Chúng ta

FPT Retail trở thành Đại lý cấp 1 của Apple như thế nào

Thứ năm, 11/10/2012 | 18:09 GMT+7

FPT Retail đã chủ động gửi cho Apple một e-mail hẹn nói chuyện và làm quen tại văn phòng của họ. Sau khi gửi e-mail, hãng Quả táo hồi đáp đồng ý để FPT gặp họ đúng 30 phút tại Bangkok, Thái Lan.
> FPT Retail trở thành đại lý cấp 1 của Apple

Giám đốc Trung tâm Kinh doanh sản phẩm Apple, FPT Retail, Ngô Quốc Bảo, cho biết, FPT đã tiếp cận Apple từ nhiều năm qua. Tuy nhiên, trước đây, thị trường Apple Việt Nam nằm dưới sự quản lý của Apple Trung Quốc.

Từ tháng 3 năm nay, thị trường Đông Dương và Myanmar đã chuyển về chịu sự quản lý của Apple Thái Lan. Cũng bởi vậy mà Retail phải xuất phát lại từ đầu quá trình tiếp xúc, thảo luận hợp tác với hãng.

apr-958896-1412986592.jpg

Khi Apple Thái Lan tiếp quản thị trường Việt Nam, đội Apple của FPT Retail hoàn toàn không biết phải liên hệ với ai để đặt vấn đề hợp tác. Cuối cùng, qua một số nguồn tin, FPT Retail cũng tìm ra được… một vài thông tin liên hệ.

Khó khăn ban đầu khi chỉ có manh mối là địa chỉ e-mail, cả đội không biết làm cách nào để họ cho FPT Retail vào "sort list" (danh sách lựa chọn), vì danh sách muốn hợp tác trực tiếp với Apple rất dài. Mọi người trong đội đã nghĩ nhiều cách, như nên thông qua Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan hay tự tìm phương án khác... Cuối cùng, cả đội quyết định tự lực cánh sinh, tự mình liên hệ văn phòng Apple Thái Lan.

"FPT Retail đã chủ động gửi cho họ một e-mail hẹn nói chuyện làm quen tại văn phòng của họ. Nghe thì đơn giản, nhưng việc này khó ở chỗ trong nội dung gói gọn của e-mail chỉ dài khoảng 9-12 dòng, phải giới thiệu được FPT Retail là ai, background thế nào, và quan trọng là lý do để Apple chọn FPT Retail", anh Bảo nói.

Sau khi gửi e-mail, Apple đã đồng ý để FPT gặp họ đúng 30 phút để nói chuyện tại Bangkok.

"Tôi còn nhớ trong buổi sáng đầu tiên trước khi đến văn phòng Apple Thái Lan. Hôm đó, toàn đội có 3 thành viên FPT Retail, khi ngồi trên taxi, anh chị em tự đặt mục tiêu với nhau là hôm nay làm thế nào để Apple cử người đưa đi thăm shop của họ là đã thành công bước đầu rồi. Kết quả, khi đến gặp chính thức, Apple đã tiếp FPT hơn… 2 giờ đồng hồ, hoàn toàn chỉ nói chuyện, không trình chiếu slide. Khi nói chuyện xong, đích thân CEO Apple khu vực Đông Dương cử một bạn giám đốc đưa nhóm đi ăn trưa và thăm các shop kiểu mẫu của họ. Đây là một dấu mốc quan trọng đầu tiên cho việc hợp tác thành công sau này", Giám đốc Trung tâm kinh doanh Apple nhớ lại.

Đúng một tuần sau buổi “say hello” tại Thái Lan”, Apple bay sang Việt Nam gặp lãnh đạo tập đoàn, lãnh đạo FPT Retail và tiếp tục các vòng đàm phán con thoi mang tính kỹ thuật sau đó, để FPT Retail chính thức trở thành đối tác nhập khẩu trực tiếp và được phép mở APR (Apple Premium Reseller - Đại lý ủy quyền cấp 1 của Apple).

Thực tế, khi Apple sang Việt Nam, họ không chỉ gặp riêng FPT mà cũng gặp cả những tên tuổi bán lẻ chính thức lớn ở thị trường Việt Nam. Nhưng Apple đã chọn FPT là đối tác cuối cùng được phép mở APR tại Việt Nam. Các đối tác lớn kia chỉ được mở đến mô hình CES (Consumer Electronic Stores).

Việc đàm phán với Apple có nhiều bước rất chi ly, phức tạp. Chẳng hạn, đơn vị phải làm việc với cả đội tài chính APAC của họ. Sau khi Apple Thái Lan chấp thuận, phía họ trình hồ sơ của FPT Retail cho Apple Singapore, nếu được, sẽ đi tiếp Apple Australia và cuối cùng là Apple World Wide tại Mỹ.

Trong suốt thời gian này, từng thành viên của nhóm Apple của FPT Retail phải tóm tắt những thông tin nền của đơn vị để họ chấp thuận… Kết quả là, từ tháng 3 đến tháng 9, sau 6 tháng bắt đầu đàm phán, lô hàng nhập khẩu chính thức đầu tiên đã được bán tại các cửa hàng của FPT Retail, đơn vị cũng được công nhận bằng e-mail của Apple về việc trở thành APR của hãng và hiện chỉ còn chờ hãng gửi hồ sơ bản cứng là hoàn tất.

