Chúng ta

Google hỗ trợ tìm kiếm bằng giọng nói tiếng Việt

Thứ sáu, 5/7/2013 | 09:37 GMT+7

Google Now, công cụ tương tác bằng giọng nói, đã bắt đầu hiểu tiếng Việt để cho phép người dùng tra cứu thông tin mà không cần gõ bàn phím.
> Khi Google lấn sân viễn thông

Trước đó, dịch vụ tìm kiếm bằng giọng nói Voice Search của Google chỉ mới hỗ trợ tiếng Anh. Để ứng dụng chức năng mới, khách hàng cần chuyển ngôn ngữ của máy Android về tiếng Việt để Google Voice Search được kích hoạt.

d

Google Voice Search nhận diện tiếng Việt tương đối chính xác. Ảnh: Tuấn Hưng.

Khả năng nhận dạng tiếng Việt của Google Voice Search là khá tốt, phần lớn nội dung tìm kiếm đưa ra đều được nhận dạng chính xác. Đặc biệt là nếu bạn đọc một cụm từ mà Google nhận thấy đó là trang web, nó sẽ thay thế nó bằng nội dung đó. Ví dụ như nói "chúng ta chấm vi en" thay bằng gõ "chungta.vn" rất tiện lợi.

d

Trang Chungta.vn tìm bằng giọng nói. Ảnh: Đức Luân.

Tương tự như vậy với nói tiếng Việt các cụm từ: VnExpress.net, Fpt.vn, FPT Telecom...

d

Trang VnExpress.net cũng tìm được bằng tiếng Việt. Ảnh: Đức Luân.

Thay vì phải gõ từ khóa, người dùng chỉ cần đọc câu lệnh trên thiết bị Android 2.0 trở lên như cách trò chuyện thông thường. Để sử dụng, họ chỉ cần kích hoạt Google Now, chuyển sang ngôn ngữ tiếng Việt, sau đó nhấn vào biểu tượng microphone trên thanh tìm kiếm Google và nói yêu cầu của mình.

Câu lệnh được xử lý trên công nghệ đám mây, không phải trong điện thoại của người dùng nên hoạt động nhanh và ngày càng hoàn thiện theo thời gian (càng nhiều người dùng, công cụ càng 'hiểu' hơn và nhận diện tốt hơn). Tính năng này đặc biệt hữu ích khi người dùng có những câu hỏi dài, khi đang lái xe, khi tay đang bận xử lý việc khác...

d

FPT Telecom khi được tìm bằng giọng nói. Ảnh: Đức Luân.

Cùng với chức năng nhận diện giọng nói, Google đã giới thiệu 2 công cụ tìm kiếm mới dành cho ngôn ngữ tiếng Việt là Knowledge Graph (Sơ đồ Tri thức) và Google Handwrite (Tìm kiếm bằng chữ viết tay). Đại diện của Google khẳng định điều này thể hiện cam kết của họ trong việc nâng cao trải nghiệm tìm kiếm cho người dùng Việt Nam.

Sơ đồ Tri thức (Knowledge Graph)

Sơ đồ Tri thức là phần thông tin tổng hợp về mỗi nhân vật, địa điểm, đồ vật... mà con người tìm kiếm. Chẳng hạn, khi gõ Trương Gia Bình, Google hiểu đó là một người nổi tiếng nên bên cạnh các đường link thông thường, công cụ này hiển thị phần dữ liệu ngắn gọn để người dùng dễ hình dung hơn.

d

Thông tin về Chủ tịch FPT Trương Gia Bình qua Sơ đồ Tri thức của Google. Ảnh: Đức Luân.

Hệ thống điện toán khổng lồ của Google được sử dụng trong Knowledge Graph cho phép kết nối những chuỗi thông tin trên kho cơ sở dữ liệu phức tạp, từ đó đưa ra thông tin phù hợp nhất với yêu cầu tìm kiếm của người dùng. Knowledge Graph lần đầu ra mắt cho người dùng tiếng Anh vào tháng 8/2012 và từ đó đã được phát triển sang nhiều ngôn ngữ khác, trong đó có tiếng Việt.

Tra Google bằng chữ viết

d

Trên thiết bị Android, chức năng này hoạt động tốt nhất ở trình duyệt Chrome. Ảnh: Tuấn Hưng.

Nếu không muốn bàn phím ảo che mất một nửa màn hình, người sử dụng có thể chọn chế độ tra cứu bằng chữ viết. Họ chỉ cần truy cập công cụ tìm kiếm, vào mục Settings ở ngay dưới màn hình, kích hoạt "Handwrite". Sau đó, nhấn vào biểu tượng Handwrite ở phía dưới bên phải màn hình để bắt đầu viết ở bất cứ vị trí nào (không cần ở đúng ô tìm kiếm). Trên thiết bị Android, chức năng này hoạt động tốt nhất ở trình duyệt Chrome.

Các bước cài đặt Google Now:

- Tải Google device policy về máy.

- Remove Account Google hiện tại.

- Mở Google device policy rồi add lại Account.

- Vào lại Voice setting chọn ngôn ngữ thì sẽ thấy tiếng Việt.

Na Vy

Ý kiến

()