Chúng ta

Hơn 500 sinh viên Kinh tế giao lưu với CEO FPT

Thứ năm, 24/10/2013 | 19:49 GMT+7

Bước khởi nghiệp đầu đời và bài học thất bại đầu tiên của các lãnh đạo cấp cao FPT chia sẻ trong chương trình "Chat với CEO" diễn ra tối nay (ngày 24/10) được sinh viên ĐH Kinh tế TP HCM coi là những bài học quý báu cho tương lai.
> Tường thuật trực tiếp CEO Talk trên Chungta.vn / CEO FPT 'mách nước' thành công với sinh viên Kinh tế

Lần đầu tiên tổ chức tại thành phố mang tên Bác, các lãnh đạo cao cấp của tập đoàn được sinh viên trường ĐH Kinh tế TP HCM đón tiếp nồng hậu. Hàng trăm sinh viên háo hức đến sớm để được "Chat với CEO FPT".

Từ 18h30, ĐH Kinh tế TP HCM trở nên nhộn nhịp bởi những bước chân của các em sinh viên đang đổ dồn về hội trường B322, nơi diễn ra buổi giao lưu với các lãnh đạo FPT.

Hàng trăm sinh viên đã có mặt từ sớm để tham gia chương trình. Ảnh: Văn Nghệ.

Hàng trăm sinh viên đã có mặt từ sớm để tham gia chương trình.

Nguyễn Thị Như Diệu, sinh viên năm thứ 2, chia sẻ: "Em đến sớm với mong muốn được theo dõi trọn vẹn chương trình. Qua đó, hiểu thêm về con người cũng sức mạnh của FPT".

Nguyễn Thị Bích Liên, ngành Thương mại, cho biết bản thân chưa tìm hiểu nhiều về tập đoàn, chỉ biết Giáo sư Xoay (anh Đinh Tiến Dũng, Trưởng Ban Văn hóa - Đoàn thể FPT) làm việc tại FPT. "Tuy nhiên, qua chương trình này em cũng mong muốn bản thân có thể học hỏi được cách thành công như những diễn giả của chương trình", Bích Liên vui vẻ bày tỏ.

Các CEO FPT xuất hiện trong tráng pháo tay lớn của đông đảo sinh viên.

Các CEO FPT xuất hiện trong tráng pháo tay lớn của đông đảo sinh viên.

19h20, khoảng 500 sinh viên nhanh chóng lấp đầy hội trường. Khán phòng dậy lên những chào pháo tay đầy hứng khởi khi MC Đinh Tiến Dũng và các diễn giả xuất hiện.

Nhiều em muốn tìm hiểu về câu chuyện thành công của FPT và kinh nghiệm của các CEO.

Nhiều em muốn tìm hiểu về câu chuyện thành công của FPT và kinh nghiệm của các CEO.

Trưởng Ban Văn hóa - Đoàn thể FPT mở đầu chương trình bằng những lời lẽ dí dỏm và đoạn clip hoành tráng giống như tựa phim "Chiến tranh giữa các vì sao" do chính Giáo sư Xoay vào vai tài xế. Trong clip, anh thản nhiên lái xe chở các CEO FPT vượt qua "mưa bom lửa đạn".

"Chat với CEO" tại trường ĐH Kinh tế TP HCM là lần thứ hai chương trình được Ban Nhân sự FPT tổ chức với nội dung chính là giao lưu, giải đáp thắc mắc của sinh viên về cơ hội nghề nghiệp và con đường phát triển trong tương lai. Đồng thời tiếp cận những góc nhìn khác nhau về việc lựa chọn nghề nghiệp từ kinh nghiệm thực tế của lãnh đạo trẻ FPT… Ba CEO tham gia trong chương trình gồm: TGĐ FPT Retail Nguyễn Bạch Điệp, TGĐ FPT Telecom Nguyễn Văn Khoa và Giám đốc Chiến lược FPT Nguyễn Hữu Thái Hòa.

Khởi động chương trình, ba diễn giả lần lượt giới thiệu sơ lược về bản thân và chia sẻ về bước khởi nghiệp đầu đời.

Các lãnh đạo cấp cao của FPT chia sẻ về việc lập nghiệp với sinh viên kinh tế.

Các lãnh đạo cấp cao của FPT chia sẻ về việc lập nghiệp với sinh viên kinh tế.

