Chúng ta

'Khi viết sử ký, cảm xúc cứ tuôn trào'

Thứ năm, 6/6/2013 | 17:00 GMT+7

"Ban tổ chức nên đưa thêm hình thức viết sử ký bằng nhạc hay sản phẩm phần mềm đúng sở trường của dân công nghệ như FPT Software để khuyến khích mọi người tự do sáng tạo", Đào Quang Huy, FSU1.BU2, bày tỏ.
> Xuất hiện ảnh chế sử ký FPT / ĐH FPT trao thưởng 'khủng' cho CBNV viết sử ký

a

CBNV FPT Software xôn xao bàn tán quyết định bổ sung về sử ký của Chủ tịch Hoàng Nam Tiến.

Cùng với quyết định trừ thưởng của Tập đoàn, khi Chủ tịch FPT Software đưa ra quy định thưởng, phạt CBNV đơn vị theo level, lượng bài sử ký nộp về đầu mối tăng vọt. Sử ký đã trở thành chủ đề được bàn tán sôi nổi ở đơn vị mấy ngày qua.

Anh Đào Quang Huy, FSU1.BU2, cho biết: "Khi biết được quyết định trừ, lập tức mình sáng tác một bài thơ về dân IT. Vì không có khiếu văn chương nên phải mất nửa ngày mới hoàn thành xong tác phẩm. 

a

Tuy nhiên, nhiều người thích thú vì được tự do sáng tạo với nhiều hình thức và thể loại khi tham gia viết sử ký.

Trước khi viết, anh Huy bị bó gọn trong hai hình thức thể hiện là thơ và văn xuôi nên đành lựa chọn thơ "cho dễ thể hiện". Đã hoàn thành xong nhiệm vụ nên anh không mấy quan tâm với quyết định bổ sung của Chủ tịch Hoàng Nam Tiến, đặc biệt là quy định xử phạt theo level.

Tuy nhiên, anh rất tâm đắc với cách mà Chủ tịch Hoàng Nam Tiến cho phép nhân viên tự do sáng tạo với nhiều hình thức và thể loại khi tham gia viết sử ký. Xuất phát từ suy nghĩ của bản thân, anh Huy cho rằng: "Nếu có thể bổ sung thêm hình thức sáng tác nhạc, chế thơ STCo, đặc biệt là viết phần mềm cho sử ký chẳng hạn sẽ phù hợp với dân lập trình như anh". Anh còn có ý tưởng về viết phần mềm giúp CBNV nộp bài mà không phải gửi qua e-mail, Ban tổ chức có thể dễ đọc, lọc và thống kê tốt hơn.

Muốn khai thác thế mạnh của dân lập trình, Nguyễn Đức Thuần, FSU1.BU9, cũng đang nghĩ về việc viết phần mềm để chế thơ và ảnh hài hước theo phong cách STCo. Do đặc thù công việc và bận vì khách hàng đang đốc thúc nên cậu vẫn chưa có tâm trí đặt bút để viết sử ký dù hạn nộp đã cận kề.

a

Anh Thuần cũng nghĩ đến việc bắt tay vào viết một phần mềm để chế ảnh theo phong cách STCo.

Chia sẻ về quyết định bổ sung về việc thưởng phạt theo level của đơn vị, anh Thuần cho rằng: "Quyết định này không khác nhiều về bản chất so với quy định của tập đoàn khi vẫn trừ thưởng của nhân viên. Nên chăng chỉ khuyến khích bằng thưởng chứ không nên đặt vấn đề phạt, dễ khiến CBNV bị áp lực".

Anh Thuần cũng nghĩ đến việc bắt tay vào viết một phần mềm để chế ảnh theo phong cách STCo. Phần mềm "handmade" này sẽ giúp mọi người chỉnh sửa và biến hóa một bức ảnh thành ra ngộ nghĩnh theo đúng bản sắc của công ty.

Khá giống với tâm trạng của anh Huy, chị Nguyễn Thanh Tú, FSU1.BU2, cũng tự tin hơn khi nhiệm vụ đã hoàn thành với bài thơ dài 4 câu, có nội dung tóm tắt về quãng thời gian 7 năm làm ở FPT Software của chị.

Là lão làng ở FPT, chị Tú không còn xa lạ với việc thưởng phạt khi không viết sử ký. Chị cho biết, dịp FPT Software kỷ niệm 10 năm, anh Nguyễn Thành Nam cũng khởi xướng viết sử ký về chuyện phần mềm và ai không viết cũng bị phạt 200.000 đồng.

Theo chị Tú, sau quyết định của Chủ tịch FPT Software, mọi người gửi bài nhiều hơn với tâm lý thoải mái chứ không phản ứng như trước. Chị cũng rất tán thành với quyết định sung quỹ từ thiện tiền phạt vì đây cũng là một truyền thống đẹp ở FPT Software.

a

Nguyễn Ngọc Giang, FSU1.BU2, đã dành một tiếng đồng hồ vào buổi tối để viết bài sử ký.

Sau bữa cơm tối, Nguyễn Ngọc Giang, FSU1.BU2, đã dành một tiếng đồng hồ để viết bài sử ký. Dù làm ở FPT Software 6 năm nhưng vì không quen với việc viết lách nên anh đã rất cố gắng tập trung để hoàn thành bài viết của mình.

"Viết sử ký là đề cập đến lịch sử, đặc điểm, bản sắc của công ty, vì vậy với CBNV vào công ty dưới một năm sẽ khó có tư liệu để chắp bút", anh chia sẻ.

Theo anh Giang, sử ký là cần thiết với công ty công nghệ có lịch sử và bản sắc như FPT. Tuy nhiên, cần khuyến khích bằng cách thức sáng tạo như tạo phong trào thi đua để cộng điểm thưởng cuối năm cho các đơn vị, như vậy sẽ khiến mọi người hào hứng hơn.

a

Theo Hiền, đồng nghiệp xung quanh chị có người giàu cảm xúc và câu chuyện để chia sẻ nên sẵn sàng viết vài bài tham gia.

Lê Thị Hiền, FSU1.BU2, cho rằng, nếu không có động lực từ việc trừ thưởng thì rất khó bắt mọi người vượt qua tâm lý ngại cầm bút dù ai cũng có thể có câu chuyện của mình.

Theo Hiền, những đồng nghiệp xung quanh đều giàu cảm xúc và có nhiều câu chuyện để chia sẻ nên sẵn sàng viết nhiều bài. Vì thế, thay vì bắt mọi người phải viết thì nên khuyến khích những người có nhiều câu chuyện viết tích cực hơn.

a

Bài sử ký của anh Hà xoay quanh câu chuyện anh từng 2 lần onsite ở Mỹ.

Phạm Thái Hà, FSU1.BU9, thì chia sẻ, ban đầu anh cũng ngại viết nhưng khi đã bắt đầu thì cảm xúc lại tuôn trào.

Bài sử ký của anh xoay quanh câu chuyện anh từng hai lần onsite ở Mỹ. Anh như sống lại trong cảm xúc của thước phim quay chậm về khoảnh thời gian đáng nhớ đó.

Theo anh, quyết định của anh Tiến đưa ra mang tính răn đe và khuyến khích vừa đủ tạo cảm hứng cho anh em viết bài một cách tự nguyện và không oán trách.

Bài, ảnh: Lưu Vân

Ý kiến

()