn bè bớt lo lắng. Các thành viên trong đoàn dự định đi tour 13 ngày. Hôm nay, ngày 28/4, là ngày thứ 3 của hành trình.

Nguyên Văn

Ý kiến

()