Chúng ta

Ứng dụng châm ngòi cho cuộc cách mạng di động

Thứ ba, 23/7/2013 | 16:02 GMT+7

Các nhà phân tích của Gartner dự báo, 25% các tổ chức sẽ có kho ứng dụng doanh nghiệp riêng vào năm 2017. Trong khi đó, theo nghiên cứu của ABI Research, doanh nghiệp áp dụng mô hình kho ứng dụng sẽ tăng gấp ba vào năm 2018.
> Dự báo 10 xu hướng công nghệ chiến lược 2013

Liệu bạn có thể nói ngay mình có bao nhiêu ứng dụng trong điện thoại thông minh và máy tính bảng mà không cần nhìn vào các thiết bị đó?

Rất nhiều người trong chúng ta bị mất kiểm soát với số lượng ứng dụng tải về, đặc biệt là nếu bạn thường xuyên xóa những ứng dụng cũ và tải về cái mới. Người sử dụng điện thoại thông minh trung bình có 41 ứng dụng trên thiết bị của họ - một con số đáng kinh ngạc. Và dự đoán đến cuối năm 2015, sẽ có khoảng 89 tỷ ứng dụng di động được tải về, theo LinkedIn.

d

Tổng lợi nhuận từ việc bán ứng dụng lên tới 2,2 tỷ USD trong quý 1, tăng 9% so với năm 2012, trong đó App Store chiếm tới 74% lợi nhuận. Ảnh: LinkedIn.

Thật không thể tin được khi nhớ lại ngành công nghiệp này vào những năm cuối thế kỷ trước. Orange là một trong những công ty đi đầu trong việc phát triển các ứng dụng từ buổi sơ khai với gói dịch vụ Orange World, cùng với sự ra mắt của dòng điện thoại thông minh đầu tiên trên thế giới, chiếc SPV. Tuy nhiên, thiết bị tiên phong ấy cùng với khả năng back-up, lịch, camera và các ứng dụng trò chơi mà bạn có thể tải về đã tụt lại quá xa so với thế giới kỹ thuật số hiện tại chúng ta đang sống.

Mãi đến năm 2008, khi Apple tung ra sản phẩm App Store, đó là lúc thị trường bùng nổ. Kể từ đó, đã có 850.000 ứng dụng được tạo ra và 50 tỷ lượt tải về, tất cả mọi thứ từ trò chơi đến âm nhạc, các ứng dụng liên quan đến năng suất lao động và sức khỏe. Sự đơn giản của AppStore đã tạo ra một cuộc cách mạng cho người tiêu dùng, những người có thể lựa chọn để tải về hàng nghìn ứng dụng chỉ với một cái click chuột duy nhất, và chúng thường là miễn phí. Các ứng dụng như Angry Birds, Shazam và Rovio trở thành những điển hình của thành công và là nguồn thu góp phần làm phình to khối tài sản của nhà sản xuất.

Google's Play Store dành cho người dùng Android được dự báo sẽ vượt qua cột mốc lịch sử lượt tải về giống Apple vào cuối năm nay.

Xu hướng tiêu dùng hóa CNTT ngày càng mở rộng, cũng đồng nghĩa với bộ phận IT của các tổ chức, doanh nghiệp đang nắm lấy những cơ hội của “nền kinh tế ứng dụng”.

Với sự gia tăng ngày càng nhanh của lực lượng lao động di động cùng sự phát triển của BYOD (Mang theo thiết bị riêng đi làm - Bring Your Own Device), kết nối di động ngày càng nhanh hơn thông qua 4G, cùng với điện toán đám mây, bộ phận CNTT đang sử dụng mô hình cửa hàng ứng dụng như một cách để cung cấp truy cập vào các ứng dụng doanh nghiệp quan trọng đến nhân viên với bất kỳ mọi thiết bị, mọi lúc mọi nơi.