TGĐ FPT Retail Chị Nguyễn Bạch Điệp chia sẻ, chị bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh từ năm thứ 4 tại ĐH Mở TP HCM với công việc bán bánh ngọt. Chị cũng trăn trở nhiều về tương lai của mình khi chuẩn bị ra trường và chưa biết sẽ thực tập ở đâu. Đến khi xin được vào FPT thực tập tại một cửa hàng bán máy tính với vị trí nhân viên bán hàng thì chị cũng chỉ nghĩ đơn giản là làm sao chiến thắng chính mình. TGĐ FPT Retail dần học hỏi về máy tínhvà học cách thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của mình. Sau đó, chị được cất nhắc lên làm trưởng cửa hàng. Dần dà, chị quen dần với việc đấu thầu và "đánh" những dự án lớn.

Sau này, chị được giao nhiệm vụ làm việc với các đối tác như Samsung, Motorola và bây giờ là quản lý hệ thống cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc của tập đoàn.

"Nếu không có FPT tôi sẽ là một phi công của Việt Nam Airlines", TGĐ FPT Telecom mở đầu chương trình bằng với tự sự. Năm 1995, anh là một trong 7 người của Vietnam Airlines đạt chuẩn được sang Pháp thực nghiệm. Mẹ anh luôn căn dặn anh phải dựa vào sức mình để nỗ lực học tập và lo cho bản thân mình.

Cả hội trường cười vang theo những lời nói hài hước mà rất duyên của MC. Giáo sư Xoay còn trêu chọc anh Khoa là "sợ chết nên không dám làm phi công".

"Với tôi, FPT là một sự ngẫu nhiên và tôi xin cống hiến cả tuổi trẻ của mình cho FPT", TGĐ FPT Telecom bộc bạch.

TGĐ FPT Telecom khởi nghiệp từ nhân viên kỹ thuật tại FPT.

TGĐ FPT Telecom khởi nghiệp từ nhân viên kỹ thuật tại FPT.

Tương tự như TGĐ FPT Retail, anh Nguyễn Văn Khoa cũng đã có bước ngoặt đầu tiên trong sự nghiệp khi thực tập tại FPT vào những năm 1995-1997. Lúc ấy anh có dịp tiếp xúc trực tiếp với Phó TGĐ Chu Thanh Hà và bắt đầu làm nhân viên kỹ thuật của tập đoàn.

Không được thuận lợi như các đồng nghiệp, anh Nguyễn Hữu Thái Hòa cho biết, bản thân từng gặp nhiều bất lợi trong thời gian đầu lập nghiệp. Vừa vào học ĐH Kiến trúc anh lại xuất ngoại để rồi sau đó học lại đại học từ đầu. Khi ấy, anh đã phải làm nhiều thứ, thậm chí làm phục vụ, lau dọn vệ sinh. "Tuổi trẻ rất quý giá nên các bạn trẻ cần trân trọng", anh đưa ra lời khuyên.

Anh Thái Hòa tùng làm nhiều công việc khác nhau khi học tập tại nước ngoài.

Anh Thái Hòa tùng làm nhiều công việc khác nhau khi học tập tại nước ngoài.

Gợi mở vấn đề để các diễn giả có thể kể nhiều chuyện hơn với sinh viên, Giáo sư Xoay nói: "Khi thành công, không ai muốn chia sẻ những điều thất bại của mình. Tuy nhiên tại sân khấu này, tôi mong các vị khách mời sẽ chia sẻ những câu chuyện thất bại mà bản thân đã trải qua".

Giám đốc Chiến lược FPT mở đầu với câu chuyện anh từng chủ quan khi đi học ở nước ngoài. Chính vì vậy, anh cho rằng, "thất bại lớn nhất là sự chủ quan". 

"Người đàn bà thép" của FPT thì không muốn thất bại nên mỗi khi được giao nhiệm vụ, chị lại thấy căng thẳng. Chị đắn đo: "Làm sao để mọi người không chê mà hài lòng với những việc bản thân đã làm".

Bên cạnh đó, CEO FPT Retail cũng chịu áp lực từ những người xung quanh. Chị kể, hồi mới vào FPT, bản thân đã phải rất cố gắng, khéo léo để đơn vị của mình có thể phát triển và CBNV gắn bó với nhau. "Sau đó, tôi đã rút ra bài học rất lớn về quản trị nhân lực. Khi xảy ra vấn đề, các bạn có thể dùng pháp trị và nhân trị để giữ vị thế của bản thân cũng như hình ảnh với nhân viên", chị nhấn mạnh.

Chị Bạch Điệp thu được nhiều bài học từ thừi gian đầu quản ký nhân viên.

Chị Bạch Điệp thu được nhiều bài học từ thừi gian đầu quản ký nhân viên.

Chị luôn vận dụng tốt câu nói của cựu Thủ tướng Anh Tony Blair: "Khi đã chọn vị trí bạn muốn, cho dù gặp bất kỳ việc gì vào đêm hôm trước thì đến sáng hôm sau khi bước chân vào công sở, bạn là người truyền lửa nên phải rũ bỏ những chuyện xung quanh".

