Chúng ta

Quay vòng lịch sử Halloween

Thứ tư, 31/10/2012 | 14:10 GMT+7

Halloween, lễ hội ma quái được bắt nguồn từ Celt, dân tộc sống cách đây hơn 2.000 năm trên các vùng đất bây giờ là Anh quốc, Ái Nhĩ Lan và miền Bắc nước Pháp.
> Sinh viên FPT thích làm... ma / Kỳ thú Halloween bốn phương

Từ xa xưa Halloween đã trở thành một trong những lễ hội được chào đón nhất trong năm.

Vào khoảng 800 năm trước Công nguyên, người Tây Âu coi mặt trời là vị thần tối thượng tạo ra công việc, giúp mùa màng sinh sôi và làm trái đất trở nên tươi đẹp. Vì vậy, vào ngày 31/10 hằng năm người Celtic (thuộc vùng Bắc nước Pháp - Anh bây giờ) tổ chức ngày lễ đánh dấu sự kết thúc mùa hè và bắt đầu mùa đông "đầy bóng tối và lạnh giá". Họ cho rằng trong mùa đông thần mặt trời bị Samhain - “chúa tể của cái chết và hoàng tử của bóng đêm” giam cầm. Vào thời gian này, linh hồn những người đã chết xuất hiện dưới hình hài của con mèo đen để tìm cách quay trở lại cuộc sống. Chính vì vậy, mèo đen trở thành biểu tượng của lễ hội Halloween. Và ngày hội Halloween được gọi là ngày lễ Samhain (gieo trồng).

Đèn

Đèn bí ngô đã trở thành biểu tượng không thể thiếu trong Halloween. Ảnh: S.T.

Halloween có tên gốc là All Hallows'Eve, có nghĩa là đêm trước Ngày lễ các thánh. "Hallow" là một từ tiếng Anh cổ có nghĩa là "thánh" và cuối cùng đổi là Halloween như chúng ta biết ngày nay.

Người Celtic tổ chức kỷ niệm năm mới với lễ hội Samhain. Vào thời gian này, vị thần của mùa xuân và mùa hè không còn ngự trị và nhường chỗ cho thần Chết. Lễ hội bắt đầu vào ngày 1/11, khi linh hồn của người chết quay trở lại nhà người thân để xin thức ăn và nước uống. Trong suốt đêm lễ thánh Hallow’s Eve, diễn ra vào đầu mùa đông - thời điểm kết thúc một năm, các xác chết đi lại tự do.

Người xưa kể lại, vào ngày lễ Samhain linh hồn của người chết trong năm trước sẽ tìm đến một thể xác khác để bắt đầu cuộc sống mới trong năm tiếp theo. Tuy nhiên, người sống không muốn linh hồn người chết nhập vào mình, vì thế vào ngày 31/10 dân làng dập tắt lửa trong nhà để làm cho nhà cửa lạnh lẽo và tẻ ngắt. Sau đó họ hoá trang thành ma cà rồng và lặng lẽ đi vòng quanh nhà hàng xóm vẻ hăm dọa để xua đuổi những hồn ma tìm thể xác.

Cùng với phong trào di cư để tránh nạn thiếu khoai tây của người Ireland sang Mỹ những năm 1840, lễ hội Halloween được du nhập vào đất nước này cùng trò như lật ngược nhà vệ sinh và tháo cổng ra vào.

Trẻ em Phương Tây rất háo hức với trò T mỗi Halloween. Ảnh: S.T.

Trẻ em phương Tây rất háo hức với trò Trick for treat trong mỗi dịp Halloween. Ảnh: S.T.

Tuy nhiên, ngày hội "lừa phỉnh" được cho là bắt nguồn từ một phong tục gọi là tục "cầu hồn" của người Châu Âu ở thế kỷ thứ 9. Ngày 2/11 hằng năm, người Thiên chúa giáo đi từ làng này sang làng khác xin "bánh cầu hồn". Đây là những chiếc bánh hình vuông làm từ bánh mỳ và nho Hy Lạp. Người đi xin nhận được càng nhiều bánh thì họ càng cầu được cho nhiều linh hồn người thân của gia chủ siêu thoát.