Đã có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng mô hình kho ứng dụng thương mại như AppExchange của nhà tiên phong Salesforce.com, với hơn 1.800 ứng dụng dịch vụ khách hàng và ứng dụng kinh doanh. Các nhà cung cấp phần mềm doanh nghiệp khác như SAP cũng đã thiết lập kho ứng dụng riêng theo yêu cầu của khách hàng.

Các tổ chức, công ty ngày càng có xu hướng xây dựng các kho ứng dụng nội bộ cho doanh nghiệp mình như một cách để quản lý các ứng dụng nhân viên được phép sử dụng trên máy tính và các thiết bị di động.

mobile-intheclassroom-270928-1413005739.

Người sử dụng điện thoại thông minh trung bình có 41 ứng dụng trên thiết bị của họ - một con số đáng kinh ngạc. Và dự đoán đến cuối năm 2015, sẽ có khoảng 89 tỷ ứng dụng di động được tải về. Ảnh: Cultofmac.

Các nhà phân tích của Gartner dự báo rằng, 25% các tổ chức, doanh nghiệp sẽ có kho ứng dụng doanh nghiệp riêng vào năm 2017. Trong khi đó, theo nghiên cứu của ABI Research, doanh nghiệp áp dụng mô hình kho ứng dụng sẽ tăng gấp ba vào năm 2018.

Khi chúng ta bước vào thời kỳ hậu PC, thời đại di động là số một sẽ biến đổi cách chúng ta mua và sử dụng phần mềm, ở cả hai khía cạnh cá nhân lẫn doanh nghiệp. Trên thực tế, nền kinh tế ứng dụng được dự báo sẽ tăng gấp đôi lên 151 tỷ USD, chỉ tính riêng tại Mỹ, vào năm 2017.

Thông thường, trong quá khứ, hầu hết ứng dụng truyền thống được thiết kế cho thị trường địa phương. Châu Âu và Mỹ đã e ngại về thị trường châu Á vì giá trị tiền tệ của khu vực này thấp. Tuy nhiên, xu hướng này đang thay đổi nhanh chóng. Theo App Annie báo cáo gần đây, giá trị trung bình của người sử dụng ở Nhật Bản cao gấp hơn ba lần của Mỹ.

Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, Nhật Bản và Hàn Quốc đang chiếm doanh thu cao hơn trên Google Play so với Mỹ, trong khi Trung Quốc cũng phát triển nhanh chóng và thu hẹp dần khoảng cách. Với hệ sinh thái ứng dụng xã hội đông đúc và độ bão hòa của người sử dụng tại các thị trường trọng điểm, các chuyên gia trong ngành dự đoán ràng, phát triển ứng dụng di động dần chuyển hướng thiết kế các sản phẩm cho thị trường châu Á.

Thị trường ứng dụng di dộng tiếp tục tăng trưởng mạnh với việc người dùng ngày càng phụ thuộc nhiều vào các thiết bị di động của họ. Theo công ty nguyên cứu thị trường Canalys, 4 "chợ" ứng dụng hàng đầu hiện nay (App Store của Apple, Google Play Store, Windows Phone Store và BlackBerry World) đã chạm mốc 13,4 tỷ lượt tải trong quý một, tăng 11% so với cả năm 2012 cộng lại. Tổng lợi nhuận từ việc bán ứng dụng lên tới 2,2 tỷ USD trong quý một, tăng 9% so với năm 2012, trong đó App Store chiếm tới 74% lợi nhuận.

“Các phần mềm di động có ảnh hưởng lớn tới cách người dùng sử dụng các thiết bị di động. Giờ đây, điều quan trọng với khách hàng là thiết bị cho phép họ cá nhân hóa và kết nối với các dịch vụ di động như thế nào”, Adam Daum, Trưởng bộ phận phân tích của Canalys, nhận định.

Chúng ta đã đi được một chặng đường dài 5 năm kể từ khi Apple tung ra AppStore, tuy nhiên tất cả chỉ mới ở những bước đầu tiên với những điều có thể thực hiện được.

Lan Chi

Ý kiến

()