Chia sẻ về thất bại của mình, TGĐ FPT Telecom cho biết, gần 17 năm làm cho FPT, anh đã trải qua rất nhiều thất bại. Gần đây nhất là năm 2012 khi tập đoàn giao cho anh quản lý và đào tạo 12 sinh viên thủ khoa các trường đại học. Những tưởng quản lý được 7.000 nhân viên thì anh sẽ tự tin quản lý được 12 tài năng trẻ này, nhưng rồi anh thất bại trong việc giữ chân họ. Các tài năng trẻ lần lượt rời khỏi FPT Telecom.

Sau này có dịp gặp lại 12 bạn thủ khoa này, anh có ý hỏi về sự ra đi đó và tất cả đã không ngần ngại cho rằng, thời gian được sát cánh bên anh, họ đã học được nhiều điều hữu ích vể "cái tát đầu đời". Họ ví những điều anh chia sẻ giống như quãng thời gian 3 năm phải lăn lộn với môi trường bên ngoài và họ chọn ra đi để tạo lập sự nghiệp riêng. Hiện tại các tài năng trẻ đều thành công với vị trí công tác hiện tại trong và ngoài FPT.

Tiết mục văn nghệ do Giáo sư Xoay kết hợp cùng sinh viên biểu diễn.

Tiết mục văn nghệ do Giáo sư Xoay kết hợp cùng sinh viên biểu diễn.

20h30, sau phần chia sẻ thất bại của các diễn giả, sân khấu được nhường lại cho các sinh viên năng động của ĐH Kinh tế TP HCM với những ca khúc trẻ trung. Hào hứng hơn, Giáo sư Xoay cùng lên sân khấu thể hiện ca khúc "Hành khúc xanh" do anh sáng tác. Biểu diễn cùng anh là một bạn trẻ phối âm bằng beatbox khiến hội trường sôi nổi hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, MC Đinh Tiến Dũng cũng chia sẻ thêm những kinh nghiệm về sáng tác âm nhạc của mình.

Tiếp đến là phần giao lưu của các diễn giả với sinh viên kinh tế. Rất nhiều cánh tay giơ lên để "giành quyền" đặt câu hỏi với các CEO FPT. Theo kịch bản chương trình, những câu hỏi hay sẽ được Ban tổ chức tặng các phần quà gần gũi với người FPT như hộp đựng cơm, mũ bảo hiểm, balô ...

dsc2039-752987-1413011970.JPG

Rất đông sinh viên muốn đặt câu hỏi cho CEO FPT.

Câu hỏi đầu tiên dành cho TGĐ FPT Telecom Nguyễn Văn Khoa về kỹ năng vượt qua khó khăn. Theo anh Khoa, FPT Telecom thường tăng trưởng 25 đến 30% mỗi năm. Trong 5 năm qua, đơn vị đã mở rộng mạng lưới Viễn thông đến 34 tỉnh thành trên cả nước dù gặp phải những khó khăn nhất định.

"Khi chúng ta bắt tay làm gì, suy nghĩ việc gì, hãy lùi lại hai bước để suy nghĩ tất cả và có cái nhìn kỹ lưỡng. Tái cấu trúc là công việc thường xuyên trong bất cứ môi trường nào. Vì vậy, chúng tôi luôn nỗ lực tìm kiếm thị trường mới, sản phẩm mới để tạo nên sự khác biệt".

Kỹ năng vượt qua khó khăn là vấn đề được sinh viên đưa ra cho TGĐ FPT Telecom.

Kỹ năng vượt qua khó khăn là vấn đề được sinh viên đưa ra cho TGĐ FPT Telecom.

TGĐ FPT Telecom cũng gửi lời xin lỗi đến khách hàng nói chung và các sinh viên kinh tế nói riêng về sự cố "rớt mạng" vừa qua do những ảnh hưởng của thời tiết.

"Sắp tới, chúng em sẽ ra trường, vậy cách tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng như thế nào?", một nữ sinh năm thứ tư đặt vấn đề. Cô bạn nói tiếp: "Các tân sinh viên phải như thế nào khi đối diện phỏng vấn với lãnh đạo?" Anh Thái Hòa dí dỏm đáp lại sau khi nữ sinh gọi Giám đốc Chiến lược FPT là anh: "Cảm ơn em đã gọi chú bằng anh". Cả hội trường vỗ tay hào hứng. Sau đó anh chia sẻ, các đơn vị trong FPT luôn mong tìm được nhân viên tận tâm, tận lực. "Do vậy, các bạn hãy thể hiện bản thân thật nhất để tạo điểm khác biệt giữa những người không thật, giả tạo. Rồi sau đó chứng minh sự cố gắng của bản thân, khoan nghĩ về đồng lương mà hãy cố gắng làm việc". Những tràn pháo tay liên hồi dành cho phần trả lời của anh Hòa vang lên.

