Chúng ta

‘Công nghệ sẽ là ngành quan trọng tạo ra của cải’

Thứ năm, 23/10/2014 | 10:25 GMT+7

Chủ tịch Trương Gia Bình khẳng định FPT tập trung chủ yếu vào phần mềm và công nghệ nhưng sẽ phối hợp với các doanh nghiệp cung cấp thiết bị trong một hệ sinh thái chung.
> Chủ tịch FPT là diễn giả tại sự kiện CNTT lớn nhất châu Á

Chia sẻ trong Hội nghị đầu tư với chủ đề "Công nghệ, túi tiền và tương lai kinh doanh" do Tạp chí Nhịp cầu Đầu tư tổ chức tại Sheraton Sài Gòn sáng 22/10, Chủ tịch Trương Gia Bình đã chỉ ra 3 xu hướng công nghệ sẽ thay đổi thế giới kinh doanh là Dữ liệu lớn (Big data), Điện toán đám mây (Cloud Computing) và Di động (Mobility).

“Thế giới đang chuyển dịch sang kỷ nguyên thông minh của ‘Nền kinh tế công nghiệp kỹ thuật số’ với những cơ hội lớn chưa từng có. Mỗi công ty đều chuyển mình trở thành công ty công nghệ, mỗi doanh nhân đang trở thành người ‘lãnh đạo số’ và mỗi người đang trở thành một công dân số”.

“Công nghệ: Túi tiền và tương lai kinh doanh” - Hội nghị Đầu tư thường niên lần thứ 7 của Nhịp cầu Đầu tư - lần đầu tiên đề cập đến vấn đề công nghệ nhằm giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Việt thấu hiểu những xu hướng công nghệ sẽ tác động mạnh nhất đến các mô hình kinh doanh hiện tại. Sự kiện diễn ra sáng 22/10 tại khách sạn Sheraton Sài Gòn.

“Công nghệ: Túi tiền và tương lai kinh doanh” - Hội nghị Đầu tư thường niên lần thứ 7 của Nhịp cầu Đầu tư - lần đầu tiên đề cập đến vấn đề công nghệ nhằm giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Việt thấu hiểu những xu hướng công nghệ sẽ tác động mạnh nhất đến các mô hình kinh doanh hiện tại.

Anh Bình đặc biệt nhấn mạnh đến xu hướng SMAC - Social (Xã hội), Mobile (Di động), Analytics (Phân tích, dựa trên Dữ liệu lớn) và Cloud (Đám mây). Chủ tịch FPT cho biết, mục tiêu của tập đoàn là sẽ tiên phong trong công nghệ SMAC, dẫn đầu trong dịch chuyển lên điện toán đám mây.

“Với Microsoft, công nghệ nền tảng của SMAC đã được khởi thảo và FPT mong muốn cùng tất cả doanh nghiệp đang sử dụng những chương trình, dịch vụ của Microsoft chuyển lên điện toán đám mây”, anh Bình kỳ vọng và thông tin FPT cũng sẽ tự đưa ra các giải pháp SMAC của riêng tập đoàn để cung cấp cho doanh nghiệp Việt Nam cũng như các đối tác toàn cầu.

Anh Bình tiết lộ, FPT đã có những ứng dụng Big data được áp dụng như eClick dùng cho hệ thống báo VnExpress, hoạt động thương mại điện tử trên trang Sendo.vn và cả trong hoạt động quản trị nội bộ.Việc áp dụng Big data vào các hoạt động quản trị nội bộ đã giúp FPT tiết kiệm tới 30% chi phí”.

“Tập đoàn FPT có sản phẩm công nghệ nào hỗ trợ quản lý hành chính công và chi tiêu chính phủ hiệu quả?”, bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch REE, đặt câu hỏi. Theo anh Bình, hiện FPT đã có sản phẩm hỗ trợ quản lý hành chính công minh bạch và hiệu quả. “Đó là sản phẩm hóa đơn điện tử giúp giảm thời gian, chi phí cho các doanh nghiệp đồng thời công tác quản lý cũng dễ dàng, tiết kiệm, tiện dụng và minh bạch hơn”, anh hồi đáp.

d

Hội nghị có phần trình bày về 3 xu hướng công nghệ sẽ thay đổi thế giới kinh doanh và 3 chủ đề gồm: Big data: Google đã thành công như thế đó, còn doanh nghiệp của bạn thì sao?; Cloud computing: Kẻ làm nên cuộc cách mạnh trong quản trị doanh nghiệp; và Mobility: Trái đất xoay xung quanh màn hình smartphone. Chủ tịch FPT trình bày về 3 xu hướng công nghệ sẽ thay đổi thế giới kinh doanh.

Đồng quan điểm, bà Nguyễn Phương Anh, Giám đốc Điều hành Zalora.vn cũng cho rằng, mặc dù bất động sản là lĩnh vực kinh doanh đặc thù nhưng khi tiếp thị, phân phối các sản phẩm đều có thể áp dụng công nghệ số để đạt hiệu quả kinh doanh. “Doanh nghiệp có thể giúp khách hàng trải nghiệm căn hộ thông qua không gian điện tử hay khách hàng có thể tìm kiếm đất đai thông qua công nghệ số”, CEO Zalora.vn gợi ý.