Ở Anh trước đây, đêm Halloween từng được gọi là Nutcrack Night hay Snap Apple Night tức là một đêm dành cho gia đình ngồi bên đống lửa hồng để nghe kể chuyện, ăn trái cây. Những người nghèo đi ăn xin (a-souling) thường được cho một thứ bánh gọi là bánh linh-hồn (soulcakes) với điều kiện họ phải cầu nguyện cho người chết.

Đêm của người Anh. Ảnh: S.T.

Đêm Snap Apple Night của người Anh. Ảnh: S.T.

Lễ hội Halloween là kết quả của nhiều sự biến đổi trong hàng thế kỷ. Song giờ đây, các ngày lễ trong mùa Halloween không còn mang ý nghĩa tôn giáo mà mọi người đều coi đó là lễ hội vui chơi với những quả táo của lễ hội Pomona, con mèo đen của lễ hội Sanhaim và những con ma, bộ xương của ngày lễ các thánh và các linh hồn, All Saint's Day và All Soul's Day.

Tại Việt Nam, không có Halloween như các xứ Bắc Mỹ, nhưng trong truyền thống của người Việt và dân Á châu nói chung, lễ cúng cô hồn (rằm tháng 7) có lễ cũng tương tựa như Halloween.

Những trò chơi truyền thống trong lễ Halloween

Trick for treat: Trong suốt lễ hội Samhain, vị thần Druids cho rằng người chết sẽ tìm đến lừa, gây hoang mang, lo sợ và phá hoại con người. Những hồn ma đi lại ăn xin và đến nhà nào, gia chủ phải cung cấp thức ăn cho chúng. Chính vì thế, trong tuần lễ Halloween, trẻ em phương Tây rất hứng thú với trò "gõ cửa xin ăn" này. Chúng mặc trang phục hóa trang và đeo mặt nạ rồi đi từ nhà này qua nhà khác, gõ cửa để gặp chủ nhà và nói câu "trick-or-treat". Câu này có nghĩa là: "Nếu muốn chúng tôi không chơi xấu thì hãy đãi chúng tôi cái gì đi". Để tránh bị phiền toái, chủ nhà đãi chúng kẹo, bánh trái và cả cho tiền nữa.

"Đớp táo": Khi người Celtic bị La Mã đánh chiếm, nhiều phong tục của người La Mã theo đó cũng du nhập vào đất nước này, trong đó có lễ hội thờ nữ thần mùa màng Ponoma. Vị thần này thường "ẩn náu" trong giỏ hoa quả. Quả táo là một thứ hoa quả linh thiêng dùng để thờ cúng thần linh, do đó nhiều trò chơi có liên quan đến loại quả này xuất hiện trong lễ hội Samhain.

Lễ hội đèn lồng (đèn bí ngô Jack - O’- Lantern): Bắt nguồn từ tập quán của người Ireland. Theo truyền thuyết kể lại, Jack là người nổi tiếng vì nghiện rượu và tư chất thông minh. Anh đã lừa con quỷ Satan trèo lên ngọn cây, sau đó khắc hình một chữ thập lên gốc cây và trói con quỷ trên đó. Jack thoả thuận với con quỷ nếu nó không trêu chọc anh 10 năm nữa thì anh sẽ thả nó xuống. Chẳng bao lâu sau đó Jack chết. Hồn ma (wraith) của Jack đến gõ cửa thiên đường (gates of heaven) nhưng thượng đế không nhận vì những vụ lừa đảo (tricks) của anh với quỉ dữ khiến thượng đế nghĩ rằng không thể cho một một kẻ quá tinh quái như vậy lên cõi trời (heaven). Khi xuống đến địa ngục (reached hell) gặp quỉ Satan, vì giữ lời hứa không bắt hồn Jack nên quỉ đuổi anh đi nhưng vẫn thương hại nên cho Jack một cục than hồng để dò đường trong đêm tối (find his way in the darkness). Jack bỏ cục than cháy đỏ vào trong một củ khoai tây thối làm đèn và cứ luẩn quẩn khắp cõi dương gian.

Trẻ em ở Ireland thường chơi trò đục khoét củ khoai tây và bí đao trong lễ hội Halloween. Nhưng khi di cư sang Mỹ, người ta phát hiện quả bí ngô sáng hơn bí đao nên sau này đèn lồng ở Mỹ được trang trí bằng quả bí ngô có cục than hồng bên trong.

Thu Thủy (tổng hợp)

Ý kiến

()