Ngoài những câu hỏi liên quan đến môi trường làm việc, kỹ năng ứng xử với đồng nghiệp thì văn hóa FPT cũng là vấn đề được các sinh viên kinh tế quan tâm như: "Vì sao FPT lại chọn văn hóa là sự khác biệt so với những doanh nghiệp khác?".

Trả lời câu hỏi này không ai thích hợp hơn Giáo sư Xoay. Theo anh, ngoài 8 giờ làm việc ở công ty, các thành viên cần phải có các mối quan hệ với đồng nghiệp, phải vui chơi ca hát với nhau để cân bằng cuộc sống. "Văn hóa chính là chất keo kết dính người FPT. Nếu ví công ty như một cơ thể thì văn hóa giống như dòng máu chảy khắp cơ thể ấy", anh Dũng đúc kết.

Phần Hỏi đáp diễn ra rất sôi nổi và hấp dẫn.

Phần hỏi đáp diễn ra rất sôi nổi và hấp dẫn.

Ngoài ra, TGĐ FPT Telecom và Trưởng Ban Văn hóa - Đoàn thể FPT cũng kể một số câu chuyện liên quan đến văn hóa STCo với những hợp đồng, dự án, đặc biệt ở nước ngoài. Từ đó, khán giả có được cái nhìn sâu rộng hơn về văn hóa FPT.

21h30, dù thời gian của chương trình không còn nhiều nhưng những cánh tay vẫn không ngừng giơ cao để có thể đặt câu hỏi với ba diễn giả và MC dí dỏm của chương trình.

Sau phần giao lưu với khán giả, thay mặt lãnh đạo nhà trường, PGS - TS Phạm Văn Dược - Phó Bí thư Đảng ủy ĐH Kinh tế TP HCM - tặng hoa và gửi lời cám ơn đến tập đoàn FPT và đặc biệt là các diễn giả tham gia chương trình "Chat với CEO" ngày hôm nay.

"Sinh viên của trường được nghe những chia sẻ của các diễn giả, đó là bài học rất quý báu với các bạn trẻ. Tô rất mong Đoàn và Hội Thanh niên của trường sẽ tạo thêm nhiều sân chơi bổ ích như hôm nay", Phó Bí thư Đảng ủy ĐH Kinh tế TP HCM bày tỏ.

"Chia sẻ của diễn giả trở thành bài học quý giá với các bạn trẻ".

21h45, sân khấu sôi động trở lại với phần trình diễn các tiết mục văn nghệ độc đáo và hấp dẫn của người FPT như "giọng ca hay và hiếm" Nguyễn Quốc Huy, Quán quân F'Star 2013 - Nhóm nhảy Free Style...

Game show "Ai thông minh hơn CEO" diễn ra hết sức sôi nổi giữa hai đội chơi: Đội Diễn giả (3 thành viên) và đội Sinh viên (5 thành viên). Giáo sư Xoay vẫn trong vai trò cầm trịch dẫn dắt "lối chơi". Đội Sinh viên có phần "lấn lướt" hơn khi các bạn trẻ liên tục giành điểm với các câu hỏi liên quan đến lịch sử, địa lý, văn hóa và thể thao. Sau 11 câu hỏi, đội Sinh viên giành chiến thắng "sát nút" với tỷ số 6-5.

22h20, trước khi chương trình khép lại, Ban tổ chức đã trao tặng 5 chiếc Samsung Galaxy Tab cho 4 sinh viên được để cử và một sinh viên may mắn trong chương trình bốc thăm. Nhiều em sinh viên nán lại tranh thủ chụp hình lưu niệm và xin chữ ký của các diễn giả và MC Đinh Tiến Dũng.

"Tôi rất may mắn khi được nghe những chia sẻ tận đáy lòng của các CEO FPT. Từ những kinh nghiệm của quý anh chị, em sẽ vững tin hơn trên con đường chinh phục khát vọng tương lai", Lê Ngọc Dũng, sinh viên ngành Tài chính Công, cho biết.

Với chị Nguyễn Bạch Điệp, đây là chương trình đầy ý nghĩa và bổ ích đối với cả CEO FPT và sinh viên. "Sinh viên kinh tế TP HCM đã thể hiện đúng bản chất năng động. Qua buổi nói chuyện này, chúng tôi đã kể được những câu chuyện thật mà các em có thể gặp phải", chị chia sẻ.

Hà Dương - Dy Khoa

Ảnh: Văn Nghệ

Ý kiến

()