Để chính thức trở thành APR, đơn vị cũng phải chờ mẫu của đội thiết kế Apple bên Mỹ để có bản thiết kế chi tiết cho cửa hàng, sau đó phải nhập khẩu toàn bộ nội thất về Việt Nam. "Việc này mất tầm 4 tháng. Nhưng điều quan trọng trước mắt là Apple chấp thuận cho FPT Retail mở shop theo guidelines chuẩn APR, và đã cấp account nhập khẩu APR cho đơn vị", anh Bảo nói.

Theo Phó Giám đốc Trung tâm kinh doanh sản phẩm Apple, FPT Retail, anh Nguyễn Thế Kha, Apple đặt ra tiêu chuẩn rất cao trong việc thiết kế và bài trí các sản phẩm tại cửa hàng, do đó, công việc này tại các APR đều phải tuân theo bản hướng dẫn chi tiết về thiết kế của hãng.

Về tổng thể, trong cửa hàng phải có các khu trưng bày riêng biệt cho từng nhóm sản phẩm. Chẳng hạn, vị trí các máy iMac, MacBook Pro, Macbook Air, iPad, iPhone, iPod được đặt ở đâu , (phụ kiện) ở vị trí nào đều do Apple quyết định. Vị trí đặt bảng giá, banner, tờ rơi, catalogue cũng phải theo đúng như thiết kế.

Về chi tiết, Apple cũng đưa ra những quy định hết sức cụ thể, như: trên các bàn trưng bày sản phẩm chỉ được để một loại sản phẩm, tuyệt đối không để cùng các sản phẩm khác; tại bàn trưng bày iPad sẽ đặt 4 máy, trong đó có hai sản phẩm The New iPad và hai sản phẩm iPad 2. Các dòng máy phải có đủ hai màu đen trắng để khách hàng tham khảo. “Khoảng các giữa các sản phẩm với nhau và bảng giá tới sản phẩm cũng theo quy định”, anh nói.

Quy định về quảng cáo của Apple đối với các sản phẩm mới càng ngặt nghèo. Tất cả hình ảnh, thông điệp quảng cáo liên quan đến sản phẩm mới đều bắt buộc phải tuân theo mẫu có sẵn mà Apple đặt ra hoặc phải được Bộ phận Marketing của Apple phê duyệt trước khi triển khai.

Ngoài ra, về quy tắc, sau khi bày các sản phẩm trên kệ, nhân viên của F.Studio hay các APR đều phải chụp lại toàn bộ hình ảnh của cửa hàng và gửi sang đại diện Apple vùng duyệt lại lần nữa. Đây là bước cuối cùng trong quy trình duyệt một điểm bán hàng của hãng. 

Về tổng thể, trong cửa hàng phải có các khu trưng bày riêng biệt cho từng sản phẩm. Chẳng hạn, vị trí các máy Mac, MacBook, iPad, iPhone, iPod được đặt ở đâu, phụ kiện ở vị trí nào đều do Apple quyết định. Vị trí đặt bảng giá, banner, tờ rơi, catalogue cũng phải theo đúng như thiết kế.

Về chi tiết, Apple cũng đưa ra những quy định hết sức cụ thể, như: trên các bàn trưng bày sản phẩm chỉ được để một loại sản phẩm, tuyệt đối không để cùng các sản phẩm khác; tại bàn trưng bày iPad sẽ đặt 4 máy, trong đó có hai sản phẩm The New iPad và hai sản phẩm iPad 2. Các dòng máy phải có đủ hai màu đen trắng để khách hàng tham khảo. “Khoảng các giữa các sản phẩm với nhau và bảng giá tới sản phẩm cũng theo quy định”, anh nói.

Quy định về quảng cáo của Apple đối với các sản phẩm mới càng ngặt nghèo. Tất cả hình ảnh, thông điệp quảng cáo liên quan đến sản phẩm mới đều bắt buộc phải tuân theo mẫu có sẵn mà Apple đặt ra.

Việc quảng cáo của các APR Việt Nam trước đây thuộc quản lý của đại diện Apple tại Hong Kong. Hiện nay, việc này do đại diện của họ ở Thái Lan đảm nhiệm. Trước đây, khi quảng bá sản phẩm tại Việt Nam, các APR có thể dịch ngôn ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt, nhưng kể từ khi đại diện Apple ở Thái Lan tiếp quản, ngôn ngữ sử dụng bắt buộc là tiếng Anh để tạo sự thống nhất giữa các nước. Ngoài ra, về quy tắc, sau khi bày các sản phẩm trên kệ, nhân viên của F.Studio hay các APR đều phải chụp lại toàn bộ hình ảnh của cửa hàng và gửi sang đại diện Apple vùng duyệt lại lần nữa.

Trong tháng 9, FPT Retail đã chính thức khai trương hai cửa hàng đại lý chính hãng cấp 1 của Apple tại Việt Nam với thương hiệu F.Studio by FPT ở Hà Nội và TP HCM. Với việc ra mắt này, FPT Retail hiện là một trong ba công ty được xây dựng hệ thống bán lẻ cao cấp nhất của hãng Apple - APR.

Là sự lựa chọn cuối cùng cho đại lý ủy quyền cấp cao nhất của Apple nhưng FPT cũng là công ty duy nhất có chuỗi bán lẻ với đầy đủ mô hình cửa hàng của Apple bao gồm: Cấp 1 là APR (Apple Premium Reseller), cấp 2 AAR (Apple Authorised Reseller) và CES (Consumer Electronic Stores).

Từ nay đến cuối năm, đơn vị sẽ khai trương hai cửa hàng APR mới nữa, nâng tổng số cửa hàng APR lên con số 4.

Thanh Nga

Ý kiến

()