Theo diễn giả Nguyễn Bá Quỳnh, Phó Chủ tịch Cấp cao, Trưởng Bộ phận Tái cấu trúc Toàn cầu, Ngân hàng HSBC, để áp dụng những công nghệ này cần phải đi từng bước một. “Việc áp dụng công nghệ tại Việt Nam cũng không ít khó khăn, trở ngại; và trước mắt yêu cầu đặt ra là các lãnh đạo doanh nghiệp phải trở thành lãnh đạo số. Tuy nhiên, ở Việt Nam thường có tâm lý e ngại, phải thành công 100% rồi mới bắt đầu làm”, ông Quỳnh khẳng định và cho biết nước ta còn rất thiếu nhân tài trong lĩnh vực này cũng như độ an toàn bảo mật còn nhiều vấn đề.

d

Chủ đề đầu tiên là  Big data: Google đã thành công như thế đó, còn doanh nghiệp của bạn thì sao? có anh Trương Gia Bình; bà Nguyễn Phương Anh, Giám đốc Điều hành Zalora.vn và ông Nguyễn Bá Quỳnh, Phó Chủ tịch Cấp cao, Trưởng Bộ phận Tái cấu trúc Toàn cầu, Ngân hàng HSBC là diễn giả. Tiến sĩ Đinh Lê Đạt, Chuyên gia Big Data/Data-Driven Marketing của Ban công nghệ FPT là người điều phối phiên thảo luận.

Dẫn số liệu nghiên cứu mới được Garner công bố, anh Đinh Lê Đạt, Ban Công nghệ FPT, người đóng vai trò điều phối phiên thảo luận cho biết, số hóa sẽ thay đổi mạnh mẽ thị trường CNTT nhờ “Internet trong mọi sự vật” (IoT). Theo Gartner, trong năm 2009, trên thế giới đã có 2,5 tỷ thiết bị được kết nối internet với địa chỉ IP duy nhất, đa phần là điện thoại di động và máy tính. Đến năm 2020, con số này sẽ lên đến 30 tỷ thiết bị mà hầu hết trong số đó là sản phẩm tiêu dùng.

“Điều đó tạo nên một nền kinh tế mới với ước tính doanh thu lên tới 1.900 tỷ USD vào năm 2020, đóng góp cho một loạt ngành như nội dung số, y tế, bán lẻ và giao thông. Vào năm 2017, các thiết bị thông minh như điện thoại di động, máy tính bảng và máy tính di động siêu mỏng sẽ chiếm hơn 80% chi phí thiết bị”, anh Đạt nhận định. Anh dự đoán trong vòng 4 năm tới, doanh số kinh doanh quảng cáo online toàn cầu sẽ tăng gấp đôi. Người dùng sẽ truy cập nội dung từ nhiều màn hình, các màn hình mobile sẽ dần thay thế các màn hình lớn.

s

Câu hỏi của bà Mai Thanh, Chủ tịch REE, khiến cử tọa và diễn giả cười vang.

Riêng với Big data, thông tin từ thảo luận cho thấy, trong 10 công ty lớn triển khai thì tỷ lệ thành công chiếm tỷ trọng nhỏ. Đây cũng là bài toán đặt ra cho các doanh nghiệp trước khi quyết định triển khai, cũng như cần có những tầm nhìn chiến lược để việc áp dụng là hiệu quả và tiết kiệm.

Trước đó, cuộc khảo sát 768 nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cho thấy Cloud và Mobility được đánh giá sẽ là động lực phát triển công nghệ, tạo cơ hội cho nhiều mô hình kinh doanh mới ra đời.

Theo lãnh đạo FPT, tập đoàn Alibaba (Trung Quốc) vừa niêm yết đã vượt xa các tập đoàn danh tiếng trên thế giới, và Việt Nam đã có những triệu phú trẻ như cựu sinh viên ĐH FPT Võ Thanh Quảng - người sáng lập trang HaiVL - mới 25 tuổi đã sở sữu số tiền 33 tỷ đồng. “Chúng ta phải nhanh chóng tiếp cận công nghệ để tạo ra giá trị lớn”, anh Bình khẳng định và gợi ý, để sử dụng công nghệ hiệu quả, phải bắt đầu từ việc hiểu vai trò của công nghệ trong việc cải thiện tình hình giao thông, giáo dục, kinh doanh của các doanh nghiệp.

d

Chủ tịch FPT trả lời phỏng vấn giới truyền thông trong giờ giải lao.

“Thế giới đang trở trên phẳng và các doanh nghiệp cạnh tranh không biên giới. Việt Nam cũng nhanh chóng bắt kịp và hòa mình cùng xu hướng mới này của thế giới. Hy vọng với những tiềm lực và sự chú trọng đầu tư cho CNTT, ngành công nghệ Việt Nam sẽ là phương thức sản xuất quan trọng để tạo ra của cải trong xã hội”, Chủ tịch FPT đặt niềm tin.

Nguyên Văn

Ý kiến

()