Chúng ta

'Bằng khen có giá trị nhất là tình cảm của đồng nghiệp'

Thứ hai, 13/8/2012 | 06:57 GMT+7

Từ lúc còn học mẫu giáo cho tới khi đi làm, anh Đỗ Đình Hùng, cán bộ vật vư của FPT Telecom miền Trung, đều không có tấm bằng khen nào. Với anh, bằng khen có giá trị nhất chính tình cảm của đồng nghiệp.
> Nét chấm phá về Trưởng ban Nhân sự FPT / 'Đằng sau vẻ lạnh lùng là trái tim ấm áp' / 'Đừng nên đánh giá một người ở vẻ bề ngoài' / Cô nữ sinh có nghị lực phi thường

Trong quãng đời đi học, tôi luôn quan niệm: “Bằng khen chỉ là cái khuyến khích, tri thức mới là trái tim của nhân loại”.

Ra trường, sau hai tháng “phượt” thư giãn, tôi khăn gói lên đường ra Đà Nẵng gia nhập FPT. Với một đứa lơ ngơ như tôi, FPT như một khách sạn ngàn sao lung linh, huyền ảo và "đầy mùi" của giới thượng lưu.

Với hình dung đó, bước vào công ty với váy công sở, với sảnh phòng khách sực nức mùi nước hoa, với văn phòng những trai xinh gái đẹp bận bịu với công việc, với báo cáo, tôi tự tin với ngày đầu đi làm của mình, hăm hở tham gia sinh nhật của công ty. Vì ngày đi làm đầu tiên của tôi là 13/9 cũng là ngày sinh nhật của tập đoàn.

Một tháng đầu, tôi bù đầu với những báo cáo, quy trình, hợp đồng - công việc tồn đọng của nhân sự mà đàn chị đi trước nghỉ việc giao lại. Tôi nhận ra rằng, không quan trọng công ty thế nào, quan trọng là bạn có đam mê công việc bạn đang làm hay không.

a

Với anh Hùng, bằng khen có giá trị nhất chính tình cảm của mọi người dành tặng. Ảnh: NVCC.

Người có ảnh hưởng và làm tôi khâm phục nhiều nhất chính là anh Hùng. Anh từng là Trưởng phòng Kỹ thuật, chuyển công tác qua nhiều chi nhánh và bây giờ anh là cán bộ vật tư của FPT Telecom miền Trung.

Tôi tâm đắc nhất với câu nói của anh: “Từ nhỏ đến lớn anh chả có cái bằng khen nào. Thế nhưng anh chẳng quan tâm đến cái hư danh làm gì. Mình làm việc hết mình thì người ta công nhận”.

Anh là người đầu tiên bày cho tôi cách làm việc hiệu quả như thế nào, là người chia sẻ cho tôi những kinh nghiệm của mình. Tôi cảm thấy yêu công việc hơn và rút ra được nhiều bài học.

Với tôi, anh giống như một người đi ngược lại tất cả quy luật sống hiện nay. Anh ăn nói thẳng tính, có thể giơ tay nói thẳng với sếp rằng: “Anh phân thêm việc cho em, em rảnh quá” và khả năng “ăn chơi nhưng biết điểm dừng”.

Công việc của anh tưởng chừng không có gì hết nhưng thực ra rất quan trọng. Việc mua hàng hóa, mua vật tư cho cả 8 chi nhánh miền Trung đâu phải đơn giản. Anh phải dự đoán được chi nhánh cần bao nhiêu vật tư, thừa thiếu ra sao. Mà thừa thì không sao, chứ thiếu thì e-mail tới tấp, trách móc hết lời.

Công việc của anh giống như công việc của tôi, cố gắng hết sức làm vừa lòng mọi người để rồi mình kiệt sức. Trong đầu anh lúc nào cũng tính toán về hàng hóa.

Khi làm việc và tâm sự nhiều hơn với anh, tôi nhận ra anh sống rất tình cảm sau vỏ bọc cọc cằn, khó tính của anh hằng ngày trên công ty. Những lúc làm việc, đôi khi căng thẳng quá anh rất hay nóng tính. Vì vậy, trong thời gian làm việc, tôi thấy rất ít khi anh cười. Nhưng những lúc thoát khỏi công việc, anh trở lại chính con người thật của mình, muốn quan tâm, chăm sóc, trò chuyện cùng ai đó.

Anh có duyên kể chuyện cười, rất thu hút người nghe và làm mọi người cảm thấy thoải mái.

Sếp và các anh chị em trong đơn vị luôn công nhận khả năng của anh. Với anh, bằng khen có giá trị nhất chính tình cảm của mọi người dành tặng.

Nguyễn Hồng Quý Minh 

Dù đã hết hạn gửi bài dự thi "Viết về đồng đội" từ 30/6 nhưng Ban tổ chức vẫn tiếp tục nhận các bài viết ở địa chỉ dongdoi@fpt.com.vn và sẽ có các giải thưởng khuyến khích CBNV tham gia cuộc thi này.

Ý kiến

()