Chúng ta

FPT Software HCM tuyển 900 người năm 2014

Thứ tư, 30/4/2014 | 08:03 GMT+7

Theo kế hoạch, đơn vị sẽ chú trọng tuyển dụng lập trình viên Java và C++ cho thị trường Nhật và Mỹ.
> FPT Software HCM - hành trình đến số 1

FPT Software HCM sẽ tuyển dụng thêm 900 kỹ sư phần mềm trong năm nay, nâng tổng số nhân viên lên khoảng 2.400 người sau 10 năm hoạt động (2004 ­- 2014). Tính đến tháng 4, quy mô nhân lực của FPT Software HCM đã tăng trưởng 15 lần so với 2004 và theo đà phát triển hiện nay, số nhân viên vào năm 2018 có thể lên đến 5.000 người.

“Do yêu cầu cao từ các dự án, chúng tôi sẽ chú trọng tuyển dụng lập trình viên Java và C++ cho thị trường Nhật và Mỹ”, chị Tạ Thị Kim Ngân, Trưởng phòng Nhân sự, cho biết.

Giám đốc FPT châu Á - Thái Bình Dương (FAPAC) Nguyễn Hoàng Trung

Chị Ngân trao đổi về kế hoạch nhân sự với Giám đốc FPT châu Á - Thái Bình Dương (FAPAC) Nguyễn Hoàng Trung. Singapore cũng là thị trường trọng điểm trong năm nay của đơn vị. Ảnh: V.N.

Nếu ở thời điểm năm 2004, FPT Software HCM chỉ có mức doanh thu khoảng 1,4 triệu USD, thì đến năm 2013, doanh thu đạt hơn 21 triệu USD. Ước tính, mức tăng trưởng doanh thu trung bình 10 năm của công ty là khoảng 30% mỗi năm.

Theo anh Nguyễn Thành Lâm, TGĐ FPT Software, đến nay, chi nhánh tại TP HCM đã có hơn 100 khách hàng, bao gồm cả các khách hàng Nhật Bản vốn khắt khe về chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Hiện tại, FPT Software HCM là doanh nghiệp Việt Nam có tổng vốn đầu tư lớn nhất tại Khu Công nghệ cao TP HCM. Dự án F­-Town 1 đã hoàn thành trong vòng hai năm với tổng vốn đầu tư 170 tỷ đồng. Năm vừa qua, dự án F­-Town 2 được khởi công và dự kiến hoàn tất vào cuối năm nay với tổng kinh phí đầu tư 200 tỷ đồng.

Theo kế hoạch, đơn vị sẽ chú trọng tuyển dụng lập trình viên Java và C++ cho thị trường Nhật và Mỹ.

Theo kế hoạch, đơn vị sẽ chú trọng tuyển dụng lập trình viên Java và C++ cho thị trường Nhật và Mỹ. Ảnh: V.N.

Dịp này, đơn vị vừa chào đón nhân viên thứ 1.500 là anh Phạm Hữu Phương, FSU17.BU9.

Tốt nghiệp đại học tại Nhật Bản, anh Phương đã có một thời gian dài gắn bó với Công ty Toshiba. Khi muốn trở lại Việt Nam, anh nghĩ ngay đến FPT Software - công ty phần mềm Việt Nam có một vị trí khá vững chắc tại thị trường này. Thật trùng hợp, anh Phương đã trở thành nhân viên thứ 1.500 vào đúng dịp kỷ niệm 10 năm sinh nhật của đơn vị.

Anh Phương kể, khi có ý định về Việt Nam, khá nhiều công ty đã gửi thư mời, nhưng anh quyết định chọn FPT Software bởi đơn giản nó là chữ “duyên” từ câu chuyện với người sếp cũ. Đó là khi làm việc tại Toshiba, họ cũng tìm đối tác nước ngoài để oursourcing (thuê gia công), lúc đó sếp anh bảo: "Tôi biết ở Việt Nam có FPT làm phần mềm nhưng tôi không thích FPT bởi giá đắt hơn các đối thủ". Và lúc đó, anh Phương không cho rằng giá gia công của Việt Nam lại có thể đắt hơn Trung Quốc, Ấn Độ và quyết định về đầu quân cho FPT để tìm hiểu.

Sau khi gia nhập FPT, anh Phương đang mong gặp lại sếp cũ của mình để có cơ hội nói rằng: “Giờ tôi đã có thể giải thích cho ông rằng giá gia công của FPT không đắt bởi so sánh chất lượng và dịch vụ FPT cung cấp, giá đó rất rẻ so với thị trường".

FPT Software HCM cũng vừa tổ chức khai trương Trung tâm Phần mềm FPT tại Cần Thơ (tên tiếng Anh: FSoft Can Tho, viết tắt là FCT) trực thuộc Đơn vị Phần mềm chiến lược số 15 (FSU15).

Lan Chi

Ý kiến

()